Địa chất địa mạo

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27430 (Trang 41 - 47)

8. Cấu trúc của luận án

2.1.2. Địa chất địa mạo

Lãnh thổ tỉnh Phú Thọ được xếp vào miền Đông Bắc Bắc Bộ nằm trong ba đới cấu trúc là đới Phanxipan, đới sông Hồng và đới sông Lô, ngăn cách giữa các đới cấu trúc trên là các đứt gãy sâu Sông Hồng và Sông Chảy - Sông Lô. Các đới cấu trúc và các hệ đứt gãy có vai trò quan trọng trong phân hóa các vùng chức năng tỉnh Phú Thọ. Đứt gãy sâu sông Hồng đã phân chia lãnh thổ Phú Thọ thành hai phần: phần Bắc - Đông Bắc là vùng đất tả ngạn sông Hồng nằm giữa đứt gãy sông Hồng và đứt gãy sông Chảy và sông Lô; phần Nam - Tây Nam là vùng hữu ngạn sông Hồng nằm giữa đứt gãy sông Hồng và đứt gãy sông Đà. Hệ thống đứt gãy không chỉ tạo nên sự phân hóa vùng mà còn tác động đến sự phân hóa lãnh thổ nhỏ hơn thành các tiểu vùng.

trưng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và vùng trung du - miền núi. Lãnh thổ thuộc phần tiếp nối từ cuối dãy Hoàng Liên Sơn xuống đồng bằng châu thổ sông Hồng nên. Địa hình chia cắt tương đối mạnh với độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, phân hóa thành 3 nhóm kiểu địa hình sau:

Nhóm kiểu đồng bằng: Phân bố thành một dải đồng bằng thấp dọc ven sông Đà, sông Lô, sông Thao thuộc các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ và thành phố Việt Trì. Địa hình thấp dần về phía Đông Nam, độ cao trung bình dưới 30m xen một số khu vực núi sót, cấu thành từ các loại đá biến chất. Đây là dải đồng bằng phù sa tương đối bằng phẳng, có nhiều khu vực thấp, trũng, thường xuyên úng ngập. Kiểu này gồm các dạng sau: Đồng bằng tích tụ giữa núi cấu tạo bởi trầm tích bở rời; Đồng bằng tích tụ giữa núi cấu tạo bởi trầm tích bở rời; Đồng bằng thung lũng tích tụ cấu tạo bởi aluvi xen terasora.

Nhóm kiểu địa hình đồi: Phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc thuộc địa bàn các huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, một phần huyện Tam Nông và Thanh Thuỷ. Địa hình lượn sóng bị chia cắt thành các đồi bát úp,

đỉnh cao nhất có độ cao trên 200 m, trung bình > 100 m, độ dốc nhỏ < 200, cá biệt mới có độ dốc >250. Kiểu này gồm các dạng sau: Đồi thấp san bằng dạng bát úp phân cách bởi thung lũng rộng phát triển trên đá biến chất; Đồi mòn có đỉnh hẹp phân cách bởi hệ cao bóc; Dãy đồi cao xâm thực trên đá phiến thạch anh.

Nhóm kiểu địa hình núi: Sắp xếp theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân bố chủ yếu ở phần Tây, Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh thuộc các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, phía Tây Cẩm Khê và một phần Hạ Hoà. Địa hình phổ biến là núi trung bình và núi thấp, cấu tạo bởi các loại đá trầm tích, đá biến chất hoặc đá biến chất có xen kẽ thành phần đá vôi. Độ cao trung bình > 500 m, địa hình khá chia cắt,

độ dốc lớn > 200; nhiều dải núi cao > 1000 m, đỉnh nhọn, sườn dốc; các thung lũng nằm dưới chân núi có độ cao từ 100 - 150 m. Một số khối đá vôi nhỏ phân bố rải rác các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, địa hình núi sót phân bố tiếp giáp với dải đồng bằng thuộc các huyện Cẩm Khê, Yên Lập và Hạ Hòa. Kiểu này gồm các dạng sau: Núi thấp rửa trôi cấu tạo bởi đá vôi; Núi thấp bóc mòn cấu tạo bởi đá biến chất; Núi thấp bóc mòn cấu tạo bởi đá phiến sét, sét vôi, bột kết; Núi thấp trung bình bóc mòn cấu tạo bởi đá granit, đá macma; Núi thấp cấu trúc bóc mòn trên đá trầm tích; Núi sót bóc mòn trên các đá khác nhau.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27430 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w