Đây là trường hợp chủ thể đánh giá sai về thực tế khách quan. Tuy nhiên không phải sự nhầm lẫn nào cũng dẫn đến thỏa thuận bị vô hiệu.
52
Điều 131, Bộ luật Dân sự 2005 quy định “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu”. Quy định này được áp dụng với thỏa thuận trong hợp đồng.
Thực tế, có các dạng nhầm lẫn sau:
- Nhầm lẫn về bản chất: đương nhiên dẫn đến hủy thỏa thuận - Nhầm lẫn về đối tượng hay mục đích
Nhầm lẫn về đối tượng là sự hình dung sai về bản chất của đối tượng và tính chất cơ bản của đối tượng mà các bên thỏa thuận.
Ví dụ: A thỏa thuận mua bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” với giá rất cao vì cho rằng bức tranh đó đúng là tác phẩm của cố họa sỹ Tô Ngọc Vân, nhưng thực chất đó chỉ là bản sao do một họa sĩ khác chép lại.
Không phải mọi thỏa thuận nhầm lẫn về đối tượng đều bị coi là cơ sở để xem xét hiệu lực của thỏa thuận, dẫn đến hủy thỏa thuận , mà đó phải là sự hiểu lầm mang tính chất chủ yếu, như nhầm lẫn về một đặc tính mà đối tượng phải có theo sự xét đoán chung hoặc theo một lợi ích mà các chủ thể khi tham gia thỏa thuận mong muốn đối tượng đó phải có.
Nhầm lẫn về mục đích là hiểu không chính xác ý chí của các bên về mục đích của thỏa thuận, do đó mà các bên mới đi đến thỏa thuận.
Ví dụ A đưa cho B một khoản tiền với mục đích cho vay nhưng khi đưa A lại không nói gì về thời hạn vay và mức lãi mà B phải trả, do đó B đã cho rằng A cho mình số tiền ấy.
- Nhầm lẫn về chủ thể: Chỉ trở thành nguyên nhân làm thỏa thuận vô hiệu khi thỏa thuận đó được xác lập dựa trên nhân thân của chủ thể, có nghĩa nhân thân của chủ thể là yếu tố quan trọng cho việc thỏa thuận cũng như giao
53
kết hợp đồng.
Ví dụ thỏa thuận liên quan đến ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng sáng tác ký với nhạc sỹ…
- Trường hợp nhầm lẫn về giá trị của đồ vật được thỏa thuận không ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận, bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi lại nội dung này cho đúng. Tuy nhiên, nhầm lẫn về giá trị sẽ là nguyên nhân dẫn đến thỏa thuận vô hiệu nếu nó là hậu quả của nhầm lẫn về tính chất, chất lượng chủ yếu của vật.
Một số điều kiện để xác định sự nhầm lẫn là một khiếm khuyết của sự thỏa thuận và sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của thỏa thuận đó là:
+ Sự nhầm lẫn phải mang tính chất quyết định đối với sự tự nguyện của người tham gia thỏa thuận
+ Chỉ cần một trong các bên biết được về sự nhầm lẫn
+ Chủ thể yêu cầu xem xét hiệu lực thỏa thuận do bị nhầm lẫn phải chứng minh được mình bị nhầm lẫn nên mới dẫn đến xác lập thỏa thuận
Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp cũng chỉ ra điều kiện sự nhầm lẫn ở đây không được là một nhầm lẫn vô lý, khó chấp nhận. Người bị nhầm lẫn không được hành động một cách cẩu thả. Phải là nhầm lẫn về một yếu tố mà bên kia biết rõ, tức là sự nhầm lẫn thường thấy.
Các điều kiện này cần đặc biệt lưu ý bởi pháp luật hợp đồng Việt Nam không có quy định điều chỉnh cụ thể.
Bên bị nhầm lẫn có thể đưa ra mọi chứng cứ để chứng minh sự nhầm lẫn của mình. Và thẩm phán có toàn quyền đánh giá sự nhầm lẫn đó có tính chất quyết định hay không.
Vấn đề có nhầm lẫn hay không được đánh giá vào thời điểm xác lập thỏa thuận, tức là khi bên được đề nghị chấp nhận đề nghị.
54