Nhóm giải pháp về cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Đẩy mạnh CPH, thoái vốn

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 150 - 153)

- Việc tổ chức nghiên cứu, thể chế hóa một số chủ trương của Đảng và Nhà nước còn chưa kịp thời Từ năm 2001, Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX đã xác định

4.2.4.Nhóm giải pháp về cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Đẩy mạnh CPH, thoái vốn

nước Đẩy mạnh CPH, thoái vốn

Thực hiện nhất quán, đẩy mạnh CPH DNNN theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện công khai, minh bạch, nhất là lộ trình CPH, kiểm toán định giá doanh nghiệp, báo cáo tài chính... kể cả bằng tiếng nước ngoài để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có điều kiện nghiên cứu, tham gia tích cực hơn vào tiến trình CPH DNNN. Hoàn thành theo tiến độ kế hoạch CPH, quan tâm giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư.

Các bộ ngành, địa phương, Tập đoàn, tổng công ty nhà nước nâng cao trách nhiệm, chủ động đẩy mạnh CPH, thực hiện phương án sắp xếp, CPH, quản lý sau CPH và thực hiện bán hết vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ (ban hành danh mục lĩnh vực, ngành nghề nhà nước không cần nắm giữ), theo nguyên tắc thị trường; đối với những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả có lộ trình thoái vốn phù hợp với từng giai đoạn và khi doanh nghiệp ngoài nhà nước đủ khả năng thay thế được, sớm hoàn thành việc bán vốn nhà nước các tập đoàn tổng công ty nhà nước đã đầu tư vào năm lĩnh vực nhạy cảm. Thực hiện nghiêm việc kỷ luật, điều chuyển công tác khác đối với người đứng đầu các cấp các ngành, người đứng đầu danh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu sắp xếp, tái cơ cấu DNNN, CPH, thoái vốn; hoàn thiện thể định giá

quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, tài sản hữu hình và tài sản vô hình (tài sản trí tuệ, thương hiệu…) trong CPH. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích.

Tái cấu trúc thị trường chứng khoán nhằm minh bạch thị trường, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp; CPH DNNN gắn với việc niêm yết, đăng ký giao dịch, tạo nguồn cung có chất lượng và sự ổn định của thị trường chứng khoán.

Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các đề án CPH DNNN đã được phê duyệt, kịp thời có các chính sách giải quyết nhũng khó khăn, vướng mắc nảy sinh để đẩy nhanh tiến trình CPH, không những chú trọng đến số lượng doanh nghiệp CPH để hoàn thành mục tiêu đề ra, mà cần quan tâm đến chất lượng và giá trị thu về từ CPH, không CPH bằng mọi giá, tránh nóng vội, duy ý trí gây thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước.

Tổng kết việc xử lý nợ của DNNN, khắc phục nợ dây dưa, chiếm dụng vốn. Đánh giá và có biện pháp phát huy công cụ mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. Khuyến khích các tổ chức kinh tế mua, bán nợ của DNNN. Xây dựng hình thành thị trường mua bán nợ tại Việt Nam, cùng các tổ chức mua, bán nợ thuộc các thành phần kinh tế khác để xử lý triệt để các khoản nợ của doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng theo cơ chế thị trường.

Thực hiện kế hoạch và lộ trình CPH đối với loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, thực hiện xã hội hóa tối đa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xã hội phát triển.

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

- Phân chia DNNN thành hai loại chính là DNNN thương mại và DNNN công ích để áp dụng các biện pháp cải cách, quản lý phù hợp.

Đối với DNNN thương mại (DNNN sản xuất và kinh doanh): Vận hành theo cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát huy vai trò của nguồn vốn nhà nước trong nền kinh tế, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của Quốc gia.

Đối với DNNN hoạt động công ích (DNNN cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích): Nhà nước nắm 100% vốn của các DNNN hoặc cổ phần chi phối đối với lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu phục vụ xã hội, dân sinh. Đối với một số lĩnh vực cung cấp dịch vụ công không thiết yếu thì tiến hành cố phần hóa không nắm giữ chi phối (giữ quyền phủ quyết) hoặc khuyến khích các thành phần phi nhà nước tham gia kinh doanh thông qua hình thức mua dịch vụ công hoặc ủy thác đối với một số doanh nghiệp nếu xét thấy đủ điều kiện.

- Xây dựng tập đoàn kinh tế 100% vốn hoặc cổ phần chi phối ở một số ngành quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển quốc gia, làm lực lượng chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ốn định kinh tế vĩ mô; cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp lớn cho ngân sách; làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế với năng lực quản trị hiện đại. Tạo điều kiện phát triển một số tập đoàn kinh tế mang tầm quốc tế, có sức cạnh tranh cao, dựa trên năng lực cốt lõi và trình độ công nghệ và quản trị hiện đại. Chủ động hội nhập khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

- Tập trung nguồn thu từ CPH và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, nguồn thu từ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ của DNNN theo quy định, nguồn thu này để xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia.

- Nghiên cứu hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, CPH DNNN, nhất là quy định về bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; Xúc tiến cải cách các ngành độc quyền nhà nước, đưa vào cơ chế cạnh tranh nhằm phát triển các công ty lớn, tập đoàn lớn có sức cạnh tranh quốc tế.

- Tiếp tục tái cơ cấu tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước một cách toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường và sản phẩm, cơ cấu tổ chức và lao động, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp; Tái cơ cấu cần

hoạch định lộ trình, mục tiêu, kế hoạch cụ thể ổn định trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu trong từng giai đoạn; Với việc cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ có quy mô lớn cần có sự tham gia của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước và có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp.

- Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tập trung nguồn lực vào ngành nghề kinh doanh chính tăng sức cạnh tranh ở trong nước và toàn cầu, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, kiểm soát tài chính, các khoản nợ trong giới hạn cho phép, không được góp vốn hoặc đầu tư vào năm lĩnh vực nhạy cảm, minh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 150 - 153)