8. Cấu trúc của luận án
2.3.3. Chất lượng môi trường
2.3.3.1. Môi trường không khí
Môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung còn tương đối tốt. Ô nhiễm môi trường không khí ở các khu vực đô thị, cụm công nghiệp và làng nghề đang có chiều hướng gia tăng [62, 63].
Môi trường khu công nghiệp: Kết quả quan trắc 84 mẫu/84 vị trí trong năm 2016 và 2017 của Sở TNMT Phú Thọ cho thấy:
Có 65/84 mẫu có thông số bụi TSP vượt QCVN. Giá trị cao nhất là tại khu vực trung tâm CCN Đồng Lạng và thấp nhất tại khu vực gần Công ty Cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam, huyện Tân Sơn.
Có 32/84 mẫu có thông số tiếng ồn vượt QCVN. Giá trị cao nhất tại khu vực trước cổng Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì tại phường Bến Gót, thành phố Việt Trì.
Có 7/84 mẫu có thông số SO2 vượt QCVN. Giá trị cao nhất tại khu vực xung quanh cách công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao 500m về phía Tây Nam, thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao.
Các thông số CO, H2S, O3 đều trong giới hạn cho phép. Giá trị thông số
Môi trường khu đô thị, dịch vụ: Kết quả quan trắc 40 mẫu/40 vị trí trong hai năm 2016 và 2017 cho thấy:
Có 26/40 mẫu thông số bụi TSP vượt QCVN. Giá trị cao nhất tại trung tâm thương mại phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì.
Có 10/40 mẫu thông số tiếng ồn vượt QCVN. Giá trị cao nhất là tại khu trung tâm thương mại, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì và thấp nhất tại khu 3 xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn.
Các thông số CO, H2S, O3 đều trong giới hạn cho phép. Giá trị cao nhất tại khu 1, thị trấn Lâm Thao; thấp nhất tại khu 3, xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa.
Môi trường làng nghề: Kết quả quan trắc 22 mẫu/22 vị trí trong hai năm 2016 và 2017 cho thấy:
Có 16/22 mẫu thông số bụi TSP vượt QCVN. Giá trị cao nhất tại khu dân cư gần lò gạch liên hoàn khu 1 A, B, xã Xuân Huy, huyện Lâm Thao và thấp nhất tại khu vực làng Chè Khuân, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn.
Có 4/22 mẫu thông số tiếng ồn vượt QCVN. Giá trị cao nhất tại khu vực lò gạch, khu 8, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao.
Có 3/22 mẫu thông số SO2 vượt QCVN, giá trị cao nhất tại khu vực lò gạch, khu 8, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao.
2.3.3.2. Môi trường nước mặt
Môi trường nước sông Hồng: đang có dấu hiệu ô nhiễm, suy giảm về chất
lượng tại các đoạn chảy qua khu đô thị, khu vực hoạt động công nghiệp, khai thác khoáng sản sau khi tiếp nhận nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm cục bộ đã xảy ra tại một số cửa thải về các thông số TSS, COD, BOD5, NH4+. Kết quả quan trắc năm 2014, nước sông Hồng đã ô nhiễm TSS, thông số COD, BOD5, NH4+-N. NO2--N, Coliform vượt giá trị giới hạn trung bình 1,11
4,03 lần [62, 63].
Môi trường nước sông Lô: tại một số vị trí đang có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ về TSS, COD, BOD5, TSS cao hơn QCVN khoảng 1,26 - 3,15 lần. Chất hữu cơ cao hơn giá trị QCVN khoảng 1,02 - 2,45 lần.
điểm vượt QCVN 1,23 lần. Chỉ tiêu BOD5 vượt QCVN 1,33 lần do hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi.
2.3.3.3. Môi trường nước dưới đất
Kết quả quan trắc phân tích mẫu nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 đến năm 2014 cho thấy phần lớn các thông số ô nhiễm đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép [62, 63]. Trên địa bàn thị trấn huyện, thành phố, thị xã, nguồn nước dưới đất đang có dấu hiệu bị ô nhiễm ở khu vực thành phố Việt Trì tại các phường: Bạch Hạc, Thanh Miếu, Tiên Cát, Dữu Lâu, Nông Trang, xã Minh Phương, xã Thuỵ Vân, xã Vân Phú. Khu công nghiệp Thụy Vân bị ô nhiễm Asen, sắt, NH4+
, Coliform; riêng nồng độ amoni (NH4+
) trong khu vực bị ảnh hưởng công nghiệp vượt từ 1,37 - 2,43 lần QCVN.
2.3.3.4. Môi trường đất
Kết quả quan trắc, phân tích môi trường đất giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 cho thấy các thông số ô nhiễm đều nằm dưới QCVN rất nhiều lần. Riêng thông số dư lượng thuốc bảo vệ thực vật DDT tại huyện Cẩm Khê có giá trị từ 0,042 - 0,299 mg/kg vượt giới hạn cho phép từ 4,2 - 29,9 lần [62, 63].