TỔ CHỨC GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 100 - 109)

ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Điều 51. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào DN Điều 52. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Điều 53. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên

Điều 54. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN

Mục 2

TỔ CHỨC GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA HOẠT ĐỘNGĐẦU TƯ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Điều 55. Giám sát của Quốc hội

Điều 56. Kiểm tra, thanh tra của Chính phủ

Điều 57. Giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan đại diện CSH

Điều 58. Giám sát nội bộ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của các cơ chế, chính sách, khắc phục các hạn chế phát sinh trong cuộc sống, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan đã ban hành Nghị định 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước, thay thế Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ. Thông tư 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Nhiệm kỳ Đại hội X (2006-2011), ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra 15.772 tổ chức đảng và 73.397 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Nội dung kiểm tra tập trung vào những dấu hiệu vi phạm trong các lĩnh vực, địa bàn nổi cộm, bức xúc, dễ phát sinh vi phạm và ở những nơi, những lĩnh vực mà trước đây ít hoặc chưa được kiểm tra như các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, các cơ quan hậu cần trong lực lượng vũ trang và đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước. Qua kiểm tra kết luận 9.396 tổ chức đảng và 55.210 đảng viên có vi phạm, phải thi hành kỷ luật, trong đó có nhiều vi phạm về thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý; về tham nhũng, cố ý làm trái, gây thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trong việc thực hiện quyền đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN. Qua kiểm tra 54 tổ chức đảng và 128 đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật 04 đồng chí Ủy viên BCHTW Đảng; 17 đồng chí là bí thư, ủy viên ban cán sự đảng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành; 02 bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐQT tập đoàn kinh tế của Nhà nước và một số trường hợp khác. Đã giám sát 44.707 tổ chức đảng và 121.727 đảng viên. Qua giám sát phát hiện 2.053 tổ chức đảng và 5.094 đảng viên có khuyết điểm, vi phạm. Qua đó đã kịp thời chấn chỉnh, hạn chế những vi phạm về đại diện CSH vốn nhà

nước từ khi mới manh nha. Năm 2009, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV), qua kiểm tra kết luận đồng chí đã buông lỏng lãnh đạo, quản lý dẫn đến bùng phát nạn khai thác, vận chuyển và kinh doanh trái phép hàng triệu tấn than; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, có biểu hiện tư lợi, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại kinh tế cho TKV và đã kỷ luật đồng chí bằng hình thức cảnh cáo về đảng. Năm 2010, UBKT Trung ương kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Qua kiểm tra kết luận: Ban Thường vụ và đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT trong lãnh đạo, chỉ đạo đã có những sai phạm như: Việc bán thầu, chuyển nhượng hợp đồng. Có trường hợp tự thực hiện chế tạo cầu trục với giá gói thầu khoảng 59 tỷ đồng nhưng chủ đầu tư đã ký hợp đồng với một nhà cung cấp nước ngoài để mua thiết kế, cấu kiện, linh kiện với giá lên dến 3.200.000 USD, đã đề nghị cấp có thẩm quyền kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy bằng hình thức cảnh cáo; kỷ luật đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng [90].

Nhiệm kỳ Đại hội XI (2011-2016), ủy ban kiểm tra các cấp kiểm tra 55.250 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Nội dung kiểm tra về những điều đảng viên không được làm 17.065 trường hợp; về thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý 16.311 trường hợp; tham nhũng, cố ý làm trái 2.957 trường hợp; về đất đai, tài nguyên, khoáng sản 2.567 trường hợp; về tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản 1.388 trường hợp và một số nội dung khác. Đảng viên được kiểm tra thuộc các lĩnh vực hành chính nhà nước 16.119 trường hợp; lĩnh vực sản xuất- kinh doanh, dịch vụ 3.830 trường hợp và một số lĩnh vực khác. Qua kiểm tra phát hiện 42.757 đảng viên vi phạm, phải thi hành kỷ luật 20.344 đảng viên. Giám sát 213.320 đảng viên về các nội dung việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước 110.214 trường hợp; việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao 77.775 trường hợp... trong đó có nội dung về việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước và việc thực hiện chức

trách nhiệm vụ được giao về đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Đảng viên được giám sát ở các lĩnh vực hành chính, nhà nước 38.298 trường hợp; sản xuất- kinh doanh, dịch vụ 42.820 trường hợp [129]. Năm 2013, qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã xem xét, kết luận nhiều lãnh đạo chủ chốt là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc tại 4 doanh nghiệp khối dịch vụ công ích Thành phố Hồ Chí Minh (các Công ty TNHH một thành viên: Thoát nước đô thị; Chiếu sáng công cộng; Công trình giao thông Sài Gòn; Công viên cây xanh) có vi phạm, gây hậu quả rất nghiêm trọng như ký hợp đồng sai quy định của Luật Lao động để xâm hại quyền lợi của người lao động; chia tiền lương cho lãnh đạo doanh nghiệp cao bất thường, bất bình đẳng; số lao động thấp hơn nhiều so với thực tế. Đã xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo hoặc khai trừ đối với nhiều lãnh đạo chủ chốt nêu trên. Qua công tác kiểm tra của Ủy ban kiểm tra Trung ương, năm 2014, phát hiện nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương có vai trò chủ mưu, cầm đầu trong việc mua ụ nổi 83M gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỉ đồng, tham ô hơn 28 tỉ đồng, đã đề nghị cấp có thẩm quyền khai trừ ra khỏi Đảng. Qua đó, kết luận Bộ Giao thông vận tải với vai trò là Bộ Chủ quản đã không làm tròn trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, đánh giá kết quả kinh doanh của Vinalines nên để sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Năm 2016, qua kiểm tra phát hiện nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã cùng Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát tổng công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế, để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỉ đồng (giai đoạn 2011-2013), nhiều tổ chức, cá nhân trong tổng công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự. Đã đề nghị cấp có thẩm quyền khai trừ ra khỏi Đảng và khởi tố điều tra làm rõ [128].

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán của Nhà nước đối với đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp.

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với DNNN trong việc chấp hành pháp luật và việc tuân thủ quyết định của CSH được được chú trọng. Theo báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 của Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước đã triển khai 7.596 cuộc thanh tra hành chính và 193.508 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 31.885 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi ngân sách nhà nước 27.109 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 61 vụ. Kiểm toán nhà nước đã ban hành 163 báo cáo kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính 13.626,4 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 5 vụ việc [131]. Qua kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán cho thấy DNNN thường có những vi phạm: (1)Trong hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý, nhượng bán, cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản của doanh nghiệp, thường có tình trạng cấu kết, bàn bạc, thông đồng, thông thầu giữa các bên, nhằm tạo chênh lệch. (2)Tận dụng kẽ hở trong cơ chế quản lý tài chính, sự thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong công tác quản lý để tạo lập các khoản chi phí không đúng với thực tế để tư lợi cá nhân. (3)Trong hoạt động thương mại, phát sinh tình trạng cấu kết với bên mua để nâng, giảm giá và tư lợi từ “hoa hồng”, “lại quả”. (4)Trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, có nhiều thủ đoạn giấu bớt và định giá trị tài sản thấp hơn giá trị thực khi CPH hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp đồng mua bán, vận chuyển hoặc hóa đơn khống để chiếm đoạt. (5)Hoạt động đầu tư các dự án của doanh nghiệp thường có số vốn lớn từ vài trăm tỷ đồng đến hàng nghìn tỷ đồng do HĐTV hoặc HĐQT DNNN quyết định đầu tư nên mặc dù có thể biết hiệu quả đầu tư không đạt nhưng một số lãnh đạo doanh nghiệp vẫn lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệt, quyết định đầu tư [90, tr.40]. (Hộp 3.6).

Hộp 3.6: Công tác kiểm toán liên quan đến quản lý, sử dụng vốn Nhà nước năm 2014

Theo kết quả được Kiểm toán Nhà nước công bố, từ công tác kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2014 của 234 doanh nghiệp thuộc 38 TĐ, Tổng Công ty TCT, công ty, kết quả cho thấy có 5/38 TĐ, TCT, công ty kinh doanh thua lỗ, trong khi 33/38 TĐ, TCT, công ty kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn.

Nhiều DNNN lãng phí vốn, âm vốn nặng

Nhiều TĐ, TCT quản lý nợ chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn. Công ty mẹ Mobifone có nợ khó đòi gần 313 tỷ đồng, chiếm 30.4% nợ phải thu.

Một số TĐ, TCT quản lý, sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả; trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa đúng quy định; không xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa; kiểm kê hàng tồn kho chưa đầy đủ; một số đơn vị còn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhưng không có nguồn bù đắp.

Một số TĐ, TCT sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả gây lãng phí vốn, thua lỗ; mua sắm, thanh lý tài sản không đúng quy định; còn nhiều đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp; vốn góp của các đơn vị vào nhiều doanh nghiệp khác có tình trạng tài chính xấu, có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phải giải thể.

Một số đơn vị tiêu biểu có vốn CSH (VCSH) âm như Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất âm VCSH hơn 1,108 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí hơn 71 tỷ đồng (thuộc PVN); Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin âm vốn chủ gần 8,482 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông 3,403 tỷ đồng, CTCP Vận tải Biển Bắc 2,219 tỷ đồng, CTCP Vận tải dầu khí Việt Nam 2,114 tỷ đồng, Công ty TNHH Cảng Quốc tế SP-PSA 539 tỷ đồng, Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép 1,075 tỷ đồng... (thuộc Vinalines).

Hầu hết các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS thuộc các đơn vị thành viên của Vinalines, Habeco, ACV, IDICO, TCT Bến Thành, CC1, TCT Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị còn chậm tiến độ; một số dự án phải tạm dừng triển khai, gây lãng phí vốn đầu tư.

Công tác giám sát tại một số đơn vị còn hạn chế; người đại diện vốn chưa thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ. Theo KTNN, 2 đại diện vốn của HFIC tại CTCP Cao su Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Việt Á không hoàn thành nhiệm vụ.

Năm 2014, thực hiện Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát "Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, DNNN và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015" tại 6 bộ, ngành, 12 tỉnh, thành phố, 3 quận, huyện và 22 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại. Kết quả giám sát đã được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII [131].

Theo Báo cáo của Chính phủ về Tập đoàn Vinashin (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII) cho thấy: Tính từ năm 2005, có tất cả 13-14 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát ở Vinashin. Qua những cuộc đó, cũng đã phát hiện rất nhiều sai phạm. Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phát hiện đầu tư ngoài ngành, đầu tư tràn lan và đã kiến nghị rất nhiều nội dung. Thanh tra Bộ Tài chính cũng đã phát hiện việc sử dụng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả và cũng đã có kiến nghị. Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện thấy nhiều việc không đúng quy định pháp luật và có những thất thoát. Vinashin chẳng những không nghiêm túc chấn chỉnh mà còn tìm cách báo cáo không đúng sự thật để lấp liếm. Ví dụ, thực tế là lỗ nhưng Vinashin vẫn báo cáo lãi. Quá trình kiểm toán cũng chưa chỉ ra kịp thời, dù đây là kiểm toán quốc tế chứ không phải là kiểm toán Nhà nước. Ngoài ra, dù có thanh tra toàn diện kịp thời từ ban đầu và chỉ ra hết những sai phạm nhưng nếu Vinashin không tự giác chấp hành, không khắc phục và cứ tiếp tục làm sai trái như vậy thì tất yếu dẫn đến hậu quả như bây giờ. Ở đây, cơ chế giám sát, thanh tra đang có vấn đề. Nhiều cơ quan vào kiểm tra nhưng chưa có quy định rõ cơ quan nào làm toàn diện, còn cơ quan nào làm theo chuyên ngành. Cũng chưa quy định rõ ai kiểm soát về cái gì. Từ đó dẫn đến có những nội dung bị chậm [42].

Tình trạng thất thoát vốn trong các DNNN còn được diễn ra thông qua "lợi ích nhóm". Biểu hiện của "lợi ích nhóm" nằm trong các cơ quan quyền lực, muốn tác động vào chính sách của Chính phủ để có lợi cho nhóm phải thông qua các cuộc vận động hành lang ("lobby"); đó là sự liên kết giữa một bộ phận cán bộ, thậm chí

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 100 - 109)