QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27430 (Trang 33)

8. Cấu trúc của luận án

1.3.QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống và tổng hợp: Các đơn vị lãnh thổ địa lý là một hệ thống phức tạp gồm các hợp phần tự nhiên và KTXH được cấu thành có tác động tương hỗ lẫn nhau thông qua các dòng vật chất, năng lượng và thông tin. Tại tỉnh Phú Thọ, công tác phân vùng và công tác đánh giá cho từng vùng/tiểu vùng được xem xét và nhìn nhận một cách đầy đủ về các nhân tố tạo vùng và các đơn vị không gian trong hệ thống phân vùng. Đây là một quan điểm hữu dụng cho việc quy hoạch lãnh thổ, bảo vệ TNMT phục vụ phát triển bền vững; là cơ sở để đánh giá tổng hợp và dự báo khả năng sử dụng các đơn vị phân vùng tại khu vực nghiên cứu và đề xuất các định hướng sử dụng hợp lý chúng.

Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: quan điểm này cho phép xem xét hiện trạng, diễn biến TNMT trong một giai đoạn, xác định hướng sử dụng trong tương lai dựa trên dữ liệu về hiện trạng và thực tế phát triển trong quá khứ. Theo tiếp cận này, các biện pháp sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ môi trường được đề xuất sẽ đảm bảo được tính kế thừa giữa quy hoạch với hiện trạng phát triển.

Quan điểm phát triển bền vững: các phương án phân tích, đánh giá, đề xuất định hướng sử dụng hợp lý TNMT tại tỉnh Phú Thọ được xem xét đảm bảo hài hòa cả ba khía cạnh: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. PTBV duy trì sự phát triển liên tục, ổn định đồng thời đảm bảo được hài hòa trên mọi lĩnh vực trong quá trình phát triển; duy trì sự cân bằng những nhu cầu của con người với công bằng xã hội, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường.

1.3.2. Phương pháp và kỹ thuật sử dụng

1.3.2.1. Các phương pháp khảo sát thực địa

a) Phương pháp khảo sát thực địa theo tuyến và điểm

Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã thực hiện 3 đợt thực địa chính tại tỉnh Phú Thọ.

thuộc UBND tỉnh Phú Thọ (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Thống kê, Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Phú Thọ,....) để thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu trong luận án. Thực địa toàn tỉnh Phú Thọ.

- Đợt 2 (Tháng 12/2018): làm việc với UBND huyện Thanh Sơn và huyện Đoan Hùng về các vấn đề sử dụng và quản lý tài nguyên. Thực địa khảo sát chi tiết hai huyện.

- Đợt 3 (Tháng 1/2019): khảo sát thực tế tại một số xã thuộc 2 huyện Thanh Sơn (xã Hương Cần và xã Võ Miếu) và Đoan Hùng (xã Ngọc Quan và xã Minh Phú) về các vấn đề sử dụng tài nguyên và phát triển KTXH. Thực địa khảo sát chi tiết tại các xã điều tra.

b) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

(i) Điều tra cán bộ địa phương bằng bảng hỏi PSR:

Bảng hỏi được xây dựng dựa trên khung phân tích Áp lực - Hiện trạng - Đáp ứng (PSR) được Cơ quan bảo vệ môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) (1995) phát triển nhằm mục tiêu phân tích sự tác động của hoạt động phát triển KTXH đến tài nguyên và môi trường. Các yếu tố trong bảng hỏi được đề cập bao gồm:

- Chỉ thị về áp lực (Pressure): gồm những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng TNMT. Chỉ thị áp lực không bao trùm tất cả các khía cạnh trong sử dụng TNMT, chỉ phản ánh những ảnh hưởng và tác động từ những hoạt động của con người và tự nhiên lên TNMT. Chỉ thị áp lực thường được xây dựng, nghiên cứu và phát triển dựa trên các số liệu thống kê.

Chỉ thị về hiện trạng (State): là đặc trưng về cường độ, phạm vi phân bố và tỉ lệ thay đổi của các yếu tố TNMT,… phản ánh sự thay đổi và khả năng phục hồi từ những thay đổi, thể hiện mối liên hệ giữa sử dụng tài nguyên và chất lượng tài nguyên.

Chỉ thị về đáp ứng (Response): phản ánh ý thức, nỗ lực của người sử dụng tài nguyên và Nhà nước nhằm tác động lên áp lực và hiện trạng chất lượng tài nguyên. Chỉ thị đáp ứng hỗ trợ đánh giá hoạt động cải tạo chất lượng, gia tăng giá trị; giá trị sử dụng tài nguyên.

Tổng cộng có 60 cán bộ quản lý thuộc hai huyện Đoan Hùng và Thanh Sơn tham gia phỏng vấn và trả lời bảng hỏi trong các cuộc tọa đàm. Bảng hỏi được thiết kế theo 3 chủ đề, 10 phụ chủ đề và được đánh giá theo thang Likert 5:

Áp lực trong sử dụng tài nguyên đất (P): Yếu tố tự nhiên (PTN), các yếu tố áp lực kinh tế xã hội (PKX).

Thực trạng sử dụng tài nguyên đất (S): Thoái hóa đất nông nghiệp (STHD), biến động SDĐ nông nghiệp (SBDD), cây trồng nông nghiệp (SCT), phương thức canh tác của cư dân bản địa (SPC).

Giải pháp đáp ứng trong sử dụng tài nguyên đất (R): Giải pháp bảo vệ tài nguyên đất (RBTN), giải pháp về phương thức canh tác (RPCT), tăng cường áp dụng tri thức bản địa trong canh tác (RTBD), giải pháp về chính sách sử dụng đất nông nghiệp (RCSD).

Điều tra cư dân địa phương bằng bảng hỏi SEM:

Tổng cộng có 560 cư dân địa phương thuộc 4 xã là Hương Cần, Võ Miếu (huyện Thanh Sơn), Ngọc Quang, Minh Phú (huyện Đoan Hùng) tham gia phỏng vấn và trả lời bảng hỏi. Bảng hỏi đề cập tới 5 chủ đề và được thiết kế theo thang đo Likert 7: Cơ chế chính sách và quản lý đất đai (CQ), quỹ đất và chất lượng đất (QL), hiện trạng sử dụng đất (SD), vấn đề phát triển kinh tế xã hội (KX), đánh giá sự hài lòng về công tác đất đai tại địa phương (HL).

1.3.2.2. Các phương pháp xử lý số liệu

a) Phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha

Khi lập bảng câu hỏi nghiên cứu sẽ có các biến quan sát x1, x2, x3,... là các biến con của nhân tố A. Thay vì đi đo lường cả một nhân tố A tương đối trừu tượng và khó đưa ra kết quả chính xác, nhằm nghiên cứu đo lường các biến quan sát nhỏ bên trong rồi suy ra tính chất của nhân tố. Tuy nhiên, không phải lúc nào tất cả các biến quan sát x1, x2, x3,... đưa ra để đo lường cho nhân tố A đều hợp lý, đều phản ánh được khái niệm, tính chất của A. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha (CA) cho phép đánh giá mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng giá trị [0, 1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, hệ số CA quá lớn (> 0,95) cũng không tốt, hiện tượng này

gì nhau.

Phương pháp phân tích thống kê mô tả sử dụng thang đo Likert

Kết quả thu được từ bảng hỏi PSR được xây dựng và xử lý theo các đại lượng thống kê mô tả bằng thang đo Likert. Trong đề tài, các đại lượng thống kê mô tả được sử dụng bao gồm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn:

Giá trị trung bình (wMean) cho thang đo Likert 5:

Trong đó: Xi là điểm Likert do lựa chọn đánh giá từ người trả lời (điểm từ 1 đến 5 tương ứng với các mức độ đồng ý); pi(Xi) là xác suất lựa chọn mức đánh giá.

Độ lệch chuẩn (wStD) cho thang đo Likert 5:

1.3.2.3. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Phương pháp bản đồ được sử dụng trên thực địa và nghiên cứu trong phòng. Bản đồ địa hình được sử dụng để xác định vị trí các điểm và tuyến khảo sát ngoài thực địa, thu thập các thông tin chuyên đề và là cơ sở để thống nhất, chuẩn hóa các bản đồ chuyên đề. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) được sử dụng nhằm cung cấp giải pháp số trong việc số hóa, phân tích và xây dựng các bản đồ chuyên đề và tổng hợp. Trong quá trình nghiên cứu, việc chỉnh biên, biên tập và thành lập các bản đồ hợp phần, bản đồ phân vùng tài nguyên bộ phận, bản đồ phân vùng chức năng, các bản đồ thể hiện kết quả đánh giá chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội, bản đồ định hướng không gian ưu tiên phát triển của luận án được tiến hành trên cơ sở ứng dụng các module sẵn có trong môi trường ArcGIS.

1.3.2.4. Các kỹ thuật sử dụng

Mô hình hóa phương trình cấu trúc (SEM)

SEM là mô hình hóa phương trình cấu trúc thống kê nhằm giải thích mối quan hệ giữa nhiều biến để đánh giá một vấn đề KTXH và môi trường. Mô hình bao

gồm các thành phần: biến quan sát (observed variable), biến tiềm ẩn (latent variable), phương sai, các hệ số hồi quy và hiệp phương sai. SEM gồm 6 bước tính toán [60]:

1) Vận hành các cấu trúc riêng lẻ, ước lượng các biến ẩn theo thang đo Likert.

2) Xây dựng và phát triển các biến đo lường với các mối quan hệ tương quan giữa chúng.

3) Đánh giá tính hợp lệ của mô hình dựa trên giả định tất cả các biến quan sát không tương quan. Các chỉ số đánh giá bao gồm: chỉ số phù hợp tiêu chuẩn (NFI), chỉ số Tucker Lewis (TLI), chỉ số phù hợp so sánh (CFI) và chỉ số phi trung tâm tương đối (RNI).

4) Loại bỏ các biến không phù hợp bằng kỹ thuật phân tích thống kê: kích thước của tải trọng yếu tố; phương sai trung bình chiết xuất (AVE); và xây dựng độ tin cậy (CR).

Xác định gán các mối quan hệ phụ thuộc giữa các biến.

Đánh giá tính hợp lệ của các mô hình cấu trúc và để giải thích các mối quan hệ lý thuyết để đưa ra các kết luận.

Bảng 1.1. Các chỉ số đánh giá tính hợp lý của mô hình SEM

Tiêu chí Ngưỡng đánh giá Nguồn tham khảo

đánh giá

Chi-square/df < 3 (tốt) Carmines và McIver (1981);

< 5 (được chấp nhận trong Ketinger và Lee (1995) Hair (Cmin/df)

một số trường hợp) và nnk. (1998).

P - value < 0,05 Rupp và Segal (1989);

Arbuckle và Wothke (1999).

NFI > 0,90 Chin và Todd (1995); Hair và

nnk. (1998). Chỉ số thích hợp > 0,95 (tốt)

so sánh > 0,90 (trung bình) Bentler và Bonett (1980)

(Comparative Fit > 0,80 (chấp nhận trong

Index: CFI một số trường hợp)

Chỉ số phù hợp Segar và Grover (1993); Chin

GFI (goodness of > 0,95

và Todd (1995). fit index): GFI

AGFI > 0,80 Segar và Grover (1993); Chin và Todd (1995).

Steiger (1990); Segar và

SRMR < 0,08 Grover (1993); Chin và Todd

(1995).

< 0,05 (tốt) Steiger (1990); Segar và

RMSEA 0,05 - 0,10 (trung bình) Grover (1993); Chin và Todd

> 0,10 (không đạt) (1995).

PCLOSE > 0,05 Hair và nnk. (1998).

Mô hình SEM gồm các mô hình thành phần như sau [60]:

Mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis): Các thang đo khi kiểm định Cronbach’s Alpha cho kết quả tốt sẽ đưa vào

phân tích nhân tố EFA. 4 nhóm nhân tố với 24 yếu tố kỳ vọng ảnh hưởng đến sự hài lòng về công tác quản lý tài nguyên được xác định. 24 biến này được đưa vào phân tích nhân tố với thuật toán Principal Axis Factoring, xoay Promax, kiểm định KMO và Bartlett (đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát). Hệ số tải nhân tố ≥ 0,5 đảm bảo ý nghĩa của mô hình.

Mô hình phân tích nhân tố khẳng định (CFA - Confirmatory Factor Analysis): Sau khi thực hiện phân tích EFA, các thang đo tiếp tục được kiểm tra lại một lần nữa bằng phương pháp nhân tố khẳng định (CFA). Mục đích là đảm bảo chắc chắn hơn về độ tin cậy và giá trị của thang đo dựa trên một số lượng xác định các nhân tố biết trước nhằm hạn chế sai lầm trong việc xác định nhân tố. Để đo độ phù hợp của mô hình, các chỉ số CMIN, CMIN/df, CFI, TLI và RMSEA được sử dụng.

Mô hình Bootstrap kiểm nghiệm ước lượng mô hình: Nhằm kiểm tra lại tính bền vững mô hình lý thuyết được thực hiện với số mẫu lặp lại có thay thế mẫu ban đầu. Khoảng chênh lệch giữa giá trị trung bình ước lượng bằng Boostrap và ước lượng mô hình với mẫu ban đầu càng nhỏ cho phép kết luận các ước lượng mô hình có thể tin cậy được.

Markov-CA là mô hình không gian được sử dụng để xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất, lớp phủ đến các hoạt động KTXH và môi trường [61]. Ma trận chuyển đổi Markov được xây dựng theo mối liên hệ giữa bản đồ lớp phủ tại hai thời điểm đánh giá phục vụ mô hình hóa ở các bước tiếp theo. Dự báo về sự thay đổi các kiểu sử dụng đất theo thời gian được xác định theo công thức:

Vt2 = M x Vt1

Trong đó: M là tỉ lệ thay đổi của các kiểu sử dụng đất trong khoảng thời gian mô phỏng; Vt1 là diện tích của kiểu sử dụng đất tại thời điểm thứ nhất; Vt2 là diện tích của kiểu sử dụng đất tại thời điểm thứ hai.

Để thực hiện mô hình, trước tiên đánh giá biến động SDĐ tại tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2005 - 2015. Tiếp đó mô hình phân tích chuỗi Markov được áp dụng dự báo biến động SDĐ cho giai đoạn tiếp theo bằng công thức:

TDB = TCT + (TCT - TCD)

Trong đó: TDB: Thời điểm dự báo; TCT: Mốc thời gian cận trên của quá trình đánh giá; TCD: Mốc thời gian cận dưới của quá trình đánh giá.

1.3.3. Các bước nghiên cứu

Các bước nghiên cứu của luận án được tiến hành theo ba bước logic sau: Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu; thu thập số liệu; đánh giá các nguồn lực về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, KTXH, môi trường, tai biến thiên nhiên và BĐKH làm cơ sở khoa học xác định các tiêu chí PVCN.

Bước 2: Thực hiện PVCN và phân tích các chức năng sinh thái của các TV; phân tích diễn biến TNMT; hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên tại các tiểu vùng.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích SWOT tại các TV, đề xuất định hướng tổ chức không gian quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường.

Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Bước 1 Thu thập và phân tích số liệu

Xây dựng cơ sở lý luận khoa học về PVCN và quản lý tổng hợp TNMT

Đánh giá các điều kiện địa lý tự nhiên, KTXH, tài nguyên,

môi trường, tai biến thiên nhiên và BĐKH

Phân vùng chức năng và thành Xác định chức năng sinh thái

Bước 2 lập bản đồ PVCN của các tiểu vùng

Phân tích thực trạng và dự báo biến động TNMT;

Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng tài nguyên tại các tiểu vùng Định hướng tổ chức không gian quản lý

Bước 3 tổng hợp tài nguyên và môi trường

Đề xuất các biện pháp khả thi

Hình 1.1. Sơ đồ logic về các bước nghiên cứu của đề tài Tiểu kết chương 1

Chương 1 trình bày nội dung tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; hệ thống hóa các khái niệm có liên quan đến PVCN và quản lý tổng hợp TNMT. PVCN dựa trên các điều kiện địa lý là một công cụ khoa học phù hợp để thực hiện tổ chức không gian quản lý tổng hợp TNMT. PVCN phục vụ tổ chức không gian quản lý TNMT lãnh thổ cấp tỉnh nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng theo hướng PTBV là đòi hỏi cấp bách, mang tính thời sự. Các quan điểm, kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý được đề xuất nhằm giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, phù hợp với các bước đề xuất thực hiện PVCN cho lãnh thổ cấp tỉnh.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG LÃNH THỔ TỈNH PHÚ THỌ 2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

2.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng miền núi phía Bắc, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng địa lý tự nhiên Đông Bắc, Tây Bắc và Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Lãnh thổ tỉnh giới hạn trong tọa độ địa lý từ 20055’ đến 21043’ vĩ độ Bắc, 104048’ đến 105027 kinh độ Đông. Địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình (phía Bắc), Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội (phía Đông), Sơn La và Yên Bái (phía Tây). Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.534,46 km2, gồm 13 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện (Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập) 62][8,

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27430 (Trang 33)