Cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiện, đãi ngộ đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 48 - 50)

Nhà nước trong các doanh nghiệp

Chủ thể được giao thực hiện chức năng CSH nhà nước là người quyết định đầu tư vốn nhà nước vào hoạt động kinh doanh (dưới hình thức cổ phần/vốn góp hoặc thành lập một DNNN với cơ chế hoạt động riêng). Đại diện cụ thể của CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp được lựa chọn theo các tiêu chuẩn như phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp; không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện CSH; thành viên HĐTV; Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty; không phải là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên; chưa từng bị cách chức Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của DNNN và Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty [56, Điều 92].

Đại diện cụ thể của CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp sẽ bị miễn nhiệm trong các trường hợp: Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện như đã trình bày ở trên; có đơn xin từ chức và được cơ quan đại diện CSH chấp thuận bằng văn bản; có quyết định điều chuyển, bố trí công việc khác hoặc nghỉ hưu; không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; không đủ sức khỏe hoặc không còn uy tín để giữ chức vụ thành viên HĐTV. Đại diện cụ thể của CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp sẽ bị cách chức trong những trường hợp công ty không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cơ quan đại diện CSH mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải

trình nguyên nhân không được cơ quan đại diện CSH chấp thuận; bị truy tố và bị Tòa án tuyên là có tội; không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty [56, Điều 93].

Trên cơ sở quy định của pháp luật, tùy từng trường hợp cụ thể, Người đứng đầu cơ quan hành pháp (thông thường là Thủ tướng Chính phủ) có thể trực tiếp đứng ra quyết định (đối với trường hợp thành lập mới một DNNN) hoặc ủy quyền quyết định cho người đứng đầu đầu mối CSH như bộ chủ quản hoặc cơ quan chuyên trách về quản lý vốn nhà nước hoặc công ty đầu tư vốn nhà nước (đối với trường hợp đầu tư vốn dưới hình thức cổ phần/vốn góp).

Trong thực tế, hầu hết DNNN đều được tổ chức theo mô hình có HĐQT làm chức năng bảo vệ quyền lợi của các CSH cũng như giám sát bộ máy quản lý trong điều hành và sử dụng vốn đầu tư của các CSH vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Với một vai trò quan trọng như thế của HĐQT, việc tham gia bổ nhiệm/miễn nhiệm thành viên HĐQT là một trong những quyền cơ bản của CSH nhà nước. Đối với các DNNN đa sở hữu, Bộ trưởng đứng tên phần vốn nhà nước cùng với các đồng CSH tư nhân khác thực hiện việc bổ nhiệm các thành viên HĐQT. Trong một số trường hợp đặc biệt, bộ trưởng đứng tên phải lấy ý kiến Chính phủ về việc bổ nhiệm thành viên HĐQT, tuy nhiên, trong quan hệ với các đồng CSH khác thì đây là quyết định của Bộ trưởng đứng tên. Đối với DNNN chỉ có một CSH nhà nước, cơ chế bổ nhiệm có phần phức tạp hơn. Ở hầu hết các nước trên thế giới, Bộ trưởng đứng tên phần vốn nhà nước được toàn quyền hoặc được ủy quyền bổ nhiệm thành viên HĐQT. Hội đồng quản trị được coi là cơ quan trực tiếp thực hiện lợi ích của CSH nhà nước tại DNNN. Vì vậy, CSH nhà nước không chỉ thực hiện quyền bổ nhiệm mà còn đưa vào cơ cấu được bổ nhiệm các đại diện của các cơ quan đại diện CSH Nhà nước.

Về người bổ nhiệm, đối với DNNN đa sở hữu, bộ trưởng chủ quản phần vốn nhà nước cùng với các đồng CSH tư nhân khác thực hiện việc bổ nhiệm các thành viên HĐQT. Phần lớn các trường hợp, các bộ trưởng chủ quản được toàn quyền hoặc được ủy quyền bổ nhiệm thành viên HĐQT. Trong một số trường hợp

đặc biệt, bộ trưởng chủ quản phải lấy ý kiến chính phủ về việc bổ nhiệm thành viên HĐQT, tuy nhiên, trong quan hệ với các đồng CSH khác thì đây là quyết định của bộ trưởng đứng tên phần vốn nhà nước.

Về quy trình bổ nhiệm, được coi trọng và xác định rõ, bao gồm việc đề ra nguyên tắc, tiêu chuẩn cho từng vị trí thành viên HĐQT, việc lựa chọn, cân nhắc và ban hành quyết định bổ nhiệm. Người ký quyết định bổ nhiệm thường là bộ trưởng chủ quản hoặc trong một số trường hợp là người đứng đầu nội các. Nhưng khi lựa chọn, phân tích, đánh giá và kiến nghị việc bổ nhiệm các ứng cử viên cho HĐQT thì các tổ chức chuyên trách về DNNN có vai trò rất quan trọng.

Về cơ cấu thành viên HĐQT, HĐQT được coi là cơ quan trực tiếp thực hiện lợi ích của CSH nhà nước tại DNNN, vì vậy CSH nhà nước không chỉ bổ nhiệm thành viên HĐQT mà còn cố gắng đưa đại diện của các cơ quan thực hiện chức năng CSH nhà nước vào cơ cấu của HĐQT.

Chế độ đãi ngộ đối với đại diện cụ thể của CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp được thực hiện thông qua cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng, trong đó người đại diện chuyên trách được hưởng tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng và quyền lợi khác do công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên chi trả; người đại diện không chuyên trách được hưởng thù lao do công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên chi trả; tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng và quyền lợi khác do cơ quan đại diện CSH bổ nhiệm chi trả.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 48 - 50)