8. Cấu trúc của luận án
2.4.2. Phân vùng chức năng tài nguyên bộ phận
Phân vùng chức năng tài nguyên bộ phận lãnh thổ tỉnh Phú Thọ thể hiện các đặc điểm mang tính nguyên tắc sau:
- Các vùng tài nguyên bộ phận là các phần lãnh thổ khép kín cấp vùng, trong đó tài nguyên cần được phân chia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Mỗi vùng tài nguyên bộ phận được phân chia có đặc điểm đồng nhất tương đối về nguồn tài nguyên hay các quá trình tự nhiên cần được xác định, thể hiện sự phân hóa khách quan nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình môi trường.
Sự phân chia vùng đảm bảo được tính phổ quát (đơn giản) nhưng bao quát đặc điểm chính của nguồn tài nguyên hay đặc điểm tác động đến phân bố, sử dụng nguồn tài nguyên - môi trường, thuận tiện cho việc tổ chức không gian quản lý tài nguyên.
Mỗi vùng tài nguyên được phân chia thể hiện mức độ phù hợp cao nhất với các chức năng tự nhiên - kinh tế - sinh thái đặc trưng.
2.4.2.1. Phân vùng địa chất
Tỉnh Phú Thọ được phân chia thành ba vùng theo các thành tạo địa chất (hình 1 Phụ lục 3):
Vùng 1 - Vùng thành tạo Thái cổ: gồm phức hệ Bảo Hà; hệ tầng Ngòi Chi; hệ tầng Thác Bà; hệ tầng Đá Đinh phân bố thành dải hẹp ở phía Bắc tỉnh, phía tả ngạn sông An Thịnh và phía Bắc huyện Đoan Hùng. Trong thành tạo Thái cổ
Vùng 2 - Vùng thành tạo Cổ - Trung sinh: thể hiện sự xen kẽ giữa các thành tạo Cổ sinh ở các hệ tầng Sinh Vinh; hệ tầng Bến Khế; phức hệ Xóm Dấu; phức hệ Ca Vịnh; hệ tầng Sin Quyền; hệ tầng Núi Con Voi; hệ tầng Suối Chiềng với các thành tạo Trung sinh gồm các hệ tầng Mường Tại; Bắc Sơn; Bản Páp; Sông Mùa; Bản Nguồn; Bó Hiềng. Vùng thành tạo này phân bố ở vùng giữa thung lũng
sông Hồng và sông Lô (phía Nam các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh; phía Bắc các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì) và vùng hữu ngạn sông Hồng (phía Nam các huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông; và các huyện Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tân Lập). Trong thành tạo này thường hình thành các mỏ kim loại màu: chì, kẽm, crôm, đồng, thiếc, vonfram hay đa kim liên quan đến macma felsic: bạc, chì, kẽm, vàng, thiếc, vonfram,… nhưng chủ yếu trng quy mô mỏ nhỏ hay các điểm quặng. Đồng thời hình thành các mỏ đá vôi, dolomit,…
Vùng 3 - Vùng thành tạo Tân sinh: liên quan đến các vật liệu hiện đại do dòng chảy tạo thành gồm các thành tạo Neogen trong các hệ tầng Phan Lương; Cổ Phúc và Thạch Khoán xen với các trầm tích Đệ Tứ gồm hệ tầng Vĩnh Phúc; các trầm tích pleistocen trung - thương; Holocen thượng và Holocen hạ - trung phân bố thành dải chạy dọc theo thung lũng sông Hồng kết nối với thung lũng sông An Thinh - sông Lô. Trên lãnh thổ vùng thường hình thành các mỏ sa khoáng và các mỏ vật liệu xây dựng (cát, cuội - sỏi).
2.4.2.2. Phân vùng địa mạo
Bản đồ địa mạo tỉnh Phú Thọ thể hiện rõ nét ba lớp địa mạo: lớp đồng bằng (các kiểu địa mạo 1 - 3), lớp đồi (các kiểu địa mạo 4 - 6) và lớp địa mạo núi (các kiểu 7 - 12). Với đặc điểm địa mạo hình thái được phân chia, có thể thấy rõ sự phân hóa ra bốn vùng địa mạo sau (hình 2 Phụ lục 3):
Vùng 1 - Vùng đồng bằng thung lũng sông Hồng - sông Đà: phân bố
thành dải chạy dọc theo thung lũng sông Hồng - sông Đà trên địa bàn các huyện Cẩm Khê, Yên Lập, bao gồm diện tích các đồng bằng thung lũng trên phạm vi các huyện Hạ Hòa; Cẩm Khê - Thanh Ba; Tam Nông - Lâm Thao và phần phía Bắc huyện Thanh Thủy.
Vùng 2 - Vùng đồi bóc mòn xen thung lũng phía Đông Bắc: phân bố trên địa bàn phía Đông Bắc tỉnh, bao chiếm gần như toàn bộ diện tích lưu vực thung lũng sông Lô và tả ngạn sông Hồng, gồm hầu hết các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì.
Vùng 3 - Vùng đồi - núi thấp xen thung lũng tích tụ hẹp trung tâm: phân bố trên vùng đất trung tâm Phú Thọ, bao gồm phần lớn diện tích đồi núi huyện Cẩm Khê, Yên Lập, và dải hẹp thung lũng sông Mùa - sông Bứa địa bàn các huyện Tân
Vùng 4 - Vùng núi thấp bóc mòn - rửa trôi phía Tây: phân bố trên vùng núi thấp, núi đá phía Tây, đó là phần lớn diện tích phía Tây huyện Yên Lập, huyện Thanh Sơn và huyện Tân Sơn.
2.4.2.3. Phân vùng khoáng sản
Mức độ tập trung khoáng sản được biên tập trên bản đồ phân bố khoáng sản phân tán tỉnh Phú Thọ từ bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1/200.000. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có thể xác định hai vùng có mức độ tập trung khoáng sản khác nhau gồm (hình 3 Phụ lục 3):
Vùng 1 - Vùng tập trung ít khoáng sản: phân bố ở phía Đông Bắc tỉnh, bao chiếm toàn bộ diện tích lưu vực thung lũng sông Lô và thung lũng sông Hồng.
Vùng 2 - Vùng tập trung nhiều khoáng sản: phân bố ở phía Tây Nam tỉnh, bao chiếm hầu như toàn bộ vùng đồi núi phía Tây Nam.
Ranh giới giữa hai vùng gần như chạy theo ranh giới hành chính các huyện Cẩm Khê - Yên Lập, Tam Nông - Thanh Sơn và chia đôi huyện Thanh Thủy.
2.4.2.4. Phân vùng mạng lưới sông suối và nguồn cấp nước
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có bốn hệ thống sông, hình thành bốn mạng lưới sông suối - nguồn cấp nước cho các địa phương như sau (hình 4 Phụ lục 3):
Vùng 1 - Vùng cấp nước lưu vực sông Lô: bao gồm toàn bộ mạng sông suối lưu vực sông Lô và là nguồn cấp nước cho diện tích các huyện Đoan Hùng,
Vùng 2 - Vùng cấp nước lưu vực sông Thao: bao gồm toàn bộ mạng sông suối lưu vực sông Thao và là nguồn cấp nước cho diện tích các huyện Hạ
(iii) Vùng 3 - Vùng cấp nước lưu vực sông Mùa - sông Bứa: bao gồm toàn bộ mạng sông suối lưu vực sông Mùa - sông Bứa và là nguồn cấp nước cho diện tích đồi núi huyện Tân Sơn và phần phía Tây huyện Thanh Sơn.
Vùng 4 - Vùng cấp nước lưu vực sông Đà: bao gồm toàn bộ mạng sông suối lưu vực sông Đà và là nguồn cấp nước cho diện tích phần phía Đông huyện
Thanh Sơn và phía Nam huyện Thanh Thủy.
2.4.2.5. Phân vùng thổ nhưỡng
Lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Phú Thọ gồm hai nhóm đất chính: nhóm đất tự thành - đất Feralit đỏ vàng phát triển trên các loại đá khác nhau và đất thủy thành - đất phù sa sông, suối và đất dốc tụ thung lũng. Đó là cơ sở phân hóa lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Phú Thọ thành ba vùng (hình 5 Phụ lục 3):
Vùng 1 - Vùng đất feralit đỏ vàng đồi núi phía Đông: bao gồm diện tích các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, Lâm Thao và thành phố Việt Trì đang được khai thác phát triển nông - lâm nghiệp.
Vùng 2 - Vùng đất phù sa - dôc tụ thung lũng sông: bao gồm diện tích
thung lũng các sông Lô, Hồng, Đà trên địa bàn các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy đang được khai thác phát triển các cánh đồng nông nghiệp - khu công nghiệp - các khu vực đô thị - dịch vụ.
Vùng 3 - Vùng đất feralit đỏ vàng phía Tây: bao gồm diện tích đồi núi huyện Yên Lập; Tân Sơn và huyện Thanh Sơn đang được khai thác phát triển lâm nghiệp.
2.4.2.6. Phân vùng các hệ sinh thái
Trên bản đồ phân bố các hệ sinh thái tỉnh Phú Thọ thể hiện sự phân hóa rõ nét hai nhóm hệ sinh thái chính thành hai vùng sinh thái (hình 6 Phụ lục 3):
(i) Vùng 1 - Vùng có các hệ sinh thái nông nghiệp (nông – lâm) chiếm ưu thế: bao gồm diện tích các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, thành phố Việt Trì, Cẩm Khê, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy. Vùng hiện đang được khai thác cho phát triển các cánh đồng nông nghiệp, các khu công nghiệp và các khu vực đô thị - dịch vụ.
(ii) Vùng 2 - Vùng có các hệ sinh thái rừng chiếm ưu thế: bao gồm diện tích đồi núi huyện Tân Sơn và huyện Thanh Sơn, hiện đang được khai thác cho phát triển nông - lâm nghiệp sinh thái.
2.4.2.7. Phân vùng nguy cơ trượt lở - lũ quét
Theo bản đồ hiện trạng và phân tích nguy cơ trượt lở - lũ quét tỉnh Phú Thọ có thể phân chia thành ba vùng (hình 7 Phụ lục 3):
Vùng 1 - Vùng có nguy cơ trượt lở - lũ quét cao: bao gồm diện tích thung lũng các hệ thống sông Hồng, sông Đà, sông Mùa - sông Bứa trên địa bàn các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, Cẩm Khê, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Sơn và phía Nam huyện Thanh Thủy. Trong vùng tập trung cao các điểm lũ quét, sạt - trượt lở đất.
Vùng 2 - Vùng có nguy cơ trượt lở - lũ quét trung bình: bao gồm một phần diện tích huyện Đoan Hùng, huyện Phù Ninh, thành phố Việt Trì, huyện Lâm
Thao. Trên địa bàn phân bố phân tán một lượng nhỏ các điểm sạt trượt lở đất.
Vùng 3 - Vùng có nguy cơ trượt lở - lũ quét thấp: bao gồm diện tích đồi núi huyện Tân Sơn và phía Tây huyện Thanh Sơn. Tại đây chỉ phân bố phân tán một số điểm lũ quét, trượt lở đất.
2.4.2.8. Phân vùng hoạt động công nghiệp
Phần lớn khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tập trung vào dải trung tâm tỉnh dọc theo thung lũng sông Thao, nơi quy tụ diện tích đất bằng, nhiều cơ sở hạ tầng xã hội (viễn thông, điện, đường cấp nước, đường giao thông, mạng lưới dịch vụ,…) và hạ tầng kỹ thuật (các khu, cụm công nghiệp, hệ thống cấp điện; cấp - thoát nước, …) theo đó, hình thành ba vùng hoạt động công nghiệp (hình 8 Phụ lục 3):
(i) Vùng 1 - Vùng tập trung hoạt động công nghiệp mức cao: bao chiếm diện tích đất thấp trên địa bàn các huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao, thành phố Việt Trì, Tam Nông, huyện Thanh Thủy và phần nhỏ phía Đông huyện Thanh Sơn. Địa bàn tập trung cao các khu, cụm công nghiệp, các đô thị, trung tâm dịch vụ.
hầu như không có sự phân bố các khu, cụm công nghiệp, các đô thị.
Vùng 3 - Vùng hoạt động công nghiệp phân tán (ít tập trung): bao chiếm một phần diện tích huyện Yên Lập, huyện Tân Sơn và huyện Thanh Sơn với sự
phân bố phân tán một lượng nhỏ các khu, cụm công nghiệp, các đô thị.
2.4.2.9. Phân vùng phát triển kinh tế
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ, lãnh thổ tỉnh được phân chia thành hai vùng phát triển [7]:
(i) Vùng 1 - Vùng tả ngạn sông Hồng: bao gồm các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Việt Trì - Lâm Thao - Phù Ninh - thị xã Phú Thọ. Vùng được định hướng phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp: sản xuất lương thực, thực phẩm, trồng cây công nghiệp dài ngày (chè), cây ăn quả (bưởi, hồng không hạt,…), đặc biệt là nông nghiệp ven đô; phát triển nuôi trồng thủy sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch lễ hội về cội nguồn và phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Vùng thể hiện vai trò chủ đạo thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh, thu hút các dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ và nhà ở chất lượng cao, các khu vui chơi giải trí, để đóng góp lớn hơn vào tăng kinh tế của tỉnh, có tác dụng lôi kéo và hỗ trợ các vùng khác phát triển.
Vùng 2 - Vùng hữu ngạn sông Hồng: bao gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy được định hướng phát huy lợi thế của vùng để tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất và rừng để phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ có quy mô lớn và vùng trồng cây nguyên liệu, cây lấy gỗ; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình kinh tế trang trại. Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khôi phục và phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp (mây, tre, trúc, gỗ,…). Tập trung thu hút vốn đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, du lịch, để khai thác quỹ đất, điểm kết nối đường xuyên Á, đường Hồ Chí Minh với các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn trong hệ thống các tuyến, điểm du lịch của tỉnh.