Văn hóa, xã hội và nhân văn

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27430 (Trang 56 - 57)

8. Cấu trúc của luận án

2.2.2. Văn hóa, xã hội và nhân văn

2.2.2.1. Dân cư, dân tộc

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số toàn tỉnh Phú Thọ là 1.463.726 người, trong đó thành thị 265.348 người (chiếm 18,13%) và nông thôn 1.198.378 người (chiếm 81,87%). Dân số thành thị tập trung bên tả ngạn sông Hồng trong các đô thị lớn là Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn. Mật độ dân số bình quân (tính đến 1/4/2019) là trên 414 người/km2 nhưng phân bố không đều. Mật độ dân số cao nhất là ở vùng tả ngạn sông Hồng có đất phù sa bằng phẳng, tập trung nhiều đô thị và cơ sở hạ tầng xã hội. Tổng số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 54,5% lực lượng lao động của tỉnh, hiện nay đang có sự dịch chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ [8].

Phú Thọ có 34 dân tộc anh em cùng chung sống: người Kinh (84% dân số toàn tỉnh) và các nhóm dân tộc ít người: Mường, Dao, Sán Chay, Tày, Mông, Thái,

Nùng, Hoa, Thổ, Ngái,... chiếm khoảng 16%. Tỉnh có 3 di sản văn hóa phi vật thể thế giới và cấp quốc gia độc đáo: di tích các nền văn hóa khảo cổ từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. Đồng bào dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở vùng hữu ngạn sông Hồng [62].

2.2.2.2. Quần cư đô thị và nông thôn

Đô thị cấp tỉnh có thành phố Việt Trì (đô thị loại I và là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Phú Thọ) và thị xã Phú Thọ (đô thị loại III và là trung tâm kinh tế vùng tỉnh). Các đô thị cấp huyện có thị trấn Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba; Sông Thao, Phong Châu, Lâm Thao, Hùng Sơn, Hưng Hoá, Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Thủy (đô thị loại V). Huyện Tân Sơn hiện chưa có đô thị.

Hệ thống quần cư nông thôn phân bố không đồng đều theo các làng xã, gắn liền với hoạt động sản xuất lúa màu. Một phần nhỏ dân cư sống ở các khu trung tâm hoạt động sản xuất thương mại dịch vụ và công nghiệp. Hoạt động làng nghề phần lớn tập trung ở các huyện vùng thấp như Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Phù Ninh. 14 trung tâm cụm xã được lập quy hoạch và đã được phê duyệt phân bố tập trung trên các trục lộ chính như Quốc lộ 2, Quốc lộ 32 và các tuyến tỉnh lộ [65].

2.2.2.3. Giao thông vận tải

Hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ phát triển khá nhanh, tuyến trục động lực chính chạy theo thung lũng sông Hồng là quốc lộ (QL) 32, đến Cổ Tiết thì chuyển thành QL 32C. QL 32 tiếp tục chạy sang vùng hữu ngạn sông Hồng chạy sang địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái). QL 2 chạy dọc theo vùng tả ngạn sông Hồng đi về huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), kết nối với các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ tỏa về khắp miền của Phú Thọ với tổng chiều dài nâng cấp đường bộ gần 1.000 km, cứng hóa 56,5% đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh còn yếu kém, lạc hậu, chất lượng đường giao thông luôn bị xuống cấp do hoạt động vận tải, chuyên chở hàng hóa, khoáng sản là nguyên nhân gây tiêu hao năng lượng, gây bụi, tiếng ồn,... tạo nên sức ép lớn đến môi trường không khí.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day27430 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w