* Bài 1
- Đoạn văn a: Nói về tài chăn bò của Sọ Dừa. Câu 1 có tính chất giới thiệu, các câu còn lại làm rõ ý hơn cho câu chủ đề. -> Câu chủ đề: Câu 2
- Đoạn b: Nói về thái độ của các cô con gái nhà Phú ông đối với Sọ Dừa. Câu 1 đóng vai trò dẫn dắt, giải thích.
-> Câu chủ đề: câu 2
- Đoạn c: Nói về tính trẻ con của cô gái. Câu 1 giới thiệu chung về cô gái, câu 3,4,5 minh hoạ tính trẻ con của cô gái. -> Câu chủ đề: câu 2
* Bài 2
Câu a sai, câu b đúng
Câu a không kể theo thứ tự logic
* HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Phương pháp: Nêu vấn đề
* Kỹ thuật: Động não, hoạt động cá nhân.
* Tập nói ngắn đoạn văn khoảng 5,6 câu với đề bài.
- Giới thiệu về bản thân hoặc thành viên trong gia đình em. - HS: Chuẩn bị cá nhân – 2 phút, trình bày trước lớp.
- GV: Cùng HS nhận xét, cho điểm.
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PT Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Gv: Yêu cầu Sưu tầm những đoạn văn tự sự kể người, việc trong sách, báo... HS: Đọc yêu cầu, về nhà suy nghĩ trả lời.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Xem lại nội dung bài
- Nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học, nêu ý chính của mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn.
- Làm bài tập 4 (60)
- Đọc và soạn bài: Ôn tập văn kể chuyện
+ Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về văn kể chuyện + Tập nói theo dàn bài đã xây dựng.
---******************---Ngày giảng 6 A: /10/2020 - 6B: /10/2020 Ngày giảng 6 A: /10/2020 - 6B: /10/2020 Tiết 15 ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:
Hệ thống hóa kiến thức về khái niệm, chủ đề, sự việc, bố cục của bài văn tự sự.
2. Phẩm chất:
- Có ý thức tìm hiểu tư liệu để mở rộng hiểu biết về văn tự sự.
- Có ý thức vận dụng kiến thức – kĩ năng đã học vào viết văn tự sự.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Chủ đông tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Biết lựa chọn những tài liệu học tập phù hợp để vận dụng vào viết bài văn tự sự theo yêu cầu.
b. Năng lực đặc thù:
- Tiếp tục rèn luyện việc xác định các bước làm bài văn tự sự.
- Viết được đoạn, bài văn tự sự theo đúng các bước, bước đầu có kết hợp các phương thức biểu đạt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: sưu tầm một số đề văn tự sự. 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn tự sự.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
2. Kỹ thuật: Động não, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định 1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Các tiết học về văn tự sự đã giúp các em nắm được thế nào là văn tự sự, sự việc, nhân vật trong văn tự sự, chủ đề, dàn bài, cách làm bài văn tự sự. Để củng cố và khắc sâu hơn về những nội dung trên, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Yêu cầu HS gấp SGK và trả lời các câu hỏi;
Hs: Trả lời cá nhân, bổ sung; gv phân tích, cho điểm.
H’: Thế nào là tự sự, mục đích của tự
sự?
H’: Trình bày đặc điểm của sự việc trong văn tự sự?
H’: Chủ đề trong văn tự sự là gì?
H’: Nêu dàn bài của bài văn tự sự?
H’: Trình bày các bước làm bài văn tự
sự?
- GV củng cố, khắc sâu.