của hợp đồng
Pháp luật hợp đồng Việt Nam đã bắt đầu được cải cách và thống nhất với các quy định mang tính lý luận tập trung trong Bộ luật Dân sự 2005 - phần thứ ba. Tuy nhiên lý thuyết về yếu tố thỏa thuận vẫn chưa được thể hiện rõ nét. Các quy định còn mang tính chung chung, đòi hỏi người học luật và áp dụng luật phải có những suy luận logic để sử dụng vào từng trường hợp cụ thể một cách hợp lý.
Như đã nói, sự thỏa thuận là yếu tố đầu tiên và đặc biệt quan trọng đối với hợp đồng nói chung và quá trình giao kết hợp đồng nói riêng. Việc hình thành hợp đồng bao giờ cũng xuất phát từ một thỏa thuận có hiệu lực pháp lý. Do đó, có thể nói các quy định về yếu tố thỏa thuận trong hợp đồng cũng có sự trùng khớp nhất định đối với các quy định mang tính nguyên tắc về hợp đồng.
Đây cũng là yếu tố dễ gây tranh cãi nhất trong giao kết và thực thi hợp đồng. Bởi thế, đòi hỏi khung pháp luật về nó phải được xây dựng một cách nghiêm túc, đúng đắn và có hiệu quả, đảm bảo phù hợp với lý thuyết hợp đồng quốc tế và pháp luật Việt Nam, đồng thời cũng phải phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho các chủ thể áp dụng luật cũng như các cơ quan tư pháp dễ dàng hơn trong giải quyết tranh chấp.
63
nghị giao kết hợp đồng, bởi thế quy định về chúng phải được đầu tư và xây dựng hợp lý, thể hiện được bản chất của sự thỏa thuận. Đây chính là vấn đề cốt lõi trong khung pháp luật Việt Nam về sự thỏa thuận trong hợp đồng.
Các quy định mang tính nguyên tắc cũng không được xem nhẹ, như các vấn đề về tự do ý chí, tự do giao kết hợp đồng, tôn trọng lợi ích công… Các khái niệm liên quan như tự nguyện, nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa… cũng phải được chỉ rõ một cách khoa học và thực tế.
Các quy định được xây dựng thành một khung pháp luật hoàn chỉnh và hợp lý, nhưng cũng phải đảm bảo thống nhất trong tổng thể chung của hệ thống pháp luật hợp đồng, không được có sự mâu thuẫn, chồng chéo. Việc thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam trước giờ vẫn là một vấn đề luôn cần được xem xét và hoàn thiện, bởi thế việc hoàn chỉnh khung pháp luật về yếu tố thỏa thuận sẽ là một bước đệm vững chắc cho quá trình này. Ở một khía cạnh khác, thống nhất pháp luật hợp đồng cũng kéo theo việc hoàn chỉnh dần khung pháp luật nói trên.
Trong “Báo cáo đánh giá tổng kết nhu cầu cho sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010” do Ban chỉ đạo liên bộ về đánh giá nhu cầu phát triển hệ thống pháp lý biên soạn đã xác định nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng để trở thành trung tâm của pháp luật kinh doanh. Đảm bảo công dân và doanh nghiệp có thể tự do giao kết và thực hiện hợp đồng thông qua việc sửa đổi Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại và các văn bản pháp quy hình thức khác, và hủy bỏ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế nhằm mục tiêu: loại bỏ các quy định không nhất quán, trùng lặp, chồng chéo, mập mờ, quá hình thức và bất tiện trong quá trình giao kết hợp đồng (dân sự, kinh tế, thương mại) hiện hữu trong ba luật khác nhau hiện hành”. Như vậy Bộ luật Dân sự 2005 - Bộ luật gốc điều chỉnh chung về hợp đồng ra đời được coi là hành động lập pháp đầu tiên ở Việt Nam- nơi mà
64
pháp luật hợp đồng đã bắt đầu được củng cố một cách có hệ thống. Phải khẳng định rằng Bộ luật Dân sự năm 2005 là một sự thay đổi lớn trong việc nhận thức về bản chất hợp đồng trên cơ sở khẳng định lại nguyên tắc tự do hợp đồng, tự do tự nguyện thỏa thuận của các chủ thể, thể hiện rõ sự tiến bộ trong tư duy pháp lý về hợp đồng và sự thành công trong hoạt động lập pháp ở nước ta.
Có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau trong thống nhất pháp luật hợp đồng, có quan điểm cho rằng nên có sự phân biệt nhất định giữa các loại hợp đồng (dân sự, kinh tế, thương mại) nên cần các quy định điều chỉnh khác nhau đối với mỗi loại hợp đồng; có quan điểm lại cho rằng nên thống nhất các quy định về hợp đồng trong một văn bản riêng gọi là “Luật hợp đồng” như Trung Quốc đã làm vào năm 1999 - “Một quan điểm mang tính đột phá và tiến bộ” [11, tr.167]. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam, khi đã có Bộ luật Dân sự với những quy định tương đối khái quát và đầy đủ về hợp đồng thì việc xây dựng một luật chung về hợp đồng với những nội dung tương tự có lẽ không phải là giải pháp tốt nhất . Nên chăng hợp lý nhất vẫn là hoàn thiện hơn nữa các quy định đã có trong Bộ luật Dân sự 2005, coi trọng và xây dựng hoàn chỉnh hơn các quy định về yếu tố thỏa thuận, tạo nên một khung pháp lý hiệu quả cho các bên chủ thể áp dụng. Điều này cũng phù hợp với tập quán lập pháp của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước theo hệ thống Civil Law như Pháp, Đức, Nhật Bản..