8. Cấu trúc của luận án
3.5.2. Định hướng tổ chức không gian
Định hướng tổ chức không gian quản lý tổng hợp TNMT tại tỉnh Phú Thọ được định hướng theo các tiểu vùng chức năng như sau.
3.5.2.1 Tiểu vùng 1 (I-1: Tiểu vùng đồi - đồng bằng Đoan Hùng-Phù Ninh)
Tiểu vùng có diện tích 46.022,2 ha với dân số khoảng 208.864 người [8] với chức năng sinh thái chính là sản xuất và cân bằng sinh thái, điều chỉnh các dòng vật chất năng lượng của hệ sinh thái.
a) Định hướng phát triển kinh tế
Phát triển sản phẩm công nghiệp trọng điểm ở các KCN Đoan Hùng và TASCO Phù Ninh, các CCN Đồng Lạng, Phú Gia (Phù Ninh); Sóc Đăng, Ngọc Quan (Đoan Hùng) với các ngành nghề chính: công nghiệp nhẹ; thiết bị điện, điện tử; công nghệ thông tin; sản xuất hàng tiêu dùng; Chế biến nông lâm sản; VLXD cao cấp; Công nghiệp hỗ trợ.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ [7], tiểu vùng I-1 nằm trong vùng tả ngạn sông Hồng được quy hoạch phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp như sản xuất lượng thực, thực phẩm, trồng cây công nghiệp dài ngày (chè), cây ăn quả (bưởi Đoan Hùng, hồng không hạt, …), phát triển nuôi trồng thủy sản trên sông Lô - sông Chảy. Tổ chức 02 khu sản xuất nông nghiệp là: Đoan Hùng (6.446 ha) và Phù Ninh (4.537 ha). Cộng với hoạt động của nhiều làng nghề.
Trên địa bàn tiểu vùng hình thành và phát triển các khu du lịch rừng Quốc gia Đền Hùng (165 ha); KDL Núi Trang (55 ha); Khu dịch vụ lễ hội Đền Hùng (30 ha).
b) Định hướng quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên
Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn tiểu vùng có một số loại khoáng sản: Quặng Kaolin-felspat; Feranit; Đá Gò; Quaczit là các loại khoáng sản phân tán nhỏ lẻ, được tỉnh cấp phép, do đó, cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản.
Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất: Tiểu vùng có 46.022,2 ha, trong đó, 21.209,96 ha đất nông nghiệp (48,09%); 16.063,24 ha đất lâm nghiệp (34,90%); 1.100.6 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản (2,20%) tổng diện tích tự nhiên TV. Như vậy, diện tích sử dụng đất của lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm đến 85,19% tổng diện tích tự nhiên toàn tiểu vùng, vì thế, định hướng phát triển nông, lâm nghiệp chú trọng quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất trong quá trình xây
canh trong quá trình tích tụ ruộng đất nông nghiệp.
Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước: Trên địa bàn tiểu vùng có mặt hai dòng sông Lô và sông Chảy. Tổng nguồn nước sông Lô khoảng 3,2 tỷ m3/năm. Với nguồn nước của hệ thống sông suối Lô - Chảy khá điều hòa theo mùa trên địa bàn tiểu vùng, đủ cung cấp cho hoạt động nông, lâm nghiệp và sinh hoạt của dân cư. Nhu cầu nước tối thiểu phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của tiểu vùng ước tính là khoảng 27 - 30 triệu m3/năm.
Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng: Tiểu vùng I-1 có diện tích đất lâm nghiệp là 16.063,24 ha (chiếm 34,90%), trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 100,9 ha (0,63% tổng diện tích đất lâm nghiệp). Diện tích rừng trồng là 17.122,1 ha
[8], vượt cả diện tích đất lâm nghiệp, tức là rừng được trồng cả sang diện tích các loại đất khác.
Quản lý và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật: Trên địa bàn tiểu vùng không có các khu rừng đặc dụng, nhưng có Trung tâm thực nghiệm lâm sinh Cầu Hai, Đoan Hùng nên nghèo ĐDSH tự nhiên.
Định hướng bảo vệ môi trường
Định hướng quản lý môi trường các khu công nghiệp: Trên địa bàn tiểu vùng có hai KCN, cùng với 04 cụm công nghiệp có tổng diện tích là 291 ha. Tuy
nhiên, đến nay mới chỉ có KCN TASCO Phù Ninh và 04 CCN có hoạt động, do sản xuất chưa phát triển nên ảnh hưởng về môi trường các KCN, CCN trên địa bàn là không đáng kể. Ảnh hưởng lớn nhất từ các hoạt động của các khu, cụm công nghiệp và làng nghề là vấn đề nước thải, trong số đó có những làng nghề như hợp tác xã giấy Phù Ninh gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến cây trồng từ nước thải.
Định hướng quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn: Là địa bàn chú trọng phát triển nông nghiệp đa dạng, trong đó có 02 khu sản xuất nông nghiệp, định hướng phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên sông Lô - sông Chảy, do đó, cần thực hiện đầy đủ các quy định về công tác BVMT nông thôn và nông nghiệp trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo quy định trong chỉ thị 28/CT-UBND [85].
Quản lý môi trường đô thị: Trên địa bàn tiểu vùng, thị trấn Phong Châu được quy hoạch thành đô thị loại IV (thị xã) và thị trấn Đoan Hùng cộng với thị
trấn Phú Lộc thuộc huyện Phù Ninh (thành lập) là đô thị loại V, công tác thu gom đã đạt được khoảng 97% chất thải sinh hoạt đô thị ở các thị trấn Phong Châu và Đoan Hùng [59]. Rác thải của các đô thị này được thu nạp và xử lý ở khu liên hợp xử lý chất thải rắn Trạm Thản theo quyết định 2032/QĐ-UBND. Nhưng đến năm 2017 mới giải phóng mặt bằng khu liên hợp xử lý rác Trạm Thản, sau đó hoàn thiện đầu tư kết cấu mặt đường khi đã có đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý, chế biến rác thải.
3.5.2.2. Tiểu vùng 2 (I-2: Tiểu vùng đồi - đồng bằng Thanh Ba-Hạ Hòa)
Tiểu vùng có diện tích 46.022,2 ha với dân số khoảng 178.485 người [8] có chức năng chính là sản xuất và cân bằng sinh thái, điều chỉnh các dòng vật chất năng lượng của hệ sinh thái.
a) Định hướng phát triển kinh tế
Về phát triển công nghiệp, trên địa bàn tiểu vùng có 01 KCN và 03 CCN với tổng số 577 ha, định hướng chủ yếu là các ngành nghề dệt may; cơ khí; chế biến nông lâm sản; Sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ; Sản xuất VLXD; Công nghiệp hỗ trợ chế biến khoáng sản; lắp ráp thiết bị điện, điện tử.
Định hướng phát triển nông nghiệp dựa trên quy hoạch chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao; chuyên canh ngô phục vụ chăn nuôi; chuyên canh cây chè nguyên liệu tập trung; phát triển cây bưởi Diễn hàng hóa; sản xuất chuyên canh rau tập trung; đồng thời cũng nằm trong vùng đầu tư trang trại chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt; lợn (lợn giống bố mẹ); gà thịt, gà trứng chăn nuôi tập trung; ương nuôi cá giống và chuyên nuôi cá thương phẩm ổn định trên sông Hồng và trong các hồ lớn [86].
Trên địa bàn tiểu vùng còn có 08 làng nghề hoạt động [87]. Tổ chức 02 khu sản xuất nông nghiệp; 02 khu phát triển lâm nghiệp và các KDL Ao Châu; Ao Giời, Giếng Tiên; đầm Vân Hội.
b) Định hướng quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên
Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn tiểu vùng có một số loại khoáng sản như than đá, đá vôi, vật liệu chịu lửa, các mỏ cát lòng sông Hồng, mỏ sét gạch ngói, mỏ đá laterit được tỉnh cấp phép tiến hành thăm dò,
khai thác dựa trên cơ sở khối lượng khoáng sản cần khai thác, cung ứng cho nhu cầu sản xuất trong từng giai đoạn của các doanh nghiệp.
trong đó có 18.906,52 ha đất nông nghiệp (41,08%); 11.499,52 ha đất lâm nghiệp (24,99%) và 1.704,6 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản (3,70%) tổng diện tích tự nhiên TV. Như vậy, diện tích sử dụng đất của lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là 69,77% tổng diện tích tự nhiên toàn tiểu vùng.
Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước: Trên địa bàn tiểu vùng có dòng sông Hồng chảy qua, cùng với hệ thống nhiều ngòi suối, nhiều đầm hồ (mật độ khá dày) là nguồn nước cung cấp cho nhu cầu dân sinh, kinh tế là khoảng 91,36 triệu m3/năm giai đoạn đến năm 2020 và khoảng 99,47 triệu m3/năm giai đoạn đến năm 2030. Tuy nhiên, do tốc độ dòng chảy lớn về mùa mưa và luôn luôn thay đổi, lòng sông bị nâng cao nên hiện tượng xói lở, úng ngập ngày càng nhiều, gây không ít trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng: Tiểu vùng có diện tích đất lâm nghiệp là 11.499,52 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 933,9 ha (8,12% diện tích đất lâm nghiệp tiểu vùng, trong đó, 498,8 ha rừng đặc dụng). Diện tích rừng trồng là 13.197,96 ha [8], cũng vượt cả diện tích đất lâm nghiệp, tức là rừng được trồng cả sang diện tích các loại đất khác.
Quản lý và sử dụng hợp lý ĐDSH và tài nguyên sinh vật: Trên địa bàn tiểu vùng có 498,8 ha rừng đặc dụng, nhưng không nằm trong danh mục các khu rừng được bảo vệ tại quyết định số 1976/2014 QĐ-TTg nên chỉ có các HST nông, lâm nghiệp [88].
Định hướng bảo vệ môi trường
Định hướng quản lý môi trường các khu công nghiệp: Tiểu vùng nằm trong vùng công nghiệp Tây Bắc theo quy hoạch phát triển công nghiệp Phú Thọ
với 01 KCN và 03 CCN, cộng với hoạt động của một số làng nghề liên quan đến chế biến nông, lâm sản, nhưng do sản xuất đang trong quá trình phát triển nên ảnh hưởng về môi trường các KCN, CCN trên địa bàn là chưa cao, song đã có những biểu hiện về ô nhiễm nước thải và khí thải ở các vùng xung quanh các khu, cụm công nghiệp. Tác động từ các hoạt động của 07 làng nghề chế biến nông, lâm sản cũng không cao.
Định hướng quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn: Là lãnh thổ được quy hoạch phát triển đa dạng sản phẩm nông, lâm nghiệp; chăn nuôi và thủy
sản, có thể nói tiểu vùng có xu hướng phát triển mạnh và tập trung chuyên canh về nông, lâm nghiệp hàng hóa, do vậy, cần đẩy mạnh công tác BVMT đã được quy định trong chỉ thị 28/CT-UBND để đảm bảo chất lượng môi trường nông thôn và nông nghiệp [85].
Quản lý môi trường đô thị: Trên địa bàn tiểu vùng, thị trấn Thanh Ba là đô thị loại IV; trấn Hiền Lương (Hạ Hòa) là đô thị loại V. Các đô thị trị trấn đang trong quá trình phát triển và chất thải rắn sinh hoạt của các đô thị này được thu gom, đưa về xử lý tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Trạm Thản.
3.5.2.3. Tiểu vùng 3 (I-3: Tiểu vùng đồng bằng Phú Thọ-Lâm Thao-Việt Trì)
Tiểu vùng có diện tích khoảng 27.508,36 ha với dân số khoảng 375.688 người [8], có chức năng chính là sản xuất và và xã hội: cung cấp các nguồn tài nguyên khoáng sản cho phát triển công nghiệp; nguồn tài nguyên nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái.
a) Định hướng phát triển kinh tế
Tiểu vùng nằm trong định hướng không gian Vùng tả ngạn sông Hồng, định hướng phát triển công nghiệp tại KCN Thụy Vân (Việt Trì), các CCN Bạch Hạc, Cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Phượng Lâu (Việt Trì), CCN- tiểu thủ công nghiệp Phú Hà (Phú Thọ) và CCN Bắc Lâm Thao (Lâm Thao) được định hướng vào các ngành nghề: Công nghiệp cơ khí; điện-điện tử; Công nghiệp hỗ trợ; Sản xuất VLXD cao cấp; may mặc, da giày xuất khẩu; chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; mộc xây dựng và dân dụng; hàng thủ công mỹ nghệ; và sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác.
Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản ở tiểu vùng I-3 tỉnh Phú Thọ theo [86] là phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, tập trung sản xuất lúa chất lượng cao; sản xuất rau tập trung chuyên canh; sản xuất cá giống và chuyên nuôi cá thương phẩm; phát triển nuôi cá lồng trên sông Lô và thủy sản ở các hồ, đầm, với 03 khu sản xuất nông, lâm nghiệp ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và huyện Lâm Thao và 05 làng nghề nông thôn chuyên chế biến nông sản, cây cảnh. Hình thành và phát triển các KDL Nam Đền Hùng; KDL Bạch Hạc - Bến Gót; Thị xã Phú Thọ phục vụ du lịch lễ hội về cội nguồn.
b) Định hướng quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên
Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn tiểu vùng chỉ có một vài loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng gồm các mỏ cát, sỏi; sét gạch
khoáng sản cần khai thác phục vụ yêu cầu phát triển KTXH các địa phương thuộc tiểu vùng.
Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất: Tiểu vùng có tổng diện tích 27.508,36 ha, trong đó, 13.416,09 ha là đất sản xuất nông nghiệp (48,77%); 16.063,24 ha đất lâm nghiệp (4,67%); 1.505,7 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản (5,47% tổng diện tích tự nhiên. Như vậy, diện tích sử dụng đất của lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 58,91% tổng diện tích tự nhiên toàn tiểu vùng là không cao so với các tiểu vùng chức năng khác.
Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước: Trên địa bàn tiểu vùng có mặt hai dòng sông Lô và sông Hồng. Đoạn sông Lô chảy địa bàn tiểu vùng là đoạn cuối trước khi nhập vào sông Hồng ở ngã ba Bạch Hạc. Sông Hồng chảy qua địa phận và làm thành ranh giới giữa thị xã Phú Thọ và huyện Sông Thao với huyện Tam Nông. Trong tiểu vùng còn có hệ thống hồ như Hồ Lạc Lang, Hồ Đầm Cả ở thành phố Việt Trì. Đó là các nguồn cấp nước đủ phục vụ nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế cho tiểu vùng là khoảng 87,26 triệu m3/năm giai đoạn đến năm 2020 và khoảng 98,03 triệu m3/năm giai đoạn đến năm 2030.
Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng: Tiểu vùng I-3 chỉ có 1.283,94 ha rừng, trong đó. diện tích rừng tự nhiên chỉ là 18,7 ha (1,46% diện tích đất lâm nghiệp với 132,00 ha là rừng đặc dụng). Diện tích rừng trồng là 1.194,9 ha [8], chiếm đến 93,07% diện tích đất lâm nghiệp, tức là rừng được trồng gần hết diện tích đất lâm nghiệp của tiểu vùng. Có thể nhận xét, đất lâm nghiệp cho mục tiêu phát triển rừng sử dụng có hiệu quả.
Quản lý và sử dụng hợp lý ĐDSH và tài nguyên sinh vật: Trên địa bàn tiểu vùng có một phần khu di tích lịch sử Đền Hùng là Trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thuộc di sản văn hóa phi vật thể tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, cũng nằm trong quy hoạch tại quyết định 552/2017/QĐ-TTg [86].
Định hướng bảo vệ môi trường
Định hướng quản lý môi trường các khu công nghiệp: Trên địa bàn tiểu vùng có 01 KCN (Thụy Vân, Việt Trì) và 07 cụm công nghiệp với tổng diện tích là trên 555 ha, được xem là những đơn vị công nghiệp phát triển khá mạnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với 94,5% diện tích được lấp đầy ở KCN Thụy Vân, giải quyết
việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, tạo sự phát triển tích cực cho môi trường xã hội. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng của nhiều CCN trên địa bàn tiểu vùng còn chưa hoàn chỉnh đã dấn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, môi trường sản xuất bị ảnh hưởng do diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Hoạt động của các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất bánh, bún,…đang phần nào tác động đến môi trường cần được giám sát.
Định hướng quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn: Là địa bàn có diện tích sử dụng đất của lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm đến 58,91% tổng diện tích tự nhiên toàn tiểu vùng, đồng thời là địa bàn trọng điểm xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao, tiểu vùng cần thực hiện nghiêm các quy định về công tác BVMT nông thôn và nông nghiệp, trong đó chú trọng đến việc xem xét, khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn đầu tư vào công nghệ chăn nuôi tiên tiến, nâng cao nhận thức và ý thức, cũng như trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.
3.5.2.4. Tiểu vùng 4 (II-1: Tiểu vùng núi trung bình Xuân Sơn)
Tiểu vùng núi trung bình Xuân Sơn có diện tích khoảng 13.771,65 ha với dân số khoảng 16.241 người có chức năng chính là bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, hệ sinh thái; cung cấp thông tin khoa học và giáo dục; điều chỉnh cân bằng hệ sinh thái.
a) Định hướng phát triển kinh tế
Trên địa bàn tiểu vùng không có các KCN, CCN được quy hoạch để phát triển sản phẩm công nghiệp trọng điểm, do đó, địa bàn chỉ tập trung phát triển nông, lâm nghiệp. Trong quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ