+ Thẩm quyền giao kết của chủ thể thỏa thuận
Một thỏa thuận chỉ được công nhận khi các bên có đủ năng lực hành vi và thẩm quyền để tham gia giao kết.Vấn đề này đã được phân tích ở trên. Đây
45
là yếu tố quan trọng hàng đầu của một thỏa thuận, bởi nếu thỏa thuận được lập nên bởi những người không có năng lực hành vi sẽ chứa rất nhiều tì ố cũng như tiềm ẩn những nguy cơ gây thiệt hại cho lợi ích của chính họ và cả người khác do nhận thức của họ chưa đạt được độ chín cần có trong một quan hệ hợp đồng.
+ Thỏa thuận không chống lại trật tự công
Điểm b Điều 122, Bộ luật Dân sự 2005 quy định một điều kiện nữa để giao dịch dân sự có hiệu lực là “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Về cơ bản, đây cũng được xem là một trong những điều kiện của yếu tố thỏa thuận. Theo đó, một thỏa thuận trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam phải có nội dung và mục đích không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm lợi ích công, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì mới được công nhận và có hiệu lực pháp luật.
Thỏa thuận không bắt buộc phải đề cập đến tất cả các điều khoản của hợp đồng, nhưng đòi hỏi người kết ước phải thỏa thuận tối thiểu về bản chất và mục đích của hợp đồng, các nội dung chính phải được chỉ ra và bàn bạc cụ thể thì thỏa thuận đó mới là cơ sở vững chắc cho việc giao kết hợp đồng. Bởi thế nội dung và mục đích của nó phải hợp pháp, hợp lý thì mới có thể có hiệu lực.
“Điều cấm của pháp luật” là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Ví dụ:
+ A thỏa thuận với B về một hợp đồng mua bán ma túy, thỏa thuận này không có hiệu lực vì nội dung của nó đã vi phạm điều cấm của pháp luật.
+ A đề nghị B lúc trời tối thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho C, thỏa thuận này không có hiệu lực vì mục đích của nó vi phạm điều cấm.
46
Khi xét đến hiệu lực của thỏa thuận không chỉ đề cập đến khía cạnh hợp pháp, mà cũng cần lưu ý xem nó có trái đạo đức xã hội hay không. Đạo đức xã hội được hiểu là “Những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”. Một thỏa thuận có hiệu lực thì không được trái đạo đức xã hội. Tuy nhiên khái niệm “Đạo đức xã hội” thực tế rất trừu tượng, phụ thuộc vào từng thời kỳ kinh tế - chính trị cũng như cách nhìn nhận của từng quốc gia, từng hệ thống pháp luật khác nhau, cần đặt thỏa thuận trong những hoàn cảnh cụ thể để đánh giá vấn đề này. Các quy phạm pháp luật hầu như không giải thích chính thức, nên thường phải căn cứ vào án lệ hoặc tư duy theo logic để giải quyết.
Điều kiện này đòi hỏi các bên phải thực thi một cách nghiêm túc. Một thỏa thuận xâm phạm trật tự công sẽ bị tuyên vô hiệu tuyệt đối, các bên không được phép thi hành thỏa thuận đó.
Ví dụ: A thỏa thuận với B vận chuyển hóa chất độc hại đi trên đường mà không có bất cứ biện pháp che chắn, bảo vệ nào. Hóa chất này gây ô nhiễm, làm phương hại đến người đi đường, xâm phạm đến trật tự công cộng. Thỏa thuận chuyên chở này bị vô hiệu.
+ Tự nguyện thỏa thuận
Điều kiện này được đặt ra xuất phát từ học thuyết tự do ý chí và nguyên tắc tự do hợp đồng. Theo đó mỗi bên có quyền tự do định đoạt hành vi của mình, không ai được bắt buộc, cưỡng ép họ thực hiện những hành vi không mong muốn. Một thỏa thuận chỉ được công nhận về mặt pháp lý khi nó là kết quả của sự tự nguyện thỏa thuận, thể hiện ý chí đích thực của các bên, và các ý chí này phải gặp gỡ nhau, thống nhất với nhau để tạo nên một thỏa thuận hợp pháp. Như vậy có 2 yếu tố cần xem xét đó là ý chí và sự thể hiện ý chí ra bên ngoài, nếu thiếu một trong hai yếu tố hoặc hai yếu tố đó không đồng nhất thì không thể coi là đã có sự tự nguyện thỏa thuận. Chủ thể khi tham gia thỏa
47
thuận phải không chịu áp lực từ bất cứ người nào - đối tác hoặc bên thứ ba. Ví dụ: Công ty A thỏa thuận với B chỉ ký hợp đồng lao động với B khi B hoặc người thân của B sử dụng dịch vụ của công ty A. Thỏa thuận này không có hiệu lực bởi công ty A đã tác động đến ý chí của B bằng quyền lợi kinh tế vào việc giao kết sử dụng dịch vụ của công ty A.
Nếu các bên không tự nguyện thỏa thuận thì có thể dẫn tới nhiều hệ quả đáng tiếc, khiến thỏa thuận trở nên vô hiệu do các nguyên nhân giả tạo, lừa dối, đe dọa, nhầm lẫn, thỏa thuận với người không nhận thức được hành vi của mình.
+ Hình thức của sự thỏa thuận
Thỏa thuận là sự thống nhất ý chí của các bên…, mà ý chí muốn nắm bắt được thì phải thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nào đó. Theo quy định của pháp luật hợp đồng Việt Nam tại Điều 401, Bộ luật Dân sự 2005 thì có thể suy ra thỏa thuận được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản, hay bằng hành vi cụ thể. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với hình thức của đề nghị và chấp nhận đề nghị - hai thành tố cơ bản của sự thỏa thuận.
Quy định này là hợp lý về cả mặt pháp lý lẫn thực tiễn. Bởi thỏa thuận được tiến hành với nhiều cách thức khác nhau. Đảm bảo nhất là các bên gặp gỡ trực tiếp, đưa ra lời đề nghị, rồi bàn bạc, thương lượng, và chấp nhận, đi tới ký kết hợp đồng. Các bên có thể ghi lại những gì đã thỏa thuận vào một “Biên bản thỏa thuận” rồi cùng ký tên, nếu nó thỏa mãn được những điều kiện kể trên thì thỏa thuận này có hiệu lực. Với hình thức văn bản các bên sẽ có chứng cứ xác thực và rõ ràng nhất cho việc thi hành và giải quyết tranh chấp nếu có.Hoặc các bên có thể gửi văn bản qua mail, fax…rồi để bên kia ký tên vào sau khi đã thống nhất các vấn đề liên quan.
Cũng có trường hợp với một số vấn đề mà tình tiết không phức tạp, việc đề nghị và thi hành có thể diễn ra dễ dàng thì chỉ cần một thỏa thuận
48
bằng lời nói giữa 2 bên, hoặc biểu hiện ý chí thông qua những hành vi cụ thể cho phép đối tác tin tưởng thỏa thuận đã được thông qua thì có thể cho thi hành ngay thỏa thuận đó và coi như nó đã có hiệu lực.
Cũng theo quy định pháp luật Việt Nam tại khoản 2 Điều 401, Bộ luật Dân sự 2005 thì “Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo quy định đó”, điều này cũng có thể áp dụng đối với thỏa thuận, tuy không thật rõ nét.
Theo thông lệ chung thì hình thức của thỏa thuận chỉ có giá trị chứng cứ và có giá trị đối kháng với bên thứ ba chứ nó không bắt buộc là một điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận cũng như hợp đồng. Quan trọng nhất vẫn là sự gặp gỡ, thống nhất ý chí giữa các bên.
Ví dụ : “A và B là thương nhân thuộc hai nước khác nhau. A gửi cho B một bản chào hàng bao gồm đầy đủ nội dung của một hợp đồng trong đó có điều khoản thanh toán theo phương thức L/C. B không trả lời nhưng lại mở 1 L/C hợp lệ theo đúng thời gian và nội dung trong bản chào hàng của A. Thực tiễn xét xử của tòa án và Trọng tài của nhiều nước đều công nhận giữa A và B đã hình thành một thỏa thuận- một hợp đồng mua bán hàng hóa. Dù hai bên chưa có một văn bản như pháp luật quy định, nhưng bản chào hàng của A và hành vi mở L/C của B được coi là đã cấu thành một hợp đồng mua bán hàng hóa”. [17, tr.37]
Về vấn đề điều kiện của sự thỏa thuận, có thể thấy pháp luật hợp đồng Việt Nam không đề cập đến khái niệm “consideration” như một điều kiện quan trọng cho hiệu lực của hợp đồng. Điều này phù hợp với tinh thần chung của pháp luật các nước theo hệ thống dân luật. Tuy nhiên, tác giả cho rằng đây là một điều kiện cần thiết về thực tiễn lẫn pháp lý. Thiết nghĩ, nhà làm luật nước ta nên có một chút thay đổi trong tư duy lập pháp và lưu tâm hơn
49
đến vấn đề này?
Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp tại Điều 1108 chỉ ra “Sự thỏa thuận của các bên phải đảm bảo hai điều kiện: Sự thỏa thuận đó thực sự tồn tại và sự thỏa thuận đó là hoàn toàn tự nguyện. Để có một thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện thì điều kiện tiên quyết là chủ thể phải có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia giao kết hợp đồng” [3, tr.39]. Quy định này ngắn gọn mà hợp lý. Về cơ bản không khác mấy so với pháp luật Việt Nam, tuy nhiên pháp luật nước ta không quy định điều kiện “Sự thỏa thuận phải thực sự tồn tại”. Đây cũng là một vấn đề cần xét lại, bởi nếu không quy định cụ thể thì việc áp dụng đôi khi sẽ rất khó khăn. Mặt khác, có thể thấy đây là một điều kiện hết sức căn bản nhưng không thể thiếu, bởi nếu thỏa thuận không thực sự tồn tại thì đương nhiên không thể xét đến hiệu lực hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến nó.