Các bất cập chủ yếu của của pháp luật về sự thỏa thuận

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Lý luận và thực tiễn về sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại (Trang 54 - 55)

Trong giao kết hợp đồng, thỏa thuận là một yếu tố quan trọng không thể thiếu, đồng thời cũng đòi hỏi sự thỏa thuận đó không được có tì ố. Tuy nhiên thực tiễn pháp luật lại diễn ra rất phức tạp, các nhà làm luật cũng đã dự liệu đến những trường hợp rủi ro, chỉ ra được những khiếm khuyết đối với

51

một chế định. Trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, những khiếm khuyết chủ yếu về sự thỏa thuận cũng đã tồn tại song hành với những quy định khác về vấn đề này.

Vấn đề khiếm khuyết chủ yếu về sự thỏa thuận được đặt ra xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí, vốn là một học thuyết được hình thành và phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XVIII và nằm trong hệ thống các quan điểm của nền triết học ánh sáng. Lúc đầu nó được coi là nguyên tắc độc tôn ý chí, coi ý chí của con người là tối thượng và tự chủ. Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí của một người mới có hiệu lực ràng buộc đối với người đó. Tuy nhiên quan điểm tự do tuyệt đối như trên không tồn tại được lâu, mà dần dần bị giới hạn bởi pháp luật và đạo đức xã hội. Với pháp luật hợp đồng thì “Trong mối quan hệ giữa một bên yếu và một bên mạnh, ý chí sẽ tạo ra sự lệ thuộc còn pháp luật sẽ là phương tiện giải phóng họ”(Lacordaire).

Để đảm bảo trật tự công cộng, giới hạn này được đặt ra và dần được chế định trong các quy phạm pháp luật. Bởi lẽ nguyên tắc tự do ý chí đã cho các chủ thể một quyền năng rất lớn là được làm tất cả những gì mình mong muốn, do đó con người có thể lạm dụng sự tự do đó theo hướng có lợi cho mình và có thể gây hại cho người khác.

Mặt khác, hợp đồng phải là kết quả của sự tự nguyện thỏa thuận của các bên được thể hiện một cách rõ ràng. Tuy nhiên không có gì là tuyệt đối, và sự tự nguyện thỏa thuận của các bên không phải lúc nào cũng được thực thi một cách nghiêm túc. Hệ quả của việc không tự nguyện thỏa thuận chính là những tì ố của sự thỏa thuận. Pháp luật hợp đồng Việt Nam ghi nhận những trường hợp thỏa thuận bị khiếm khuyết là: nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, thiệt thòi.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Lý luận và thực tiễn về sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)