Các bước nghiên cứu

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27430 (Trang 39)

8. Cấu trúc của luận án

1.3.3.Các bước nghiên cứu

Các bước nghiên cứu của luận án được tiến hành theo ba bước logic sau: Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu; thu thập số liệu; đánh giá các nguồn lực về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, KTXH, môi trường, tai biến thiên nhiên và BĐKH làm cơ sở khoa học xác định các tiêu chí PVCN.

Bước 2: Thực hiện PVCN và phân tích các chức năng sinh thái của các TV; phân tích diễn biến TNMT; hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên tại các tiểu vùng.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích SWOT tại các TV, đề xuất định hướng tổ chức không gian quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường.

Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Bước 1 Thu thập và phân tích số liệu

Xây dựng cơ sở lý luận khoa học về PVCN và quản lý tổng hợp TNMT

Đánh giá các điều kiện địa lý tự nhiên, KTXH, tài nguyên,

môi trường, tai biến thiên nhiên và BĐKH

Phân vùng chức năng và thành Xác định chức năng sinh thái

Bước 2 lập bản đồ PVCN của các tiểu vùng

Phân tích thực trạng và dự báo biến động TNMT;

Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng tài nguyên tại các tiểu vùng Định hướng tổ chức không gian quản lý

Bước 3 tổng hợp tài nguyên và môi trường

Đề xuất các biện pháp khả thi

Hình 1.1. Sơ đồ logic về các bước nghiên cứu của đề tài Tiểu kết chương 1

Chương 1 trình bày nội dung tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; hệ thống hóa các khái niệm có liên quan đến PVCN và quản lý tổng hợp TNMT. PVCN dựa trên các điều kiện địa lý là một công cụ khoa học phù hợp để thực hiện tổ chức không gian quản lý tổng hợp TNMT. PVCN phục vụ tổ chức không gian quản lý TNMT lãnh thổ cấp tỉnh nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng theo hướng PTBV là đòi hỏi cấp bách, mang tính thời sự. Các quan điểm, kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý được đề xuất nhằm giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, phù hợp với các bước đề xuất thực hiện PVCN cho lãnh thổ cấp tỉnh.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG LÃNH THỔ TỈNH PHÚ THỌ 2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

2.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng miền núi phía Bắc, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng địa lý tự nhiên Đông Bắc, Tây Bắc và Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Lãnh thổ tỉnh giới hạn trong tọa độ địa lý từ 20055’ đến 21043’ vĩ độ Bắc, 104048’ đến 105027 kinh độ Đông. Địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình (phía Bắc), Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội (phía Đông), Sơn La và Yên Bái (phía Tây). Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.534,46 km2, gồm 13 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện (Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập) 62][8,

Vị trí tỉnh Phú Thọ là đầu mối của các quốc lộ 1A, 5 và 18 theo trục quốc lộ 70 và quốc lộ số 2 lên phía Tây Bắc và Đông Bắc, hoặc cắt qua sông Hồng đi sang Sơn La nối với trục lộ 6. Tỉnh cũng là điểm nhập lưu của các hệ sông Lô - Gâm với Sông Chảy vào dòng chính sông Hồng, tạo điều kiện cho giao thông thủy. Phú Thọ với đất tổ Hùng Vương là miền đất phát tích của dân tộc Việt Nam, hiện nay còn lưu giữ và bảo tồn 1.372 di tích lịch sử, trong đó có 161 di tích khảo cổ học [62].

2.1.2. Địa chất - địa mạo

Lãnh thổ tỉnh Phú Thọ được xếp vào miền Đông Bắc Bắc Bộ nằm trong ba đới cấu trúc là đới Phanxipan, đới sông Hồng và đới sông Lô, ngăn cách giữa các đới cấu trúc trên là các đứt gãy sâu Sông Hồng và Sông Chảy - Sông Lô. Các đới cấu trúc và các hệ đứt gãy có vai trò quan trọng trong phân hóa các vùng chức năng tỉnh Phú Thọ. Đứt gãy sâu sông Hồng đã phân chia lãnh thổ Phú Thọ thành hai phần: phần Bắc - Đông Bắc là vùng đất tả ngạn sông Hồng nằm giữa đứt gãy sông Hồng và đứt gãy sông Chảy và sông Lô; phần Nam - Tây Nam là vùng hữu ngạn sông Hồng nằm giữa đứt gãy sông Hồng và đứt gãy sông Đà. Hệ thống đứt gãy không chỉ tạo nên sự phân hóa vùng mà còn tác động đến sự phân hóa lãnh thổ nhỏ hơn thành các tiểu vùng.

trưng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và vùng trung du - miền núi. Lãnh thổ thuộc phần tiếp nối từ cuối dãy Hoàng Liên Sơn xuống đồng bằng châu thổ sông Hồng nên. Địa hình chia cắt tương đối mạnh với độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, phân hóa thành 3 nhóm kiểu địa hình sau:

Nhóm kiểu đồng bằng: Phân bố thành một dải đồng bằng thấp dọc ven sông Đà, sông Lô, sông Thao thuộc các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ và thành phố Việt Trì. Địa hình thấp dần về phía Đông Nam, độ cao trung bình dưới 30m xen một số khu vực núi sót, cấu thành từ các loại đá biến chất. Đây là dải đồng bằng phù sa tương đối bằng phẳng, có nhiều khu vực thấp, trũng, thường xuyên úng ngập. Kiểu này gồm các dạng sau: Đồng bằng tích tụ giữa núi cấu tạo bởi trầm tích bở rời; Đồng bằng tích tụ giữa núi cấu tạo bởi trầm tích bở rời; Đồng bằng thung lũng tích tụ cấu tạo bởi aluvi xen terasora.

Nhóm kiểu địa hình đồi: Phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc thuộc địa bàn các huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, một phần huyện Tam Nông và Thanh Thuỷ. Địa hình lượn sóng bị chia cắt thành các đồi bát úp,

đỉnh cao nhất có độ cao trên 200 m, trung bình > 100 m, độ dốc nhỏ < 200, cá biệt mới có độ dốc >250. Kiểu này gồm các dạng sau: Đồi thấp san bằng dạng bát úp phân cách bởi thung lũng rộng phát triển trên đá biến chất; Đồi mòn có đỉnh hẹp phân cách bởi hệ cao bóc; Dãy đồi cao xâm thực trên đá phiến thạch anh.

Nhóm kiểu địa hình núi: Sắp xếp theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân bố chủ yếu ở phần Tây, Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh thuộc các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, phía Tây Cẩm Khê và một phần Hạ Hoà. Địa hình phổ biến là núi trung bình và núi thấp, cấu tạo bởi các loại đá trầm tích, đá biến chất hoặc đá biến chất có xen kẽ thành phần đá vôi. Độ cao trung bình > 500 m, địa hình khá chia cắt,

độ dốc lớn > 200; nhiều dải núi cao > 1000 m, đỉnh nhọn, sườn dốc; các thung lũng nằm dưới chân núi có độ cao từ 100 - 150 m. Một số khối đá vôi nhỏ phân bố rải rác các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, địa hình núi sót phân bố tiếp giáp với dải đồng bằng thuộc các huyện Cẩm Khê, Yên Lập và Hạ Hòa. Kiểu này gồm các dạng sau: Núi thấp rửa trôi cấu tạo bởi đá vôi; Núi thấp bóc mòn cấu tạo bởi đá biến chất; Núi thấp bóc mòn cấu tạo bởi đá phiến sét, sét vôi, bột kết; Núi thấp trung bình bóc mòn cấu tạo bởi đá granit, đá macma; Núi thấp cấu trúc bóc mòn trên đá trầm tích; Núi sót bóc mòn trên các đá khác nhau.

2.1.3. Khí hậu

2.1.3.1. Các yếu tố khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ, tỉnh Phú Thọ có mùa đông lạnh kéo dài, ít mưa và khô hanh từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, lạnh nhất từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 3. Mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, nóng nhất vào tháng 7, tháng 8. Mưa nhiều vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, nhiều nhất vào tháng 7 và 8 có kèm dông bão, hay gây ra ngập úng. Các yếu tố khí hậu của tỉnh Phú Thọ có đặc trưng sau [36]: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 23 - 240C, lạnh nhất trong thời kỳ từ ngày 15/12 đến 15/02 năm sau (nhiệt độ trung bình 15-17oC), nhiệt độ thấp nhất 5-7oC. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, nóng nhất vào tháng 7, tháng 8 (nhiệt độ trung bình 28o - 29oC, nhiệt độ cao nhất 39oC) (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở tỉnh Phú Thọ (C)

Trạm Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Việt 16,1 18,5 20,7 24,5 27,4 29,3 29,1 28,3 27,6 25,6 22,1 18,0 23,9 Trì Phú 16,0 17,4 20,0 23,8 27,0 28,5 28,5 28,0 27,0 24,5 21,1 17,6 23,3 Hộ Minh 15,6 17,3 20,0 23,8 26,5 27,9 28,0 27,5 26,2 23,7 20,1 16,7 22,8 Đài

Độ cao trạm: Việt Trì (17m), Phú Hộ (36m) và Minh Đài (100m) Mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, lượng mưa trung bình 200-350mm, tháng cao nhất tới 423mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa chỉ đạt trung bình 20-40mm. Có năm xảy ra hạn hán do cả thời kỳ không có mưa (thường xảy ra tháng 11, 12 và tháng 1). Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.500-1.700mm (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)

Trạm Tháng Năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Việt Trì 25,2 31,7 44,8 98,6 187,7 239,0 258,5 286,8 177,6 140,2 55,1 19,8 1565,0 Phú Hộ 34,2 36,2 54,4 104,9 219,2 236,5 270,9 287,5 190,9 141,3 53,8 23,9 1653,7 Minh Đài 33,9 37,0 57,7 115,0 224,7 246,6 274,0 312,3 243,5 145,7 54,6 24,4 1769,3

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình toàn tỉnh từ 84-86%, tháng 2 và tháng 8 có độ ẩm cao nhất đạt tới 92%. Tháng 11 và tháng 12 có độ ẩm thấp nhất, khoảng 76% (bảng 2.3).

Trạm Tháng Năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Việt Trì 84 85 87 87 83 83 83 85 83 82 81 81 84 Phú Hộ 85 87 87 86 82 83 83 85 84 82 82 82 84 Minh Đài 88 87 87 87 84 84 85 87 86 85 85 85 86

Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.120-1.732 giờ. Số giờ nắng cao nhất là ở huyện Tân Sơn là 1.732 giờ. Số giờ nắng thấp nhất ở Phú Thọ, Việt Trì là 1.130-1.328 giờ.

2.1.3.2. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Tại tỉnh Phú Thọ quan sát được các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương mù, sương muối, mưa phùn vào mùa đông, dông, mưa lớn, mưa đá vào mùa hè.

Sương mù: là hiện tượng khá phổ biến. Số ngày sương mù phân bố không đồng đều tại các nơi. Các khu vực thấp hầu như không có sương muối. Sương muối xuất hiện ở các vùng cao có khả năng cao vào tháng 12 và tháng 1.

Mưa phùn: xuất hiện rải rác từ các tháng 10, 11 và tháng 12. Số ngày mưa phùn tăng lên rõ rệt từ tháng 1, trung bình đạt 3,5 - 6,3 ngày/tháng.

Mưa đá: hàng năm có từ 0,1 - 0,4 ngày mưa đá, xuất hiện chủ yếu vào các tháng 2, 3, có thể trong cả tháng 4.

Dông: hàng năm có khoảng 60 ngày có dông, bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3, số ngày dông tăng lên đáng kể từ tháng 4. Số ngày dông tăng dần lên ở các khu vực đồi núi phía Tây và Nam so với khu vực đồng bằng.

Gió Tây khô nóng: mỗi năm có từ 12 - 18 ngày khô nóng ở các khu vực có độ cao dưới 200 m, những khu vực >500 m không còn ngày khô nóng.

Bão và áp thấp nhiệt đới: mỗi năm có khoảng 2,5 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới địa bàn Phú Thọ trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 11.

2.1.3.3. Phân vùng sinh khí hậu

Theo phân vùng khí hậu các tỉnh miền núi Bắc Bộ và Tây Thanh Nghệ của Nguyễn Khanh Vân [64], lãnh thổ tỉnh Phú Thọ nằm trong tiểu vùng khí hậu Phú Thọ Hòa Bình (B2.4) thuộc vùng khí hậu Đông Bắc (B2) có mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với số tháng khô là 3 - 5 tháng, trong đó, số tháng hạn là 0 - 3 tháng. Đây là lãnh thổ có mùa hè mưa nhiều, nền nhiệt ở các khu vực thấp là nóng, dịu mát hơn ở các khu vực có độ cao (núi). Đầu mùa đông lạnh và khô, cuối mùa đông lạnh và khá ẩm. Lượng bức xạ và số giờ nắng khá thấp. Trị số phổ biến của nhiệt độ trung

bình năm là 22 - 240C, biên độ nhiệt năm trong khoảng 11 - 130C, biên độ nhiệt ngày/đêm là 6 - 80C. Lượng mưa phổ biến là 1.600 - 2.000 mm.

Tỉnh Phú Thọ có các loại sinh khí hậu (SKH) sau:

Loại SKH IA1a: SKH nhiệt đới gió mùa (NĐGM), hơi nóng, có mùa lạnh hơi ngắn, mưa hơi nhiều, số ngày mưa nhiều. Phân bố ở những nơi có độ cao ≤ 160 m, bao gồm gần như toàn bộ huyện Hạ Hòa và huyện Cẩm Khê, phần phía Tây, Tây Nam thuyện Thanh Ba, phía Bắc, phía Đông, Đông Nam huyện Yên Lập.

Loại SKH IB1b: SKH NĐGM, hơi nóng, có mùa lạnh ngắn, mưa vừa, số ngày mưa trung bình. Phân bố ở độ cao ≤ 160 m, bao phủ diện tích khá lớn, tạo thành một dải khá rộng kéo dài từ phía Bắc xuống phía Nam của tỉnh Phú Thọ bao chiếm toàn bộ nửa phía Bắc, Tây Bắc, phía Đông huyện Đoan Hùng; Đông Nam huyện Hạ Hòa; phía Bắc, Đông Nam huyện Thanh Ba; toàn bộ huyện Phù Ninh, thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, thị xã Phú Thọ, huyện Thanh Thủy và gần hết huyện Tam Nông trừ khu vực trung tâm; phần cực Nam huyện Yên Lập, phía Bắc, Tây Bắc và một phần phía Nam, Tây Nam của huyện Thanh Sơn.

Loại SKH IC1c: SKH NĐGM, hơi nóng, có mùa lạnh hơi ngắn, mưa hơi ít, tổng số ngày mưa ít. Phân bố ở độ cao trung bình ≤160 m, ở khu vực nhỏ phía bắc của tỉnh, thuộc huyện Đoan Hùng.

Loại SKH IIA2a: SKH NĐGM ẩm, ấm, có mùa lạnh ngắn, mưa hơi nhiều, tổng số ngày mưa nhiều. Phân bố ở độ cao 160-540 m, chủ yếu ở nửa phía Tây, phía Nam của tỉnh, phía Tây Bắc, Tây Nam của huyện Yên Lập, làm thành dải dọc thuộc các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, phần Đông Bắc huyện Yên Lập; phía Bắc, Tây Bắc và phía Nam của huyện Tân Sơn, một phần phía Tây Nam, phía Nam của huyện Thanh Sơn.

Loại SKH IIB2b: SKH NĐGM, ấm, có mùa lạnh ngắn, mưa vừa, tông số ngày mưa trung bình. Phân bố ở độ cao trung bình 160-540 m, chiếm diện tích nhỏ vùng trung tâm huyện Tam Nông và Thanh Sơn.

Loại SKH IIIA3a: SKH NĐGM núi thấp, mát, có mùa lạnh trung bình, mưa hơi nhiều, tổng số ngày mưa nhiều. Phân bố ở độ cao 540-900 m, tại các khu vực có địa hình đồi, núi thấp ở phía tây, tây nam của tỉnh, rải rác trong các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, bộ phận nhỏ phía Tây huyện Yên Lập và trung tâm huyện Thanh Sơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại SKH IVA4a: SKH NĐGM núi thấp, hơi lạnh, có mùa lạnh dài, mưa hơi nhiều, tổng số ngày mưa nhiều. Phân bố ở độ cao > 900 m, tại các vùng núi phía nam của tỉnh, thuộc huyện Tân Sơn.

2.1.4. Thủy văn

2.1.4.1. Nước mặt

Nguồn nước mặt tỉnh Phú Thọ khá dồi dào với nguồn nước của ba con sông lớn (sông Hồng, sông Lô và sông Đà), cùng với các sông, ngòi suối khác như sông Chảy, sông Bứa, sông Dân, ngòi Lao, ngòi Giành đổ vào dòng chính sông Hồng. Lãnh thổ tỉnh Phú Thọ chia thành ba lưu vực sông chính [63].

Lưu vực hệ thống dòng chính sông Hồng: chảy vào địa phận tỉnh Phú Thọ tại huyện Hạ Hoà qua địa phận các huyện Cẩm Khê, Thanh Ba, Thị xã Phú Thọ, Tam

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27430 (Trang 39)