8. Cấu trúc của luận án
3.1.2. Thực trạng quản lý môi trường
3.1.2.1. Quản lý nhà nước về môi trường
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao của tỉnh Phú Thọ góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân đồng thời tác động tiêu cực đến môi trường và các hệ sinh thái, đặc biệt là chất thải do sản xuất công nghiệp, chất thải đô thị. Là tỉnh có nền công nghiệp phát triển tương đối sớm, trong quá trình phát triển KTXH đã hình thành ba khu công nghiệp chính là: Việt Trì; Bãi Bằng - Lâm Thao; Thanh Ba - Hạ Hoà. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở công nghiệp của tỉnh đều sử dụng hệ thống công nghệ cũ từ những năm 1960, máy móc cũ, sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng, nhiên liệu thải ra nhiều chất thải như nước thải, khí thải, chất thải rắn,.... với sự
thiếu đồng bộ hoặc không có công nghệ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào môi trường đã gây tác hại xấu đến chất lượng môi trường xung quanh.
Ngoài ra còn có các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Chất thải trong quá trình sản xuất của các cơ sở này khó kiểm soát và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường sống khu vực xung quanh. Nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn trước đây nằm ở ngoại thành, nay đã đan xen vào
quá trình đô thị hoá tương đối nhanh, dân số tăng đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Trước tình hình đó, tỉnh Phú Thọ đã cụ thể hóa các quy định pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định về BVMT; Xây dựng, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển phù hợp với yêu cầu về phát triển bền vững gắn với BVMT như: Quy hoạch phát triển KTXH đến năm 2020; Quy hoạch sử dụng đất có bố trí quỹ đất cho xử lý rác thải; Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong nghị quyết 23/2016/NQ/TU đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn kết với việc coi trọng và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững; thu hút đầu tư phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường; không cho phép đầu tư vào các loại hình sản xuất, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; từng bước hoàn thiện quy trình xử lý, phục hồi môi trường theo quy chuẩn. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; khai thác sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Các định hướng giải pháp được đưa ra là: (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; (2) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT; (3) Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường; bảo vệ và khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; (4) Bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH; (5) Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý tài nguyên, BVMT, chủ động ứng phó với BĐKH; (6) Áp dụng các biện pháp kinh tế trong BVMT [82, 83].
Tuy vậy, công tác BVMT tỉnh Phú Thọ thời gian qua vẫn còn tồn tại một số khó khăn, thách thức nhất định đã hạn chế hiệu lực của công tác BVMT, nhất là môi trường các khu, cụm công nghiệp, môi trường làng nghề, môi trường đô thị và một số vấn đề môi trường nông thôn [84].
3.1.2.2. Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
Tại Phú Thọ, quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đã được triển khai như mô hình nông dân tham gia xử lý rác thải sinh hoạt do Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện tại thị trấn Lâm Thao và xã Tứ Xã (Lâm Thao), nhưng chưa sâu rộng. Các định hướng BVMT dựa vào cộng đồng được chính quyền khuyến khích nhân rộng bao gồm:
Hình thành các mô hình hợp tác xã chuyên sâu trong BVMT ở các vùng nông thôn;
Phát triển các mô hình hợp tác xã tự quản về môi trường ở cộng đồng; Xây dựng các hợp tác xã dịch vụ môi trường ở các cộng đồng dân cư.