Kiến nghị lập pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Lý luận và thực tiễn về sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại (Trang 68 - 77)

Bill Gates, trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển vào Microsoft, đã đặt câu hỏi: “Theo các bạn, đâu là yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay?”. Một ứng viên đã trả lời: “Đó là tính chặt chẽ của hợp đồng”. Nhiều người khi đó đã nghi ngờ sự nghiêm túc trong câu trả lời của ứng viên này, chỉ duy nhất Bill Gates là

65

không nghĩ như vậy. Ông đã cho ứng viên này điểm tối đa.

Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng với nhau và tiến hành các hoạt động kinh doanh, nhưng rồi khi một tranh chấp nhỏ xảy ra, một trong hai bên đối tác lại lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng để thu lợi riêng cho mình. Bởi thế các bên cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này trong quá trình thỏa thuận và giao kết. Các quy định của pháp luật, do đó, cũng phải được thiết kế phù hợp và chặt chẽ, mang tính ứng dụng cao. Tư duy lập pháp của các nhà làm luật cần khoa học và nhanh nhạy, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Vấn đề đặt ra là hoàn thiện khung pháp luật về yếu tố thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không nên nhìn nhận bó hẹp trong phạm vi này, quá trình lập pháp phải được tiến hành tổng thể đối với chế định hợp đồng nói chung, như vậy thì mới đảm bảo tính hệ thống và chặt chẽ.

Bộ luật Dân sự 2005 được xem là bộ luật gốc điều chỉnh chế định hợp đồng của Việt Nam. Tuy nhiên, từ Bộ luật Dân sự 1995 cho đến Bộ luật Dân sự 2005 đều có một điểm cần phải sửa đổi mà các nhà làm luật đã bỏ qua đó là khái niệm hợp đồng. Trong Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 388 đã quy định về “Hợp đồng dân sự”. Theo các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá thì quy định này mang tính khái quát cao và tương ứng với một khái niệm chung về hợp đồng của các nước, vì vậy có thể coi đây là khái niệm chung về hợp đồng chứ không chỉ dừng lại ở khái niệm riêng về hợp đồng dân sự. Điều này cũng phù hợp với Điều 1, Bộ luật Dân sự 2005 “BLDS quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự,hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Để đảm bảo tính thống nhất và khái quát cao, nên bỏ từ “dân sự” mà chỉ nên quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các

66

bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ”. Ngoài ra, các quy định khác về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005 cũng cần nhất quán nội dung trên - quy định về hợp đồng nói chung chứ không nên quy định như hiện nay - dễ bị hiểu nhầm là chỉ điều chỉnh hợp đồng dân sự, khiến cho việc áp dụng đôi khi gặp khó khăn và bị bó hẹp trong những phạm vi không cần thiết.

Về yếu tố thỏa thuận thì quan trọng nhất là các quy định về đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng- hai thành tố tạo nên sự thỏa thuận. Ngoài ra cũng cần đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc tự do ý chí - nền tảng tạo lập nên sự thỏa thuận và là cơ sở cho hiệu lực của thỏa thuận,đảm bảo các bên hoàn toàn tự nguyện thể hiện ý chí và thống nhất ý chí đích thực để đi đến thỏa thuận.

Có thể nói Bộ luật Dân sự 2005 đã có rất nhiều điểm mới và tiến bộ trong các quy định về đề nghị và chấp nhận đề nghị so với Bộ luật Dân sự 1995, và đã phần nào thể hiện tinh thần chung, phù hợp với pháp luật thế giới đặc biệt là các nước theo hệ thống Civil law. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy có một số vấn đề trong những quy định này cần được sửa đổi, bổ sung, thậm chí là hủy bỏ để phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn áp dụng.

Thứ nhất, pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện nay sử dụng thuật ngữ

“Đề nghị giao kết hợp đồng” chứ không dùng khái niệm “Chào hàng” như đã từng quy định trong Luật Thương mại 1997 (Luật Thương mại 2005 đã bỏ các quy định về chào hàng và chấp nhận chào hàng). Tuy nhiên lại không có điều luật nào đưa ra quy định để phân biệt “Đề nghị giao kết hợp đồng” với quảng cáo, lời mời đàm phán, trong khi thực tế đây là một vấn đề quan trọng. Nên chăng pháp luật hợp đồng cần đặt ra vấn đề này để các quy định được minh bạch và dễ hiểu hơn.

67

nhận đề nghị có kèm thời hạn trả lời và đề nghị không kèm theo thời hạn trả lời. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2005 cũng như những quy định liên quan về hợp đồng của pháp luật Việt Nam hầu như chỉ đưa ra các quy định về đề nghị có quy định thời hạn trả lời, còn đối với đề nghị không có thời hạn trả lời thì không thấy đề cập đến hiệu lực của nó. Vậy vấn đề này phải xem xét thế nào? Một đề nghị như vậy sẽ có giá trị trong thời gian bao lâu? Và bên nhận đề nghị phải trả lời chấp nhận trong khoảng thời gian nào thì chấp nhận đó mới có hiệu lực pháp lý? Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 đã có quy định về vấn đề này tại điều 2.1.7 “Đề nghị giao kết hợp đồng phải được chấp nhận trong thời hạn do bên đề nghị quy định hoặc nếu không quy định thì trong một thời hạn hợp lý, tùy từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là tốc độ của phương tiện thông tin mà bên đề nghị sử dụng. Đề nghị giao kết bằng miệng phải được chấp nhận ngay, trừ khi hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại”. Điều 145, Bộ luật Dân sự của Đức quy định, trong trường hợp chào hàng không quy định thời hạn trả lời thì bên chào hàng chịu sự ràng buộc trong thời hạn hợp lý. Khoản 1, Điều 441 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga quy định rằng, khi chào hàng bằng văn bản không quy định thời hạn trả lời, hợp đồng được coi là đã ký kết nếu bên chào hàng nhận được sự trả lời chấp nhận của bên kia trước thời hạn do pháp luật quy định, nếu pháp luật không quy định thì trong thời hạn hợp lý cần thiết cho việc chấp nhận. Pháp luật Hoa Kỳ cũng có quy định nếu không nói rõ thời hạn trả lời thì đề nghị không được hủy ngang trong một thời hạn hợp lý, tuy nhiên thời hạn hợp lý này không được vượt quá 3 tháng. Thực tế khi áp dụng pháp luật Việt Nam trong trường hợp này các bên cũng thường tạo ra một khoảng thời gian hợp lý như vậy. Quy định này cũng đã có trong Luật Thương mại 1997 tại Điều 53, khoản 1 “Trong trường hợp không xác định thời hạn chấp nhận chào hàng thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là ba mươi ngày kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được

68

chào hàng”. Tuy nhiên một quy định tương tự như vậy đã không được tìm thấy trong Bộ luật Dân sự 2005. Do vậy, để đảm bảo tính chặt chẽ về mặt lập pháp, cần đặt ra một quy định cụ thể về hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng không kèm thời hạn trả lời trong pháp luật hợp đồng của Việt Nam.

Một vấn đề nữa cần xem xét đó là đề nghị giao kết hợp đồng quy định tại Điều 390, Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam đòi hỏi phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị của bên đề nghị. Tuy nhiên dựa trên tiêu chí hay cơ sở nào để xác định đặc điểm này là một vấn đề phức tạp và không hề được đề cập đến trong các quy định pháp luật về hợp đồng của Việt Nam. Trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT “ Một đề nghị được coi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý chí của bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận’(Điều 2.1.2), Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng yêu cầu đề nghị giao kết hợp đồng phải được xác định. Sự “rõ ràng” và “xác định” này được thể hiện ở chỗ, trong đề nghị giao kết hợp đồng bên đề nghị phải quy định những điều khoản cơ bản của hợp đồng tương lai. Điều 14, Công ước Viên 1980 quy định: Đề nghị giao kết hợp đồng được coi là xác định nếu trong đó có mô tả hàng hóa, một cách trực tiếp hay gián tiếp quy định số lượng và giá cả hay cách thức xác định chúng. Mặc dù, một đề nghị giao kết hợp đồng thiếu tính cụ thể có thể được khắc phục bằng nhiều cách, nhưng để đảm bảo tính chặt chẽ của quy phạm,cho phép các bên chủ động trong giao kết, bên nhận đề nghị có thể hình dung rõ nét hơn về hợp đồng trong tương lai, thì quy định trên có lẽ cần được xây dựng để làm rõ vấn đề trong pháp luật hợp đồng Việt Nam về sự thỏa thuận.

Đối với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì theo quy định hiện hành, việc trả lời chấp nhận phải là chấp nhận hoàn toàn, vô điều kiện toàn bộ nội dung của đề nghị (Điều 396, Bộ luật Dân sự 2005). Nếu có sự sửa đổi bổ

69

sung thì sẽ hình thành đề nghị mới (Điều 395, Bộ luật Dân sự 2005), không phụ thuộc vào tính chất hay mức độ của những thay đổi bổ sung đó. Khác với quy định này, pháp luật của nhiều nước cũng như Công ước Viên 1980 (Khoản 2, Điều 19) và Bộ nguyên tắc UNIDROIT (khoản 2, Điều 2.1.11) vẫn cho phép thừa nhận hiệu lực của chấp nhận trong trường hợp những sửa đổi bổ sung đó không làm thay đổi cơ bản bản chất, nội dung của đề nghị và bên đề nghị không bác bỏ ngay lập tức những chi tiết sửa đổi đó. Công ước Viên chỉ ra những thay đổi được coi là có thể làm thay đổi cơ bản chào hàng tại khoản 3, Điều 19: thay đổi liên quan đến giá cả, phương thức thanh toán, khối lượng và chất lượng của hàng hóa,địa điểm và thời gian giao hàng, phạm vi trách nhiệm của một bên trước bên kia và thủ tục giải quyết tranh chấp.

Có quan điểm cho rằng quy định của Bộ luật Dân sự 2005 là hợp lý, “cho phép tránh được những rắc rối về mặt pháp lý bởi vì thực tiễn cho thấy rằng, khó có thể xác định được những thay đổi nào là cơ bản và những thay đổi nào là không cơ bản” [7, tr.38]. Tuy nhiên, đã là thỏa thuận thì nguyên tắc tự do ý chí - tự do hợp đồng luôn được đề cao, bởi vậy việc bên đề nghị không phản đối những sửa đổi đó, về nguyên tắc, đáng được coi trọng. Mặt khác, không thể xác định một cách trừu tượng khái niệm “thay đổi cơ bản”, mà phụ thuộc vào hoàn cảnh của những trường hợp cụ thể, và thực tế cho thấy những sửa đổi đó chỉ là nhằm làm cho hai bên thuận lợi hơn trong giao kết hợp đồng hay những điều khoản bổ sung này vẫn thường được sử dụng trong các lĩnh vực thương mại có liên quan nên không hề làm cho bên đề nghị bị bất ngờ và cũng không khiến người này từ chối, thì chấp nhận với những sửa đổi nhỏ đó, rõ ràng nên được thừa nhận về mặt pháp lý. Tác giả cho rằng, để khung pháp luật về yếu tố thỏa thuận được chặt chẽ mà vẫn hiệu quả, không cứng nhắc thì nên có quy định tương tự như đã đề cập trong Công ước Viên 1980.

70

Cũng về vấn đề chấp nhận đề nghị, tại đoạn 2, khoản 1, Điều 397 Bộ luật Dân sự 2005 quy định “Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị”. Quy định này nếu nhìn qua có vẻ đảm bảo được sự công bằng và lợi ích cho bên được đề nghị, nhưng thực ra nó lại nghiêng về bảo vệ quyền lợi của bên đề nghị, khi trao cho người này quyền “Trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó”. Ví dụ, khi người bán nhận được sự chấp nhận trễ của người mua, nếu còn hàng thì người bán sẽ coi chấp nhận đó có hiệu lực, nếu hàng đã bán rồi thì họ sẽ trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó. Trong trường hợp này rất có thể người mua sẽ phải chịu thiệt hại liên quan đến sự chuẩn bị cho việc thực hiện hợp đồng bởi họ tin rằng, hợp đồng đã được ký kết vì sự trả lời của họ đến đúng hạn. Bởi thế, để đảm bảo nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng, thiết nghĩ pháp luật nên quy định khi hết thời hạn mà bên đề nghị vẫn chưa nhận được trả lời, thì phải thông báo ngay cho bên được đề nghị biết về sự chậm trễ đó, để hai bên có thể thương lượng một cách thỏa đáng về vấn đề này, tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể phát sinh.

Bộ luật Dân sự 2005 còn có quy định hoàn toàn mới tại các Điều 398 và Điều 399 về vấn đề hiệu lực của đề nghị và chấp nhận đề nghị trong trường hợp 1 trong hai bên chết hoặc mất năng lực hành vi sau khi có trả lời chấp nhận. Các quy định này hầu như cũng không được tìm thấy trong pháp luật một số nước như Hoa Kỳ, Pháp…, cũng như Công ước Viên 1980, Bộ nguyên tắc UNIDROIT…Có thể thấy đây là một dự liệu cho thấy sự thay đổi và phần nào khá tiến bộ trong tư duy lập pháp của các nhà làm luật nước ta đối với vấn đề thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên thực tế, vấn đề này cần được

71

xem xét dựa vào từng trường hợp cụ thể, chứ không thể quy định chung chung như vậy. Ví dụ đối với những đề nghị có liên quan trực tiếp đến nhân thân của một trong hai bên như đề nghị một nhạc sĩ nổi tiếng sáng tác một bản nhạc hay một kiến trúc sư giỏi thiết kế một công trình với yêu cầu người đó phải trực tiếp làm, thì dù đã có sự trả lời chấp nhận, tức là hợp đồng về cơ bản đã được ký kết, nhưng nếu người nhạc sĩ hay kiến trúc sư đó chết đi thì làm sao có thể trực tiếp sáng tạo, nghĩa là hợp đồng không thể thực hiện. Vậy thì có nên coi đề nghị vẫn có giá trị trong trường hợp này không?. Mặt khác, quy định trên còn mâu thuẫn với khoản 3, Điều 424, Bộ luật Dân sự 2005, theo đó, hợp đồng chấm dứt khi cá nhân giao kết bị chết, trong khi với Điều 398 và Điều 399 ở trên thì đề nghị vẫn có thể có giá trị. Vậy giá trị của đề nghị được đặt ra để làm gì khi hợp đồng được giao kết từ lời đề nghị đó bị chấm dứt theo quy định của Điều 424?

Tóm lại, Điều 398 và Điều 399, Bộ luật Dân sự 2005 tuy mới, những tưởng là tiến bộ, nhưng kỳ thực lại không mấy có giá trị về mặt thực tế, thậm chí còn tạo ra những mâu thuẫn trong các quy định của cùng một bộ luật. Thiết nghĩ, quy định này nên bị hủy bỏ khi thiết lập một khung pháp lý mới về vấn đề này.

Ngoài ra cũng cần có điều khoản quy định rõ về điều kiện có hiệu lực của sự thỏa thuận. Hiện tại, để hiểu vấn đề này ta cần suy ra từ quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, bản chất của thỏa thuận cũng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Lý luận và thực tiễn về sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại (Trang 68 - 77)