Các tiêu chí đánh giá mang tính định lượng

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 54 - 55)

Các tiêu chí đánh giá mang tính định lượng là những tiêu chí dùng để đo lường về lượng với đơn vị tính cụ thể để đánh giá cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp.

Bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu NSNN (số tiền tăng, % tăng năm sau so với năm trước...), mức gia tăng số người có việc làm (số người, mức tăng); số cơ quan, tổ chức được giao đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các DNNN hoạt động hiệu quả; số cơ quan, tổ chức được giao đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các DNNN hoạt động không hiệu quả, vi phạm pháp luật (số đơn vị, tỷ lệ trong tổng số); số lượng vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp bị thất thoát; số người được bổ nhiệm giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; số người không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn; số người bị xem xét, xử lý kỷ luật do không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm hoặc vi phạm pháp luật...

Căn cứ vào các yếu tố cụ thể như các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN: Doanh thu; Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH; Nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn; Tình hình chấp hành

các quy định pháp luật hiện hành như pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại DN, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích... Các tiêu chí này được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định hiện hành của công ty TNHH một thành viên độc lập và của công ty mẹ. Căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, cơ quan đại diện CSH giao các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm của doanh nghiệp phải được lập căn cứ vào kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của ngành, các thay đổi về mặt pháp lý, kết quả hoạt động của năm trước, các nhiệm vụ chiến lược hoặc các nhiệm vụ được giao trong năm kế hoạch, các điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế hoạch hằng năm phải bao gồm các mục tiêu tài chính cụ thể. Việc đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở so sánh giữa kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được cơ quan đại diện CSH giao với kết quả thực hiện.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 54 - 55)