Tùy theo từng hệ thống pháp luật mà có cách tiếp cận và quy định riêng về vấn đề này, thông thường một, thỏa thuận có hiệu lực và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
(1) Các bên có thẩm quyền giao kết - đối với cá nhân thẩm quyền được cấu thành từ năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chính cá nhân; đối với tổ chức, pháp nhân, thẩm quyền được xác định theo điều kiện kinh doanh, phạm vi hoạt động và năng lực hành vi và thẩm quyền của người đại diện.
(2) Có sự thống nhất ý chí giữa các bên. Sự thống nhất ý chí chỉ được xác nhận khi hành vi tuyên bố ý chí và chấp nhận ý chí được thực hiện một cách hoàn toàn tự nguyện,và có ý chí ràng buộc về mặt pháp lý bởi sự thỏa thuận đó.
(3) Thỏa thuận không chống lại trật tự công. Tự do trong quan hệ hợp đồng là tự do trong xã hội, nó chỉ có thể tồn tại khi nó có liên hệ mật thiết với trách nhiệm, thái độ tôn trọng luật pháp và quyền của người khác. Lợi ích của các bên chỉ được đảm bảo khi họ tôn trọng trật tự công.
(4) Trong những trường hợp nhất định còn đòi hỏi thỏa thuận phải được thiết lập dưới những hình thức cụ thể.
Đối với hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thì có một điều kiện rất quan trọng mà trong học thuyết của các nước theo truyền thống dân luật hầu như không tồn tại đó là “consideration”- nghĩa vụ đối ứng, được hiểu như sự trả giá cho một người khi người này hứa thực hiện một hành vi nhất định. Các thỏa thuận nếu thiếu consideration thì không được gọi là hợp đồng và do vậy không có hiệu lực bắt buộc các bên phải thi hành. Ngoại lệ là thỏa thuận trong một chứng thư.
28
Một sự thỏa thuận đảm bảo những điều kiện trên thì sẽ có hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên liên quan.