ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27430 (Trang 55)

8. Cấu trúc của luận án

2.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ KINH TẾ XÃ HỘI

2.2.1. Tình hình kinh tế chung

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân 10%/năm. Cơ cấu kinh tế được phân bố như sau: nông nghiệp 27,6%, công nghiệp 38,1%, dịch vụ 34,36% [8, 63]. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) trong 6 tháng đầu năm 2019 (theo giá so sánh năm 2010) của tỉnh Phú Thọ ước tăng 6,25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,77%, khu vực dịch vụ tăng 6,22%, thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) tăng 2,8%. Về cơ cấu giá trị tăng thêm (theo giá hiện hành), khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,70%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,24%; khu vực dịch vụ chiếm 40,06%.

Tình hình kinh tế của từng lĩnh vực tính đến hết năm 2018 như sau [37]:

Đầu tư, xây dựng: Tổng vốn đầu tư đạt 26,6 nghìn tỷ đồng (tăng 15,2% so với cùng kỳ). Trong đó, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 16,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 60,9% tổng vốn, tăng 15,2%), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 5 nghìn tỷ đồng (chiếm 19% tổng vốn, tăng 33,5%), vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 3,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 14,2% tổng vốn, tăng 5,6%). Tốc độ tăng trưởng xây dựng tăng 12,5% so với năm 2017, trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 15,9%, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,9%, các loại hình khác tăng 7,8% so với cùng kỳ.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh đạt 112,7 ngàn ha (giảm 4,4%). Trong đó, diện tích cây lương thực có hạt đạt 81 ngàn ha (giảm 5,1%), diện tích lúa cấy đạt 64,3 nghìn ha (giảm 4,3%), diện tích ngô gieo trồng đạt 16,7 nghìn ha (giảm 8,1%). Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 56,91 tạ/ha (tăng 3,8%); Năng suất ngô cả năm đạt 48,09 tạ/ha (tăng 0,61%); năng suất cây rau xanh ước đạt 148,61 tạ/ha (tăng 1,4%); năng suất bưởi đạt 112,1 tạ/ha (tăng 15,1%); năng suất bình quân chè búp tươi đạt 114 tạ/ha (tăng 2,5%). Tổng sản lượng hạt lương thực toàn tỉnh đạt 446,2 ngàn tấn (giảm 1,9%), trong đó: sản lượng thóc đạt 365,8 ngàn tấn (giảm 0,6%), sản lượng ngô đạt 80,5 ngàn tấn (giảm 7,5%). Sản lượng chè búp tươi đạt 178,5 nghìn tấn (tăng 3,3%). Tổng đàn trâu toàn tỉnh có 62.488 con (giảm 6,7%), tổng đàn bò có 116.407 con (giảm 5,4%), tổng đàn lợn đạt 786.222 con (giảm 1,6%), đàn gia cầm 14.491,6

ha (tăng 6,6%). Tổng sản lượng gỗ khai thác các loại ước đạt 630 ngàn m3 (tăng 10,2%). Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 10,7 nghìn ha (tăng 1,5%) với tổng sản lượng thuỷ sản đạt 35,7 ngàn tấn (tăng 3,8%).

Sản xuất công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 8,28% trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo khác (tăng 46,81%); Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (tăng 19,83%); Sản xuất trang phục (tăng 16,19%); Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (tăng 14,59%); Sản xuất thiết bị điện (tăng 13,03%); Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (tăng 12,69%); Sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa (tăng 12,42%); Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (tăng 12,41%); Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (tăng 6,98%); Sản xuất chế biến thực phẩm (tăng 6,2%); Sản xuất xe có động cơ (tăng 2,62%); Dệt (tăng 1,35%).

Thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 28.770,2 tỷ đồng (tăng 13,8%). Tổng doanh thu vận tải, bốc xếp đạt 4.157,1 tỷ đồng (tăng 15,1%). Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 2.366,9 tỷ đồng (tăng 9,9%). Tổng doanh thu bưu chính, chuyển phát và viễn thông đạt 2.270 tỷ đồng (tăng 6,1%).

2.2.2. Văn hóa, xã hội và nhân văn

2.2.2.1. Dân cư, dân tộc

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số toàn tỉnh Phú Thọ là 1.463.726 người, trong đó thành thị 265.348 người (chiếm 18,13%) và nông thôn 1.198.378 người (chiếm 81,87%). Dân số thành thị tập trung bên tả ngạn sông Hồng trong các đô thị lớn là Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn. Mật độ dân số bình quân (tính đến 1/4/2019) là trên 414 người/km2 nhưng phân bố không đều. Mật độ dân số cao nhất là ở vùng tả ngạn sông Hồng có đất phù sa bằng phẳng, tập trung nhiều đô thị và cơ sở hạ tầng xã hội. Tổng số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 54,5% lực lượng lao động của tỉnh, hiện nay đang có sự dịch chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ [8].

Phú Thọ có 34 dân tộc anh em cùng chung sống: người Kinh (84% dân số toàn tỉnh) và các nhóm dân tộc ít người: Mường, Dao, Sán Chay, Tày, Mông, Thái,

Nùng, Hoa, Thổ, Ngái,... chiếm khoảng 16%. Tỉnh có 3 di sản văn hóa phi vật thể thế giới và cấp quốc gia độc đáo: di tích các nền văn hóa khảo cổ từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. Đồng bào dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở vùng hữu ngạn sông Hồng [62].

2.2.2.2. Quần cư đô thị và nông thôn

Đô thị cấp tỉnh có thành phố Việt Trì (đô thị loại I và là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Phú Thọ) và thị xã Phú Thọ (đô thị loại III và là trung tâm kinh tế vùng tỉnh). Các đô thị cấp huyện có thị trấn Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba; Sông Thao, Phong Châu, Lâm Thao, Hùng Sơn, Hưng Hoá, Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Thủy (đô thị loại V). Huyện Tân Sơn hiện chưa có đô thị.

Hệ thống quần cư nông thôn phân bố không đồng đều theo các làng xã, gắn liền với hoạt động sản xuất lúa màu. Một phần nhỏ dân cư sống ở các khu trung tâm hoạt động sản xuất thương mại dịch vụ và công nghiệp. Hoạt động làng nghề phần lớn tập trung ở các huyện vùng thấp như Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Phù Ninh. 14 trung tâm cụm xã được lập quy hoạch và đã được phê duyệt phân bố tập trung trên các trục lộ chính như Quốc lộ 2, Quốc lộ 32 và các tuyến tỉnh lộ [65].

2.2.2.3. Giao thông vận tải

Hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ phát triển khá nhanh, tuyến trục động lực chính chạy theo thung lũng sông Hồng là quốc lộ (QL) 32, đến Cổ Tiết thì chuyển thành QL 32C. QL 32 tiếp tục chạy sang vùng hữu ngạn sông Hồng chạy sang địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái). QL 2 chạy dọc theo vùng tả ngạn sông Hồng đi về huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), kết nối với các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ tỏa về khắp miền của Phú Thọ với tổng chiều dài nâng cấp đường bộ gần 1.000 km, cứng hóa 56,5% đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh còn yếu kém, lạc hậu, chất lượng đường giao thông luôn bị xuống cấp do hoạt động vận tải, chuyên chở hàng hóa, khoáng sản là nguyên nhân gây tiêu hao năng lượng, gây bụi, tiếng ồn,... tạo nên sức ép lớn đến môi trường không khí.

2.2.3. Sử dụng đất

Diện tích đất phân bố không đồng đều trên 13 đơn vị hành chính cấp huyện, địa phương có diện tích lớn nhất là huyện Tân Sơn 68.858 ha (chiếm 19,48%), đơn vị có diện tích nhỏ nhất là thị xã Phú Thọ 6.520 ha (chiếm 1,84%). Tỷ trọng diện

18,3%) (bảng 2.4) [8].

Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất phân theo cấp huyện thống kê đến 31/12/2017 (Đơn vị tính: nghìn ha)

Trong đó

TT Đơn vị Diện tích Đất sản Đất lâm Đất

xuất nông chuyên Đất ở

(ha) nghiệp nghiệp dùng

Toàn tỉnh 353.455,6 118.223,52 170.523,90 25.811,69 10.579,55 1 TP. Việt Trì 11.152,76 4.661,16 366,49 2.898,73 1.271,09 2 TX. Phú Thọ 6.520,16 3.386,58 652,42 1.299,70 445,83 3 H. Đoan Hùng 30.285,23 12.558,70 12.955,35 1.949,88 752,48 4 H. Hạ Hòa 34.147,18 13.441,62 13.326,13 2.845,30 731,31 5 H. Thanh Ba 19.465,35 10.841,55 3.503,84 2.108,18 1.023,38 6 H. Phù Ninh 15.736,97 8.651,26 3.107,89 1.932,38 728,52 7 H. Yên Lập 43.824,66 11.146,94 27.070,82 2.922,68 788,44 8 H. Cẩm Khê 23.392,39 11.796,00 5.195,40 1.855,15 1.118,48 9 H. Tam Nông 15.558,75 7.311,11 3.509,41 1.459,10 640,04 10 H. Lâm Thao 9.835,44 5.368,35 265,03 1.465,93 619,25 11 H. Thanh Sơn 62.110,40 12.922,79 43.105,42 2.478,43 1.056,36 12 H. Thanh thủy 12.568,05 5.594,39 2.969,56 1.319,47 695,42 13 H. Tân Sơn 68.858,26 10.552,07 54.496,14 1.276,76 708,95 Nguồn [8]

2.2.4. Tai biến thiên nhiên và Biến đổi khí hậu

2.2.4.1. Tai biến thiên nhiên

Các tai biến thiên nhiên phổ biến tại tỉnh Phú Thọ gồm: rét đậm, rét hại, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ quét, hạn hán, lốc xoáy, mưa đá, trượt lở đất, ngập úng,… Từ năm 2011 - 2015 có 9 cơn bão và 02 áp thấp gây mưa lớn, gió lốc và mưa lớn cục bộ thường xuyên xảy ra, trong đó có 49 trận lốc xoáy, mưa đá, mưa lớn đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Lũ lụt thường xuyên xảy ra vào mùa mưa lũ. Lũ quét xảy ra tại ngòi Giành, ngòi Me và sông Bứa và làm tràn 1,9 km đê ngòi Giành tại xã Tiên

Lương, huyện Cẩm Khê. Trong năm 2014, trên địa bàn tỉnh xảy ra 06 đợt nắng nóng với cường độ gay gắt, trong đó có 02 đợt nhiệt độ cao nhất > 40oC. Trong giai đoạn 2011 - 2015, có hai năm có thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài [36, 36, 62].

Trong giai đoạn từ năm 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã xảy ra một số các sự cố môi trường với 12 vụ cháy rừng, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 26,7 ha. Trên địa bàn xã Ninh Dân (huyện Thanh Ba) liên tiếp xảy ra các sự cố sụt lún đất nghiêm trọng [36].

Dòng chảy năm của các sông chính chảy qua địa bàn tỉnh có xu hướng tăng. Xu thế của dòng chảy trung bình năm tang so với thời kỳ nền và thời kỳ sau lớn hơn thời kỳ trước. Lượng nước thiếu hụt được đánh giá dao động trong khoảng 28-31 triệu m³/năm, chiếm khoảng 4,3% - 4,7% giá trị nhu cầu nước [36].

2.2.4.2. Biến đổi khí hậu

Trong 40 năm qua, nhiệt độ trung bình năm ở Phú Thọ tăng khoảng 0,870C. Lượng mưa trung bình năm trên toàn tỉnh có xu hướng giảm. Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh ở trung du miền núi phía bắc, do đó sẽ áp dụng kịch bản BĐKH đối với khu vực Đông Bắc với kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (RCP4.5). Theo kịch bản này, mức tăng nhiệt độ trung bình năm là [66] (bảng 2.5).

Bảng 2.5. Biến đổi nhiệt độ (0C) trung bình theo kịch bản RCP4.5

Mốc thời gian Mức tăng nhiệt độ (0C)

Mùa xuân Mùa hè Mùa thu Mùa đông

2016 - 2035 0,6 (0,1÷1,0) 0,8 (0,3÷1,3) 0,7 (0,3÷1,2) 1,9 (0,9÷2,5) 2046 -2065 1,6 (1,0÷2,2) 2,0 (1,3÷3,0) 1,9 (1,3÷2,8) 4,5 (-4,0÷12,6) 2080 -2099 2,0 (1,1÷2,9) 2,8 (1,9÷4,0 2,5 (1,7÷3,4) 3,7 (-5,2÷13,1)

(Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 10% và cận trên 90%).

Lượng mưa năm được dự tính có xu thế tăng, phổ biến từ 5÷10%. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 5÷15% [66].

Bảng 2.6. Mức thay đổi (%) lượng mưa trung bình theo kịch bản RCP4.5

Mốc thời Mức thay đổi lượng mưa (%)

gian Mùa xuân Mùa hè Mùa thu Mùa đông

2016 - 2035 -8,1 (-12,6÷-3,9) 12,9 (2,0÷23,5) 23,3 (3,7÷44,9) 11,9 (0,9÷22,5) 2046 -2065 5,6 (-2,6÷13,3) 18,6 (11,4÷25,2) 20,8 (0,8÷42,4) 4,5 (-4,0÷12,6) 2080 -2099 10,4 (2,8÷18,2) 18,2 (7,2÷30,5) 46,4 (13,2÷83,3) 3,7 (-5,2÷13,1

(Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%).

Theo hệ thống phân chia của Millennium (UNESCO) và Thái Văn Trừng

[67, 68, 69], lãnh thổ tỉnh Phú Thọ được chia thành 22 đơn vị HST, gồm 12 đơn vị là các hệ sinh thái rừng (7 HST rừng thuộc vành đai nhiệt đới, 4 HST rừng á nhiệt đới, 01 HST rừng trồng), 4 đơn vị thuộc HST trảng cây bụi, 1 đơn vị là HST trảng cỏ, 4 đơn vị thuộc HST nông nghiệp và 1 đơn vị HST thủy sinh.

Bảng 2.7. Diện tích các HST tỉnh Phú Thọ (ha)

TT Hệ sinh thái Diện tích

I Các hệ sinh thái rừng

1 Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm cây lá rộng 10.106

2 Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm cây lá rộng trên đá vôi 450 3 Rừng thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm cây lá rộng 3.626

Rừng thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm cây lá rộng trên

4 đá vôi 1.778

5 Rừng tre nứa thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm 2.944

6 Rừng tre thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm trên đá vôi 39,6 Rừng thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm cây lá rộng hỗn

7 giao tre nứa 23.143

8 Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới cây lá rộng 1.528

9 Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên đá vôi 219

10 Rừng thứ sinh thường xanh mưa mùa á nhiệt đới cây lá rộng 1.090

11 Rừng thứ sinh nửa rụng lá mưa mùa á nhiệt đới trên đá vôi 2

12 Rừng trồng 122.488

II Các hệ sinh thái trảng cây bụi và trảng cỏ

1 Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm 1.047

Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm trên đá

2 vôi 93

3 Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa mùa á nhiệt đới 2.135

4 Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên đá vôi 135

III Hệ sinh thái trảng cỏ

1 Trảng cỏ thứ sinh thường xanh mưa mùa á nhiệt đới 45

TT Hệ sinh thái Diện tích

1 Hệ sinh thái nương rẫy và lúa nước 65.678

2 Hệ sinh thái khu dân cư 71.579

3 Hệ sinh thái cây trồng nông nghiệp khác 46.482

V Hệ sinh thái thủy sinh (thủy vực nước ngọt) 11.500

Tổng diện tích 353.455,6

(Nguồn: NCS tính toán theo bản đồ HST, 2019).

2.3.1.1. Các hệ sinh thái rừng

Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm cây lá rộng: Phân bố thành các khoảnh tương đối lớn ở độ cao < 700 m. Rừng có cấu trúc 5 tầng

đặc trưng của rừng nhiệt đới.

Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm cây lá rộng trên đá vôi: phân bố ở độ cao dưới 700 m.

Hệ sinh thái rừng thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm cây lá rộng: Hình thành từ HST rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm thoái hóa do các tác động khai thác. Các loài cây ưa sáng mọc nhanh chiếm ưu thế. Đây là HST phổ biến nhất trong vành đai nhiệt đới của tỉnh. Một dạng khác của HST rừng thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm được hình thành do diễn thế sinh thái thứ sinh, các quần xã thực vật trên đất canh tác bỏ hoang đã diễn ra nhiều năm, từ trảng cây bụi xuất hiện cây gỗ rải rác và trở thành rừng.

Hệ sinh thái rừng thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm cây lá rộng hỗn giao tre nứa: Đây là kết quả của loạt diễn thế thứ sinh sau khai thác quá mức ở HST rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm cây lá rộng ở khu vực có độ ẩm cao (chân núi và các khe suối).

Hệ sinh thái rừng tre nứa thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm: Rừng được hình thành có nguồn gốc thứ sinh nhưng trên các diện tích đất bỏ hoang sau hoạt động canh tác ở những khu vực có độ ẩm cao.

Hệ sinh thái rừng thứ sinh thường xanh mưa mùa nhiệt đới ẩm cây lá rộng trên đá vôi: Do điều kiện khắc nghiệt của nền thổ nhưỡng đá vôi và tác động không nhỏ của khai thác gỗ quá mức, HST rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên đá vôi trước đây bị thoái hóa thành trạng thái thứ sinh.

bị bỏ hóa.

Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới cây lá rộng: Phân bố rải rác ở các khu vực có độ cao > 700 m, chủ yếu ở các khu vực rừng đặc dụng. Rừng có cấu trúc 5 tầng điển hình của rừng nhiệt đới trên núi.

Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên đá vôi: Thành phần loài cây gần tương tự như HST rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới nhưng kích thước các cây gỗ thường nhỏ hơn, nền rừng thưa thớt hơn do có nhiều đá lộ đầu. Tầng vượt tán không phổ biến. Trên một số đỉnh núi xuất hiện các loài hạt trần.

Hệ sinh thái rừng thứ sinh thường xanh mưa mùa á nhiệt đới cây lá rộng: HST được hình thành do diễn thế thứ sinh sau tác động khai thác gỗ làm suy thoái HST rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trước đây. Rừng không có tầng vượt tán và tầng tán chỉ đạt độ che phủ dưới 60%.

Hệ sinh thái rừng thứ sinh nửa rụng lá mưa mùa á nhiệt đới trên đá vôi: HST này cũng là kết quả của loạt diễn thế thứ sinh sau khai thác chọn ở rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên đá vôi. Do tán rừng bị phá vỡ, trong điều kiện nền thổ nhưỡng là đá vôi, lượng nước cung cấp cho các loài thân gỗ không đủ trong mùa đông nên các loài rụng lá trở thành ưu thế trong tầng tán.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27430 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w