Thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 96 - 100)

Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Trên cơ sở các Nghị quyết và Điều lệ của Đảng,cấp ủy các cấp đã chỉ đạo kiểm tra, giám sát kết quả sản xuất kinh doanh, quản lý vốn nhà nước ở các tập

đoàn, tổng công ty nhà nước nhằm phát hiện tham nhũng, tiêu cực; vụ việc một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn thua lỗ, gây thất thoát một lượng lớn tài sản của Nhà nước, một số đảng viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt bị khai trừ ra khỏi Đảng, bị truy tố, dư luận bất bình.

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số nghị định, quyết định, các bộ, ngành có liên quan ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả đối với DNNN; kiểm tra, giám sát đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN.

Khung quy định về giám sát, đánh giá DNNN được hình thành từ khi có Luật DNNN 2003 và đến nay vẫn đang tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh. Trước năm 2015, các văn bản này được chia thành 2 nhóm:

- Nhóm những văn bản quy định về cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động của DNNN, quy định về các phương pháp, cách thức, công cụ, biện pháp thực hiện giám sát, đánh giá hoạt động DNNN. Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN, áp dụng từ năm 2006 đến giữa năm 2013. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg ngày 8 tháng 11 năm 2007 về việc ban hành Quy chế giám sát đối với DNNN kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả (Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg). Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2007/TT-BTC ngày 25 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn một số nội dung về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN (Thông tư số 115/2007/TT-BTC).

Nghị định số 101/2009/NĐ-CP quy định quyền, nghĩa vụ của các cơ quan đại diện CSH các tập đoàn kinh tế nhà nước. Nghị định quy định việc hình thành cơ chế giám sát hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước, cụ thể là về nội dung giám sát; chế định về chủ thể giám sát; chế định phân công, phân cấp nhiệm vụ và nội dung giám sát cho các chủ thể giám sát; chế định phương thức thực hiện giám sát; chế định quyền và nghĩa vụ của CSH với hàm ý là các chủ thể đại diện CSH Tập đoàn kinh tế cũng phải được giám sát.

Nghị định 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm CSH và doanh nghiệp có vốn nhà nước đã quy

định về chủ thể giám sát, đánh giá; tổ chức việc giám sát, đánh giá; phạm vi giám sát, đánh giá (giám sát trong lĩnh vực tài chính, công khai thông tin về tài chính, đánh giá về hiệu quả hoạt động), nội dung giám sát, đánh giá (việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản; bảo toàn, phát triển vốn; thực hiện các chính sách với người lao động); căn cứ thực hiện; phương thức thực hiện (giám sát trước, trong và sau); tiêu chí đánh giá; nguyên tắc đánh giá và xếp loại DNNN. Nghị định có nhiều nội dung bám sát hơn với yêu cầu giám sát, đánh giá DNNN và hướng dẫn cụ thể hơn để thực hiện so với Nghị định 101/2009/NĐ-CP.

Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20-5-2014 của Chính phủ về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của CSH.

- Nhóm những văn bản quy phạm pháp luật có tính nguyên tắc về giám sát, đánh giá hoạt động của DNNN hoặc có liên quan giám sát, đánh giá hoạt động của DNNN. Nhóm văn bản này không đi sâu vào quy định chi tiết về cơ chế giám sát, đánh giá đối với hoạt động của DNNN và đối với hoạt động của bộ máy quản lý của DNNN. Cụ thể: Luật DNNN (2003 quy định về các chủ thể quản lý gồm CSH nói chung, Chính phủ, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, Bộ Tài chính và các quy định chung về giám sát, đánh giá hoạt động của DNNN; Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm CSH, đưa ra các quy định yêu cầu thực hiện giám sát đối với công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm CSH; Quyết định số169/2007/QĐ-TTg ngày 8/11/2007 ban hành Quy chế giám sát đối với DNNN thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả, áp dụng để giám sát các đối tượng DNNN kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả. Quyết định 169/2007/QĐ-TTg thiên về giám sát hoạt động tài chính của DNNN, chủ yếu giám sát tình trạng kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả, phục vụ mục tiêu xác định nguyên nhân và biện pháp giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh và biện pháp xử lý đối với người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2012/NĐ-CP, Nghị định 71/2013/NĐ-CP, Nghị định 69/2014/NĐ-CP, Nghị định 19/2014/NĐ-CP; Bộ Tài chính ban hành Thông tư 220/2013/TT-BTC, Thông tư 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 hướng

dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm CSH và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Đây là những văn bản ban hành nhằm thể chế hoá chủ trương tái cấu trúc DNNN, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động giám sát, đánh giá DNNN.

Nghị định 99/2012/NĐ-CP được Chính phủ quy định về quyền, trách nhiệm của CSH nhà nước và các tổ chức, cá nhân được phân công, phân cấp thực hiện quyền CSH trong thực hiện giám sát các nội dung quản lý của CSH bao gồm: giám sát việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của DNNN; đánh giá viên chức quản lý doanh nghiệp. Nghị định số 71/2013/NĐ-CP và Thông tư 220/2013/TT-BTC đã quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm về giám sát tài chính; Nghị định 69/2014/NĐ-CP thay thế Nghị định 101/2009/NĐ-CP tiếp tục chế định về nội dung quản lý DNNN trong đó có giám sát, đánh giá của CSH đối với nhóm DNNN quy mô lớn là Tập đoàn, Tổng công ty; Nghị định 19/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm giám sát của CSH đối với DNNN, nghĩa vụ của DNNN chịu sự giám sát của CSH và thực hiện chế độ báo cáo và thông tin cho CSH để giám sát, nghĩa vụ công khai thông tin ra bên ngoài doanh nghiệp.

Theo đó, những quy định mới về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN được thể hiện:

Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm CSH và doanh nghiệp có vốn nhà nước quy định:

(i) ở đâu có vốn nhà nước thì phải có sự giám sát của CSH nhà nước. Chủ sở hữu nhà nước thực hiện giám sát các doanh nghiệp cấp 1, còn đối với các doanh nghiệp cấp 2, cấp 3... sẽ được quản lý, giám sát thông qua các doanh nghiệp cấp 1. Như vậy sẽ phân định rõ được đối tượng giám sát và chủ thể giám sát; (ii) Hệ thống các tiêu chí giám sát tài chính có các nội dung cần giám sát và biểu mẫu báo cáo rõ ràng, có tính đến mục tiêu dài hạn, yếu tố ngành nghề để đảm bảo yêu cầu của từng chế độ báo cáo, phù hợp chuẩn mực kế toán, chế độ tài chính hiện hành;

(iii) Hệ thống chế tài được thiết kế cụ thể, đủ mạnh và rõ ràng đối với các trường hợp vi phạm, đồng thời phải gắn với quyền, trách nhiệm của từng chủ thể giám sát (DN, CSH và cơ quan quản lý nhà nước) để đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ

thể. Đi cùng với hệ thống chế tài, các hình thức khen thưởng về tinh thần và lợi ích kinh tế cũng được thiết lập phù hợp; (iv) Mục đích, nguyên tắc và nội dung công khai thông tin tài chính cũng được quy định cụ thể, rõ ràng, phù hợp và bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.

Việc ban hành hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả DNNN từ trước đến nay đã khắc phục được những bất cập và theo sát thực tế hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN. Việc giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN sẽ đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ về tăng cường công tác quản lý vốn, tài sản của DNNN.

Ngày 26/11/2014, Quốc hội khóa 13 đã ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp bao gồm 9 chương, 66 điều, trong đó có một chương (chương VII, gồm 8 điều, từ Điều 51 đến Điều 58) quy định giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Hộp 3.5).

Hộp 3.5: Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Mục 1

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 96 - 100)