Kinh nghiệm về cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở một số nước

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 58 - 60)

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

2.5.1. Kinh nghiệm về cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở một số nước các doanh nghiệp ở một số nước

Xu hướng chung của cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong DNNN là thu hẹp sở hữu nhà nước trong khu vực doanh nghiệp, phát triển tập trung hơn vào các lĩnh vực nhằm khắc phục những “trục trặc của thị trường” và các lĩnh vực then chốt, trọng yếu của nền kinh tế (theo quan niệm cụ thể của từng nước trong từng giai đoạn phát triển). Về số lượng và quy mô DNNN:

Theo World Bank (2014), năm 2006, DNNN trên toàn thế giới đóng góp khoảng 20% đầu tư và 5% lao động. Theo điều tra của OECD (2009), 25 nước OECD có 2.050 DNNN tổng giá trị 1.200 tỷ USD, tương đương 15% GDP, ở một số nền kinh tế chuyển đổi con số này lên đến 20-30% GDP. Tại các nước kém

phát triển, năm 2006, DNNN tạo ra khoảng 15% GDP ở Châu phi, 8% ở Châu á, 6% ở Mỹ Latin. Ở Trung Đông và Bắc Phi, DNNN chiếm 20-50% giá trị gia tăng hàng năm của nền kinh tế và gần 30% về lao động. Năm 2005, DNNN chiếm hơn 50% GDP ở Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và khoảng 20-40% GDP ở nhiều nước Trung Á khác. Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục nắm giữ vai trò trung tâm trong các nền kinh tế mới nổi (Trung Quốc, Ấn Độ và Nga) mặc dù đóng góp GDP của khu vực tư nhân ngày càng tăng. Ở những quốc gia Nhà nước đầu tư vốn thường thông qua chủ yếu là các DNNN (doanh nghiệp 100% vốn) và các loại hình doanh nghiệp khác (Nhà nước chiếm cổ phần chi phối trên 50% và doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50%). Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp không giống nhau [44].

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp và quy mô đầu tư vốn nhà nước ở một số quốc gia giai đoạn năm 2010-2011

Số lượng Trong đó Quy mô đầu

Nước doanh 100% >50% vốn <50% vốn tư (% GDP) nghiệp vốn Pháp 58 50 8 - Thụy Điển 60 46 - - - Trinidad&Tobago 54 44 7 3 - Indonesia 146 14 115 17 40% Ma rốc 725 42 - - - Trung Quốc 115 - - - 30% Ấn Độ - - - - 25% Thái Lan - - - - 25% Malaysia 66 - 23 43 15% Singapore 35+52 5 9 73 15% Nga 4.823 - - - - Chi lê 32 - - - - Philippines 158 DNTƯ 123 18 17 - 425 DNĐP Nguồn: [44]

Trong quá trình cải cách thể chế, hầu hết các nước đều thực hiện phân định, tách bạch chức năng quản lý Nhà nước với chức năng đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp cũng như đổi mới việc phân công, phân cấp thực hiện chức năng đại diện CSH Nhà nước. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về cơ chế về đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN [44], đó là:

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 58 - 60)