Sinh viên là một bộ phận của thanh niên - tầng lớp đặc biệt của xã hội, có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Sinh viên Đại học Thái Nguyên mang đầy đủ những đặc điểm chung của sinh viên Việt Nam, là những người có trình độ học vấn nhất định, luôn có nhu cầu sáng tạo, tìm tòi cái mới, chinh phục, giàu trí tưởng tượng, nhiều ước mơ, hoài bão, luôn muốn tự khẳng định bản thân, luôn mong muốn nâng cao trình độ học vấn, có nhu cầu cao về tình bạn, tình yêu, thích giao lưu và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội, là lứa tuổi dồi dào thể lực. Sinh viên đã biết quan tâm đến vấn đề lập thân, lập nghiệp của bản thân và đã bắt đầu ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của một
công dân đối với Tổ quốc. Tuy nhiên, là lực lượng tuổi đời còn trẻ, đang định hình về mặt nhân cách, chưa từng trải, thiếu kinh nghiệm sống, sinh viên còn những hạn chế nhất định như bồng bột, chủ quan, thiếu thực tế, chuộng hình thức, ích kỷ cá nhân, dễ bị dao động, bị chi phối bởi tác động mặt trái của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa. Vì vậy, sinh viên dễ bị kích động, bị lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động thiếu lành mạnh, ảnh hưởng xấu quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Bên cạnh những đặc điểm chung của sinh viên cả nước, do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du, miền núi phía Bắc, sinh viên Đại học Thái Nguyên còn có những đặc điểm sau:
Một là, sinh viên Đại học Thái Nguyên đến từ nhiều nơi trong cả nước.
Do Đại học Thái Nguyên là một đại học vùng nên sinh viên đến từ rất nhiều nơi, chủ yếu là các tỉnh khu vực trung du, miền núi phía Bắc và các vùng lân cận như: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội và các tỉnh khu vực miền trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Mỗi vùng miền có văn hóa, lối sống, phong tục khác nhau. Nên việc tập hợp, đoàn kết sinh viên gặp nhiều khó khăn. Đa số sinh viên sống xa gia đình nên sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của gia đình chưa được thường xuyên. Sự đa dạng về vùng, miền cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên.
Hai là, sinh viên Đại học Thái Nguyên thuộc nhiều dân tộc khác nhau, nhận thức và trình độ không đồng đều. Theo số liệu thống kê của Đại học Thái
Nguyên năm học 2017 - 2018, thì số lượng sinh viên là người dân tộc thiểu số chiếm gần 40% sinh viên [34, tr.15], thuộc các dân tộc khác nhau như: Tày (chiếm 14.3%), Nùng (chiếm 7.4%), Dao (chiếm 2.6%), Sán Dìu (chiếm 2%), Mường (chiếm 1.5%), Thái (chiếm 1.2%)... [34, tr.15]. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng (phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết...). Một mặt, giúp cho sinh viên có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền, thể hiện bản
sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam. Mặt khác, sinh viên gồm các dân tộc khác nhau, mặt bằng dân trí không đồng đều, đời sống còn nhiều khó khăn, việc cập nhật thông tin còn hạn chế, nên dễ bị các thế lực thù địch lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc. Thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ... nhằm lôi kéo, mua chuộc, kích động đồng bào dân tộc thiểu số chống lại Đảng, chống lại chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Đối tượng mà chúng tập trung vào là thanh niên người dân tộc thiểu số, trong đó có sinh viên Đại học Thái Nguyên.
Ba là, sinh viên Đại học Thái Nguyên thuộc nhiều nghành đào tạo khác nhau. Đại học Thái Nguyên có đặc điểm là đào tạo đa hệ, đa ngành, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội; từ lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp đến công nghệ thông tin, kinh tế, y dược; từ trung cấp, cao đẳng đến đại học, trong đó có cả hệ chính quy, hệ cử tuyển, hệ đào tạo theo địa chỉ, văn bằng 2, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, lưu học sinh. Cho nên đối tượng tuyển sinh vào Đại học Thái Nguyên rất đa đạng. Đặc điểm này giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội học tập, trao đổi thông tin, có điều kiện tiếp xúc nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội. Tuy nhiên, sự đa dạng của sinh viên Đại học Thái Nguyên cũng gây ra những vấn đề khó khăn cho việc quản lý, giáo dục, tập hợp sinh viên.
Bốn là, điểm chuẩn đầu vào của sinh viên Đại học Thái Nguyên những năm gần đây khá thấp và số lượng tuyển sinh giảm dần. Từ năm 2012 đến 2018, điểm chuẩn vào các trường trong Đại học Thái Nguyên dao động từ 13- 15 điểm (trừ một số ngành mang tính đặc thù điểm chuẩn cao hơn). Trong đó, nhiều sinh viên được cộng điểm ưu tiên, tính theo vùng miền khác nhau, giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa có sự chênh lệch lớn. Qua điểm chuẩn đầu vào cho thấy, chất lượng sinh viên Đại học Thái Nguyên những năm qua thấp. Đặc điểm này phản ánh sự chênh lệch về trình độ nhận thức của sinh viên. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên của Đại học Thái Nguyên ngày càng giảm (năm học 2010 - 2011: 94.546 sinh viên [27, tr.1], năm học 2012 -
2013: 86.390 sinh viên [29, tr.1], năm học 2014 - 2015: 71.589 sinh viên [31, tr.1], năm học 2015 - 2016: 70.264 sinh viên [32, tr.1], năm học 2016 - 2017: 70.017 sinh viên [33, tr.1], năm học: 2017 - 2018: 57.811 sinh viên [34, tr.1]). Ở một số ngành đào tạo còn không tuyển được sinh viên. Số lượng sinh viên giảm, dẫn tới nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở, vật chất, trang thiết bị dạy học, cho các hoạt động ngoại khóa, trải nghiêm của sinh viên hạn hẹp, thu nhập của cán bộ, giảng viên ngày càng thấp. Với chất lượng đầu vào thấp và số lượng sinh viên giảm đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng giáo dục, đào tạo của