Nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước và đổi mới, cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 28 - 31)

cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

- Cuốn sách Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội [83] có bài "Nhận thức vai trò, trách nhiệm và mối quan hệ giữa chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước" của Đặng Huy Đông [83, tr.74] đã khái quát thực trạng tổ chức quản lý của CSH nhà nước đối với DNNN trong giai đoạn hiện nay, đánh giá chung về việc tổ chức thực hiện chức năng của CSH đối với DNNN và định hướng xây dựng quy định pháp lý về phân công, phân cấp cho các chủ thể tham gia thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của CSH.

- Cuốn sách Thành công và bài học đắt giá của doanh nghiệp nhà nước

của Lê Quốc Lý [93], đã tập trung phân tích và nêu bật những vấn đề được, chưa được của DNNN và những vấn đề cần phải đổi mới, cải cách DNNN phát triển. Trong đó đã tập trung đi sâu vào các vấn đề về những khó khăn về thể chế, thể chế kinh tế đối với DNNN; khái quát về hệ thống DNNN ở Việt Nam hiện nay; vai trò của DNNN trong nền kinh tế Việt Nam; quan hệ giữa Nhà nước và DNNN ở Việt Nam; CSH nhà nước và vấn đề quản lý của CSH nhà nước đối với DNNN; mô hình tổ chức thực hiện quyền của CSH nhà nước; mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện CSH nhà nước đối với DNNN... Về vấn đề quyền sở hữu nhà nước, đại diện CSH nhà nước trong các doanh nghiệp có các bài: chế thực hiện quyền sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam của Trần Thị Minh Châu [93, tr.410]; Cơ chế thực hiện quyền của chủ sở hữu tại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay của Ngô Tuấn Nghĩa [93, tr365]; Mô hình đại diện đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam của Trần Kim Chung [93, tr.388]; Vai trò của SCIC trong quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của Lê Song Lai [93, tr.577]; Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh

nghiệp nhà nước: Vấn đề, thành công và thất bại; nguyên nhân và bài học của Chu Văn Cấp [93, tr.593]; Trách nhiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp đối với sử dụng vốn nhà nước: Vấn đề đặt ra và một số kiến nghị của Phạm Thị Khanh [93, tr.593]. Mặc dù mỗi tác giả có những cách tiếp cận khác nhau liên quan đến vấn đề đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, song những nội dung này thực sự có ý nghĩa khi triển khai nghiên cứu cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.

- Cuốn sách Doanh nghiệp nhà nước và méo mó thị trường của Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV) [64] cho rằng những bất cập trong thể chế thực hiện chức năng CSH đối với DNNN tạo ra khiếm khuyết lớn trong khung quản trị DNNN, là một trong những lý do chủ yếu của việc DNNN chưa có quản trị hiện đại. So với thông lệ quốc tế, có 3 vấn đề: Một là, chưa tách biệt chức năng thực hiện quyền CSH với các chức năng khác của nhà nước. Hai là, chưa tập trung và thiếu thống nhất trong thực hiện quyền CSH nhà nước tại DNNN. Ba là, bộ máy thực hiện quyền CSH nhà nước chưa chuyên trách và chuyên nghiệp.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Tiếp tục đổi mới tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp của Phạm Đức Trung [124] đã nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật, bộ máy thực thi, triển khai thực hiện và cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện chức năng CSH phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của CSH nhà nước thông qua chuyển đổi công ty nhà nước sang Luật doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới tổ chức thực hiện chức năng CSH vốn nhà nước đầu tư tại các công ty nhà nước trong thời gian chưa chuyển đổi; tiếp tục đổi mới thực hiện chức năng CSH vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty TNHH; hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chức năng CSH vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Hoàng Đức Long, Đỗ Thị Thục [92], đã tập trung nghiệp

cứu thực trạng cơ chế, chính sách của Nhà nước và tình hình quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp sau CPH. Từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau CPH DNNN.

- Đề án Tái cơ cấu DNNN: Đánh giá thực trạng hệ thống doanh nghiệp nhà nước của Trần Hữu Tiến [121], đã nghiên cứu thực trạng khuôn khổ pháp lý và giám sát đối với DNNN, thực trạng hoạt động và năng lực tài chính DNNN. Từ đó, nêu lên sự cần thiết phải tái cơ cấu DNNN và gợi ý một số định hướng giải pháp tái cơ cấu DNNN.

- Hội thảo quốc tế Cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam do UNDP phối hợp với Bộ Ngoại giao và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, Nguyễn Đình Cung có bài Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam [136], đã đánh giá tổng quát về cải cách DNNN cùng các chính sách cải cách DNNN.

- Hội thảo Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân

do Trung tâm Thông tin kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương) phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức vào ngày 30-5-2017 tại Hà Nội, có nhiều bài phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp cổ phần hóa DNNN, đổi mới DNNN trong giai đoạn hiện nay đã đề cập ít nhiều đến vấn đề đại diện CSH vốn nhà nước, chức năng đại diện CSH, người đại diện vốn nhà nước. Như các bài: Thách thức và triển vọng thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020 của Phan Đức Hiếu; Một số ngộ nhận và kẽ hở trong quản lý doanh nghiệp nhà nước của Nguyễn Minh Phong và Bùi Thị Minh Anh; Thực trạng và đề xuất giải pháp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong chiến lược tái cơ cấu trúc kinh tế Việt Nam hiện nay của Nguyễn Đại Lai;

Để nâng cao hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Lê Anh Duy;

Bàn thêm về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước của Trần Thị Nguyệt Cầm, Nguyễn Thị Tuyết Trinh và Nguyễn Thị Bích Thủy; Để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đi vào thực chất hơn của Võ Tá Tri, Nguyễn Thị Minh Hằng [110].

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 28 - 31)