0
Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy, con ngườ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 136 -144 )

- Việc tổ chức nghiên cứu, thể chế hóa một số chủ trương của Đảng và Nhà nước còn chưa kịp thời Từ năm 2001, Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX đã xác định

4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy, con ngườ

Một là, áp dụng các nguyên tắc quản trị DNNN theo các nguyên tắc, thông lệ quản trị tốt nhất của thế giới về quản trị DNNN.

Áp dụng khung quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế đối với doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị, tăng tính cạnh tranh đối với DNNN, nghiên cứu vận dụng các quy tắc, thông lệ quản trị tốt nhất của thế giới vào quản trị DNNN; xây dựng và có chiến lược đào tạo bồi dưỡng bài bản đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản lý nhà nước theo chuẩn mực quốc tế, áp dụng hình thức tuyển dụng giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp thông qua hợp đồng xác định rõ ràng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với hiệu quả kinh doanh của DNNN. Có chế tài xử lý khi Tổng giám đốc/Giám đốc điều hành không hoàn thành nhiệm vụ hoặc để

xẩy ra các tổn thất, sai phạm khi thực hiện quyền và trách nhiệm do chủ quan gây ra.

Vai trò CSH Nhà nước, xác định rõ: Các mục tiêu chung của sở hữu nhà nước, vai trò của nhà nước trong quản trị DNNN và cách thức nhà nước thực thi chính sách sở hữu. Quyền tự chủ của doanh nghiệp và sự can thiệp của nhà nước vào công việc quản lý doanh nghiệp. Quyền tự chủ của HĐQT trong thực hiện trách nhiệm. Chức năng nhiệm vụ của cơ quan chịu trách nhiệm đầu mối chính (Tổng cục quản lý và giám sát tài chính doanh nghiệp- Bộ Tài chính) (cơ quan điều phối), các cơ quan thực hiện chức năng sở hữu (nằm ở các Bộ, Ngành). Trách nhiệm cơ quan đầu mối, các cơ quan thực hiện chức năng sở hữu trước Quốc hội. Xác định rõ ràng mối quan hệ với các cơ quan nhà nước liên quan, bao gồm Kiểm toán nhà nước. Trách nhiệm của chính của các cơ quan thực hiện chức năng sở hữu nhà nước bao gồm: 1. Tham gia Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết; 2. Xây dựng quy trình đề cử HĐQT cụ thể và minh bạch ở các DNNN sở hữu toàn bộ hoặc phần lớn cổ phần, và tham gia tích cực vào việc đề cử HĐQT của tất cả các doanh nghiệp; 3. Thiết lập hệ thống báo cáo cho phép giám sát và đánh giá thường xuyên hiệu quả của doanh nghiệp; 4. Trao đổi thường xuyên với cơ quan kiểm toán độc lập và các cơ quan kiểm soát của nhà nước, khi mức độ sở hữu và luật pháp cho phép; 5. Đảm bảo chính sách thù lao cho thành viên HĐQT của DNNN thúc đẩy được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và có thể thu hút và khuyến khích các chuyên gia trình độ cao.

Nâng cao năng lực, quyền hạn, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của đại diện CSH vốn nhà nước trong các DN: Xác định cụ thể và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của CSH, người đại diện CSH (HĐTV/ HĐQT) và người điều hành (Tổng giám đốc, Giám đốc) doanh nghiệp trong quản lý, đầu tư, sử dụng vốn, tài sản nhà nước để bảo đảm quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, không để bị chồng chéo, gây mâu thuẫn trong quản lý, giám sát và điều hành làm giảm hiệu lực quản lý, giám sát của CSH và giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tăng cường trách nhiệm giải trình của HĐTV và Ban điều hành.

Cơ chế giao nhiệm vụ rõ ràng và chịu trách nhiệm cao nhất đối với hiệu quả; hoạt động của doanh nghiệp cho HĐQT. Hội đồng quản trị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm giải trình trước CSH, hoạt động vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp và đối xử bình đẳng với cổ đông. Thực hiện chức năng giám sát quản lý và chỉ đạo chiến lược của HĐQT theo các mục tiêu mà chính phủ và cơ quan sở hữu đặt ra. Hội đồng quản trị phải có quyền trình phê chuẩn hoặc chỉ định và bãi nhiệm Giám đốc Điều hành. Thành lập HĐQT của DNNN theo phương thức cho phép đánh giá khách quan và độc lập hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cơ chế xác lập vị trí của Chủ tịch HĐQT phải độc lập với Giám đốc Điều hành. Thiết lập cơ chế đại diện người lao động trong HĐQT đảm bảo việc đại diện này được thực hiện hiệu quả, và góp phần tăng cường năng lực, thông tin và sự độc lập của HĐQT. Quyền hạn của HĐQT của DNNN trong việc thành lập các ủy ban chuyên trách để hỗ trợ HĐQT thực hiện các chức năng của mình, đặc biệt là về kiểm toán, quản lý rủi ro và chế độ thù lao. Cơ chế thực hiện đánh giá hiệu quả hàng năm của HĐQT của doanh nghiệp. Đảm bảo đối xử bình đẳng với các cổ đông, gồm: quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp của cổ đông; cung cấp thông tin và tham vấn tích cực mọi cổ đông; cơ chế tạo điều kiện cho cổ đông thiểu số tham gia vào các cuộc họp cổ đông để tham gia vào các quyết định quan trọng của doanh nghiệp như bầu cử HĐQT. Trách nhiệm của DNNN đối với các bên có quyền lợi liên quan và yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về mối quan hệ của họ với các bên có quyền lợi liên quan: Công khai mọi giao dịch với người có liên quan của thành viên HĐQT, ban giám đốc, kế toán trưởng, ban kiểm soát. Các đối tượng này không được tham gia quyết định các giao dịch với người liên quan.

Tiếp tục đổi mới cơ chế đãi ngộ đối với người đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp, lương, thưởng phải gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động, tạo điều kiện thu hút lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp cao. Tiền lương, tiền thưởng của thành viên HĐTV/HĐQT, kiểm soát viên, người đại diện CSH, người đại diện phần vốn do

CSH quyết định. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân của viên chức quản lý trong nội bộ doanh nghiệp, trách nhiệm của CSH và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý, giám sát thực hiện lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với doanh nghiệp. Ban hành quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp thành văn bản và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Hai là, hoàn thiện cơ chế về hệ thống thông tin, quản trị nội bộ.

Minh bạch và công bố thông tin: Tăng cường công tác công khai minh bạch thông tin, hoàn thiện bộ tiêu chí báo cáo của DNNN thống nhất chung của các bộ ngành, các DNNN CPH phải niêm yết trên thị trường chứng khoán nếu đủ điều kiện góp phần tăng lượng cung cho thị trường và minh bạch hóa thông tin. Cơ quan điều phối hoặc sở hữu DNNN cần phát triển hệ thống báo cáo nhất quán và tổng hợp về các DNNN và hàng năm phải công bố bản báo cáo tổng hợp về các DNNN. Doanh nghiệp nhà nước cần xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ hiệu quả và thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ dưới sự giám sát và báo cáo trực tiếp cho HĐQT và Ủy ban Kiểm toán hay bộ phận tương đương. Doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, phải tiến hành kiểm toán độc lập hàng năm dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Sự tồn tại của các thủ tục kiểm soát nhà nước cụ thể không thể thay thế cho kiểm toán độc lập. Doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán chất lượng cao giống như các công ty niêm yết. Doanh nghiệp nhà nước lớn hoặc đã niêm yết phải công bố thông tin tài chính và phi tài chính theo các tiêu chuẩn chất lượng cao được quốc tế công nhận. Doanh nghiệp nhà nước cần công bố các thông tin quan trọng, và ngoài ra phải tập trung vào các lĩnh vực mà nhà nước với tư cách là CSH và công chúng quan tâm. Gồm: 1. Bản cáo bạch rõ ràng cho công chúng về mục tiêu của doanh nghiệp và thành quả đạt được. 2. Quyền sở hữu và cơ cấu biểu quyết của doanh nghiệp. 3. Bất kỳ yếu tố rủi ro quan trọng nào và biện pháp quản lý các rủi ro đó. 4. Bất kỳ sự trợ giúp tài chính nào, bao gồm cả bảo lãnh, nhận được từ nhà nước và bất kỳ cam kết nào nhà nước thực hiện nhân danh doanh nghiệp. 5. Bất kỳ giao dịch vật chất nào với các bên có liên quan. Tăng

cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và minh bạch, công khai thông tin hoạt động của DNNN; cải thiện cơ bản tính minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình của DNNN, đặc biệt là về tài chính, đầu tư, mua sắm, sử dụng vốn của Nhà nước, chi phí, kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận, công tác cán bộ, các giao dịch lớn, giao dịch với người có liên quan của người quản lý, tài sản và thu nhập của người quản lý theo các chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật. Hoàn thiện chế độ kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán và hệ thống báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực quốc tế; thực hiện đánh giá hợp lý giá trị của tài sản, xác định đúng chi phí, giá thành sản xuất. Hoàn thiện chế độ công bố các báo cáo tài chính, thông tin tài chính và thông tin kinh doanh, điều hành tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo tiêu chuẩn như các công ty niêm yết; tăng cường trách nhiệm giải trình của chủ tịch HĐQT và ban giám đốc.

Người đại diện CSH, người đại diện phần vốn, người quản lý doanh nghiệp phải trực tiếp chịu trách nhiệm và giải trình đối với kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN. doanh nghiệp lâm vào tình trạng, thua lỗ, xảy ra tổn thất, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, mất khả năng thanh toán, không bảo toàn được vốn, tài sản của Nhà nước giao thì người đại diện CSH, người đại diện phần vốn của Nhà nước, người quản lý phải chịu trách nhiệm về dân sự, hành chính hoặc hình sự và bị xử lý theo quy định pháp luật.

Xây dựng quy chế thông tin nội bộ: Các tập đoàn và tổng công ty nhà nước phải xây dựng quy chế thông tin nội bộ nhằm đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và liên tục cho HĐQT; phải có Ban kiểm soát bao gồm các thành viên độc lập và có đầy đủ nhân lực có kiến thức và trình độ, không kiêm nhiệm nhằm cung cấp cho cổ đông, HĐQT những đánh giá khách quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Bắt buộc DNNN phải thiết lập hệ thống quy chế quản trị nội bộ và kiểm soát nội bộ. Đây là giải pháp nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của từng thành viên HĐQT, mối quan hệ giữa HĐQT với bộ phận điều hành theo yêu cầu hạn chế tình trạng HĐQT tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành của doanh nghiệp nhưng cũng hạn chế tình trạng HĐQT cũng như các thành viên của hội

động bị tách rời khỏi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời nhằm ngăn ngừa rủi ro gian lận gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Nội dung các thể chế quản trị nội bộ cụ thể gồm: Điều lệ công ty, Quy chế quản trị nội bộ công ty, Quy chế làm việc của HĐQT, Quy chế làm việc của Ban Kiểm soát, Quy chế tổ chức đại hội đồng cổ đông, Quy chế người đại diện vốn ở các công ty con, Quy chế làm việc của Ban giám đốc, Quy định chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, Quy chế tài chính, Quy chế phối hợp, Các bản mô tả công việc, quy định chức năng nhiệm vụ của các bộ phận chức năng thuộc hệ thống điều hành, Các quy chế làm việc của các bộ phận chức năng, Các quy trình quản trị: Quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ và quản trị phải trả, Quy trình quản trị tài sản cố định, Quy trình quản trị hàng tồn kho, Quy trình quản trị lao động, tiền lương, Quy trình bán hàng và quản trị công nợ phải thu, Quy trình quản trị tiền mặt, Quy trình quản lý vốn, Quy trình quản lý tài sản cố định, Quy trình phân tích và đối chiếu, Quy trình tuân thủ quy định về thuế, Quy trình tính giá thành, Quy trình kế toán, báo cáo tài chính vào báo cáo quản trị…

Ba là, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của đại diện chủ CSH; xây dựng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược, đủ năng lực và đạo đức cho hệ thống DNNN.

Xác định cụ thể và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của CSH, người đại diện CSH (HĐTV/HĐQT) và người điều hành (Tổng giám đốc, Giám đốc) trong DNNN để bảo đảm quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, không để bị chồng chéo, gây mâu thuẫn trong quản lý, giám sát và điều hành làm giảm hiệu lực quản lý, giám sát của CSH và giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tăng cường trách nhiệm giải trình của HĐTV và Ban điều hành. Chủ sở hữu quyết định việc bổ nhiệm, quy hoạch, miễn nhiệm đối với HĐTV/HĐQT, HĐTV/HĐQT có quyền quyết định bổ nhiệm, quy hoạch, miễn nhiệm đối với Ban giám đốc điều hành doanh nghiệp, khuyến khích và áp dụng rộng rãi tuyển chọn người điều hành doanh nghiệp thông qua thi tuyển cạnh tranh và làm việc theo chế độ hợp đồng thuê quản lý

doanh nghiệp, từng bước hình thành thị trường lao động quản lý. Nêu cao vai trò và trách nhiệm của HĐQT, HĐTV và ban thường vụ đảng ủy.

Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và nâng cao trách nhiệm của các vị trí việc làm, chức danh quản lý trong hệ thống quản trị, điều hành và tác nghiệp của DNNN. Xác định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT, HĐTV và ban điều hành trong hệ thống, quản trị, điều hành doanh nghiệp. Hội đồng quản trị, HĐTV chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và CSH DNNN về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện và tăng tỷ lệ của thành viên độc lập trong HĐQT, HĐTV. Ban kiểm soát, kiểm soát viên phải thực sự là công cụ giám sát hữu hiệu của CSH, hoạt động độc lập và không chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của HĐTV, HĐQT và ban điều hành của doanh nghiệp. Tổng giám đốc và các thành viên ban điều hành của DNNN do HĐTV/HĐQT thuê, bổ nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động.

Tách người quản lý DNNN khỏi chế độ viên chức, công chức. Triển khai rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với tất cả các chức danh quản lý, điều hành và các vị trí công việc khác trong doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo của DNNN. Rà soát, nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, phẩm chất đạo đức đối với người quản lý của DNNN. Có chiến lược đào tạo bồi dưỡng bài bản đội ngũ các nhà quản lý, điều hành (cán bộ quản lý nhà nước, thành viên HĐQT, HĐTV, ban kiểm soát, kiểm soát viên, giám đốc điều hành) theo chuẩn mực quốc tế và văn hóa Việt Nam; xây dựng cơ chế lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ phù hợp; xây dựng cơ chế thuê Tổng giám đốc, giám đốc điều hành, thành viên HĐQT, HĐTV; xây dựng và thực hiện cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐQT, HĐTV, Ban điều hành, đồng thời có chế độ đãi ngộ và gắn trách nhiệm tương xứng với hiệu quả công việc. Thiết lập các hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ có hiệu quả trong việc phòng ngừa, phát hiện,

ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật, rủi ro, xung đột lợi ích, lợi ích nhóm, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tiêu cực, tham nhũng.

Ban hành Quy chế lựa chọn và hoạt động của người đại diện CSH vốn của Nhà nước ở các Tập đoàn, tổng công ty, và các công ty có vốn nhà nước:

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 136 -144 )

×