Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27430 (Trang 29 - 33)

8. Cấu trúc của luận án

1.2.3. Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và

giai đoạn điều tra và phân tích sơ bộ của lập kế hoạch và quản lý [55].

Nguyên tắc kết nối: Phạm trù kết nối được đề cập ở đây đặc biệt giải quyết mối quan hệ tương quan và các kết nối giữa các thành phần và quá trình vật lý, hóa học và sinh thái học; giữa việc sử dụng tài nguyên đa dạng, giao thoa và thường xuyên xung đột, giữa nhiều thực thể mà tạo ra cộng đồng lợi ích chung. Các công cụ phân tích bao gồm phân tích hệ thống, phân tích không gia, xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích quan hệ tương tác [56].

Nguyên tắc chiến lược: Khía cạnh chiến lược của quản lý tổng hợp TNMT có thể được xem như một quá trình sàng lọc nhằm mục đích quy hoạch TNMT tổng hợp nhằm thực hiện quản lý thích ứng. Tiếp cận này thúc đẩy định hướng hành động và khắc phục sự chậm trễ trong triển khai các kế hoạch quản lý [57].

Tiếp cận tương tác/phối hợp: Mức độ phối hợp và hợp tác mang tính liên tổ chức và liên chính phủ: Nâng cao nỗ lực gắn kết cộng đồng thông qua các tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên; công nhận kiến thức của các nhóm lợi ích; gắn kết các bên liên quan vào quá trình xây dựng kế hoạch và ra quyết định [58]. Tiếp cận tương tác hướng tới mục đích và mục tiêu chung của hệ thống quản lý, đồng thời thừa nhận việc ra quyết định và quản lý được chia sẻ đối với các lợi ích về tài nguyên môi trường.

1.2.3. Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường môi trường

Không gian lãnh thổ là một không gian địa lý, được gọi theo quy định của pháp luật, như lãnh thổ Quốc gia; hoặc theo những đặc thù về thiên nhiên hoặc văn hoá, như: lãnh thổ (vùng, miền) núi, lãnh thổ ngôn ngữ. Khái niệm lãnh thổ gắn liền với những ranh giới đã được xác địnhTổ chức không gian là một quá trình phân bố các đối tượng tự nhiên - xã hội có các mối quan hệ liên thuộc, tương đồng, gắn kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau trong một không gian xác định thông qua cân bằng sinh thái bằng hệ thống tổ chức tự điều chỉnh.

Trong không gian được tổ chức đó, nhiệm vụ quản lý tổng hợp TNMT được xác định là đưa ra kế hoạch, hoặc phương hướng chiến lược, hay biện pháp quy hoạch cùng với các chế tài nhằm giúp cho người ra quyết định định hướng hay điều chỉnh việc khai thác, sử dụng, tái tạo các nguồn tài nguyên thiên

thoái môi trường trong phạm vi một lãnh thổ xác định. Trong đó bao gồm hai hình thức: quản lý nhà nước và quản lý cộng đồng về tài nguyên và môi trường. PVCN cho quản lý TNMT với nội hàm là một quá trình phân chia hay tổ chức -tổ chức lại lãnh thổ có quy mô khác nhau, có mối quan hệ về mặt không gian với sự liên kết tích hợp các chức năng tài nguyên và môi trường một cách biện chứng và có quy luật đáp ứng các yêu cầu về tổ chức hay tổ chức lại không gian phục vụ mục đích quản lý tổng hợp TNMT.

Quản lý tổng hợp TNMT định hướng phát triển đa mục đích: giảm nghèo, tăng cường an ninh lương thực và bảo vệ môi trường. Quản lý tổng hợp hướng tới quản lý các tác động tiêu cực, tương tác giữa các yếu tố khác nhau cấu thành nên tiểu vùng chức năng.

1.2.2.3. Mục tiêu, quy trình, nguyên tắc, phương pháp phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý

Theo khía cạnh phân vùng, PVCN là phân chia các vùng nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, ngăn ngừa các tác động bất lợi cho sự phát triển đối với TNMT. Việc phân chia vùng được xác định bằng các hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí được xây dựng trên các cơ sở các đặc tính của các đơn vị phân chia lãnh thổ (phân vùng) bao gồm: tính toàn vẹn lãnh thổ (tính không lặp lại), tính ước định ranh giới (có thể xác định hoặc không) và tính chủ quan (thể hiện mục đích của phân vùng).

Mục đích phân vùng chức năng là xác lập được cơ sở khoa học để điều hòa sự phát triển của ba hệ thống môi trường - kinh tế - xã hội đang tồn tại và hoạt động, đảm bảo sự phát triển của hệ thống KTXH phù hợp trong khả năng chịu tải của hệ thống tự nhiên, bảo vệ môi trường và PTBV.

Nguyên tắc phân vùng chức năng: Các vùng, tiểu vùng chức năng được phân định ranh giới theo các nguyên tắc chung sau:

- Tôn trọng tính khách quan của vùng: Vùng là một thực thể khách quan, được hình thành do tác động tương hỗ lâu dài của các yếu tố tự nhiên và tác động của con người, tuân theo quy luật tự nhiên về dòng năng lượng và trao đổi vật chất.

Chấp nhận tính đồng nhất tương đối của vùng: Mỗi vùng được phân chia theo sự đồng nhất của nhiều tiêu chí, vấn đề quan trọng là xác định được các tiêu

chí chính (mang tính trội đặc trưng) và tiêu chí phụ (mang tính bổ sung) đối với từng cấp độ phân vùng.

- Phù hợp với chức năng tự nhiên - kinh tế - sinh thái của vùng: Mỗi tiểu vùng được xem là một hệ thống. Chức năng của vùng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa các hợp phần trong mỗi vùng. Mỗi hệ tiểu vùng có một vài chức năng đặc trưng.

Phù hợp với phương thức quản lý: Phân vùng chức năng là một công cụ để quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên trong khả năng chịu tải của hệ sinh thái. Ranh giới phân chia các tiểu vùng thường là ranh giới tự nhiên, trong trường hợp đặc biệt thì có thể khoanh vẽ theo ranh giới hành chính.

Các phương án phân vùng chức năng: PVCN được xây dựng theo các phương án sau:

Dựa trên mức độ phát triển: Theo phương án này có thể phân khu vực lãnh thổ ra thành các vùng: vùng phát triển, vùng đệm và vùng bảo vệ (bảo tồn) nhằm mục đích quản lý lãnh thổ. Trong một số trường hợp, vùng phát triển có thể được chia nhỏ hơn thành những tiểu vùng như: Tiểu vùng phát triển thấp (ít tập trung các hoạt động phát triển); Tiểu vùng phát triển cao (tập trung nhiều hơn các

hoạt động phát triển); Tiểu vùng phát triển đa ngành (tập trung nhiều ngành và nhiều hoạt động phát triển khác nhau). Tiểu vùng phát triển thấp có thể đóng vai trò như một vùng đệm. Vùng bảo tồn cũng có thể được phân chia thành các tiểu vùng nhỏ hơn như: khu vực bảo tồn nghiêm ngặt; khu vực bảo tồn thông thường; Vườn quốc gia; khu phục hồi sinh thái.

Dựa trên chức năng sử dụng nguồn lợi cho các hoạt động phát triển: không gian vùng, tiểu vùng có thể được phân chia thành các tiểu vùng nông nghiệp, tiểu vùng lâm nghiệp, tiểu vùng nuôi trồng thủy sản, tiểu vùng công nghiệp, tiểu vùng bảo tồn thiên nhiên,...

Dựa trên mức độ khai thác tài nguyên của các hoạt động phát triển: có thể phân thành: vùng hạn chế khai thác (các hoạt động kinh tế giới hạn trong một ngưỡng yếu tố nhất định); vùng khai thác độc quyền (hoạt động phát triển được sử dụng tài nguyên chỉ dành cho một chủ thể); vùng khai thác đa ngành (dành cho các hoạt động phát triển của nhiều chủ thể thuộc các lĩnh vực khác nhau).

chí bao gồm:

- Tiêu chí về sự đồng nhất tương đối của các điều kiện địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai và BĐKH: Các đơn vị phân vùng chức năng có những đặc điểm chung, tương đồng về điều kiện tự nhiên, cơ cấu tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường, tác động của thiên tai, tác động và khả năng thích ứng với BĐKH trong phạm vi vùng và khác biệt với các đơn vị phân vùng lân cận. Đây là tiêu chí trội để xác định ranh giới giữa các đơn vị PVCN dựa trên các yếu tố vật lý cấu thành vùng.

Tiêu chí về sự đồng nhất tương đối về cấu trúc và chức năng HST: Các đơn vị phân vùng chức năng có các đặc trưng chung, tương đồng về thực trạng các HST, cấu trúc chức năng và xu hướng biến đổi các HST đó trong tương lai.

Tiêu chí về quản lý, quy hoạch và các hoạt động phát triển: Ranh giới các đơn vị vùng được vạch ra trên cơ sở kế thừa và tôn trọng các chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, các quy hoạch ngành của vùng, tỉnh, huyện trên cơ sở ranh giới hành chính đã được phê duyệt, đảm bảo cho mỗi vùng phát huy được tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên.

* Bộ chỉ tiêu tổng hợp phục vụ PVCN:

- Các chỉ tiêu về địa lý tự nhiên và HST: Địa chất - địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thảm thực vật và hệ sinh thái,…;

Các chỉ tiêu về KTXH: Hoạt động sản xuất; phát triển đô thị, công nghiệp; phát triển các khu bảo tồn và tác động nhân sinh khác.

Các chỉ tiêu về chất lượng môi trường: ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, chất thải rắn và chất thải nguy hại.

Các chỉ tiêu về thiên tai và BĐKH: Nguy cơ trượt lở đất, ngập lụt, xói lở bờ sông. Các yếu tố này được phân tích, lồng ghép vào các tiểu vùng lãnh thổ đã được phân chia.

Các chỉ tiêu về quy hoạch ngành và lãnh thổ.

Trong các bộ chỉ tiêu trên, có những chỉ tiêu chính, mang tính chủ đạo (địa hình, mạng thủy văn) và các chỉ tiêu phụ, có ý nghĩa bổ trợ (thảm thực vật, thiên tai). Dựa vào những chỉ tiêu chính có tính trội chia ra các lãnh thổ quy mô lớn cấp vùng. Các chỉ tiêu phụ được sử dụng để chia nhỏ mỗi vùng thành các tiểu vùng.

Mỗi tiểu vùng có những đặc điểm riêng, không giống với đơn vị liền kề và có tính lặp lại trong không gian. Ranh giới của mỗi tiểu vùng có thể trùng hoặc không trùng hợp với ranh giới của các đơn vị hành chính.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27430 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w