hiệu lực của hợp đồng.
Về cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 là có hiệu lực ngay khi ký kết, trừ khi có thỏa thuận khác.
( Điều 405 Bộ luật Dân sự: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể
từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” ). Như vậy có nghĩa là: các bên có thể thỏa thuận với nhau
thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, hoặc nếu các bên không thỏa thuận thì hợp đồng có thể phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm các bên giao kết hợp đồng hoặc thời điểm khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với một số loại hợp đồng cần có thêm các yêu cầu để có thể phát sinh hiệu lực như : cần công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.... với các cơ quan nhà nước thì sẽ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ tùy theo quy định của các văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan.
Đối với thời điểm của sự thống nhất ý chí, khi hai bên đã cùng đồng ý với các điều khoản, thời điểm của sự thống nhất ý chí sẽ được xác định dựa trên hành vi của các bên, có thể là một cái gật đầu, một cái bắt tay hay bất cứ dạng biểu lộ nào thể hiện sự đồng thuận tùy theo từng nền văn hóa.
1.5. Về các thỏa thuận không đủ tiêu chuẩn để xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Thực tế không phải thỏa thuận nào cũng đảm bảo được các điều kiện trên.Trường hợp đó, thỏa thuận sẽ không đủ tiêu chuẩn ràng buộc các bên phải thi hành. Đó có thể là thỏa thuận mà một trong các bên không đủ năng lực hành vi, thỏa thuận xâm phạm trật tự công cộng, thỏa thuận được hình
29
thành do chủ thể bị lừa dối, đe dọa…Tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định tính vô hiệu hay khiếm khuyết của thỏa thuận, từ đó đưa ra những cách giải quyết hợp lý.
Một thỏa thuận không đủ tiêu chuẩn sẽ không ràng buộc các bên về mặt pháp lý, nó có thể bị coi là chưa bao giờ tồn tại (quan điểm này không thực sự phổ biến) hoặc bị xử lý theo pháp luật như bị hủy bỏ, không cho phép thi hành.
Nếu thỏa thuận đó chỉ vi phạm những điều kiện có thể khắc phục như điều kiện về hình thức hay có những nhầm lẫn nhỏ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản chất của thỏa thuận thì các bên có thể giành cho nhau một thời gian và tự động khắc phục, sau khi đã khắc phục thì thỏa thuận coi như có hiệu lực và các bên có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận đó.
Trường hợp thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng những điều kiện có hiệu lực,làm thay đổi bản chất và nội dung chính của thỏa thuận thì thỏa thuận đó không thể tiếp tục tồn tại. Các bên có thể không thừa nhận và không thi hành nó, trường hợp phải viện đến trọng tài hay tòa án thì các cơ quan này có thể tuyên thỏa thuận vô hiệu,hủy bỏ hay không thừa nhận giá trị pháp lý của thỏa thuận…
Thỏa thuận không đủ tiêu chuẩn sẽ bị hủy bỏ tức là bị vô hiệu hóa. Có hai trường hợp xảy ra: Bất kỳ ai cũng có thể nại ra sự vô hiệu của thỏa thuận (như đối với những thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng trật tự công), hoặc chỉ những bên có liên quan mới có quyền và cần thiết nại ra sự vô hiệu đó.
Tóm lại, đối với những thỏa thuận không đủ tiêu chuẩn thì cần đặt chúng trong những hoàn cảnh cụ thể để có hướng xử lý đúng đắn và hợp pháp, đảm bảo quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận và giao kết hợp đồng giữa các bên.
30
Thỏa thuận chưa phải là một hợp đồng, nhưng là yếu tố đầu tiên của hợp đồng, là cơ sở hình thành hợp đồng và đôi lúc có thể được coi là hợp đồng, bởi thế cũng phải chịu sự điều tiết của pháp luật hợp đồng.
Hợp đồng là một chế định phổ biến và có phạm vi rất lớn trong pháp luật của hầu hết các quốc gia, nó được điều chỉnh ở rất nhiều ngành luật, bộ luật quan trọng, từ Hiến pháp cho đến các Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hàng không dân dụng, Bộ luật Hàng hải…, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Một số nước như Trung Quốc còn có Luật Hợp đồng riêng.
Về chế định này, pháp luật cũng có nhiều phương pháp điều chỉnh riêng xuất phát từ bản chất của nó, đó là phương pháp Thỏa thuận và Bình đẳng, trên cơ sở các quy định của pháp luật về những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Bộ luật Dân sự Việt Nam như: Điều 4 “Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”; Điều 5 “Nguyên tắc bình đẳng”; Điều 6 “Nguyên tắc thiện chí, trung thực” ….
Ngoài ra, án lệ, học thuyết pháp luật, tập quán và thói quen thương mại tùy theo từng hệ thống pháp luật mà cũng có sự điều tiết nhất định đến hợp đồng nói chung cũng như yếu tố thỏa thuận trong hợp đồng nói riêng.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ SỰ THỐNG NHẤT Ý CHÍ ĐỂ GIAO KẾT
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
31
2.1.1. Cấu trúc của pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện nay
Cấu trúc của một hệ thống pháp luật có thể được xem xét trên ba phương diện: những bộ phận cấu thành của hệ thống, những chế định quan trọng nhất và cuối cùng là quy phạm pháp luật [12, tr.204].
Trong hệ thống pháp luật bao giờ cũng tồn tại hai khái niệm “Quyền” và “Nghĩa vụ”. Với chế định hợp đồng, ta chủ yếu nghiên cứu phần nghĩa vụ, như là một cơ sở để giao kết và thực thi hợp đồng. Nghĩa vụ bao gồm hành vi pháp lý, sự kiện pháp lý và hiệu lực của luật. Trong hành vi pháp lý lại chia ra hành vi pháp lý đơn phương và hợp đồng. Chế định này lại thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự, bao gồm các phần: giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu, và giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng. Pháp luật Việt Nam không có đạo luật riêng về hợp đồng, mà chế định này được điều chỉnh ở nhiều ngành luật khác nhau, quan trọng nhất là Bộ luật dân sự và Luật thương mại, những loại hợp đồng đặc thù thì được điều tiết ở các đạo luật chuyên biệt. Do vậy việc xem xét cấu trúc pháp luật hợp đồng Việt Nam tương đối phức tạp, chỉ khi pháp luật đã có sự thống nhất một cách hệ thống thì cấu trúc của nó mới dần được định hình rõ nét hơn.
“Những quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 1995 tương đối phù hợp với pháp luật về hợp đồng của các nước khác và có nhiều điểm mới so với các văn bản pháp luật về dân sự trước đó” [11, tr.11].
Các quy định về chào hàng và chấp nhận chào hàng cũng được quy định khá chi tiết và thể hiện sự tiến bộ trong Luật Thương mại 1997.
Tuy nhiên mốc đánh dấu quan trọng nhất đối với pháp luật hợp đồng Việt Nam là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005. Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam đã có những bước đi quan trọng. Tất cả các quy định chung về hợp đồng được đưa ra khỏi Luật Thương mại 2005. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 hết hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006. Các quy định có tính chất luật
32
chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005 tạo niềm tin lớn hơn và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc áp dụng pháp luật. Mặc dù Bộ luật quy định “Hợp đồng dân sự” nhưng về cơ bản nó được áp dụng cho cả hợp đồng kinh tế, thương mại, các quy định trong này đều hướng đến những vấn đề chung mà bất cứ loại hợp đồng nào cũng gặp phải và cần sự điều tiết của pháp luật.
Như vậy, pháp luật hợp đồng hiện nay của Việt Nam được quy định một cách khái quát và mang tính “gốc’ ở Bộ luật Dân sự 2005, phần thứ ba. Trong đó bao gồm các chế định về giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, đồng thời bộ luật cũng đưa ra và điều chỉnh một số loại hợp đồng dân sự thông dụng. Bộ luật còn quy định các nguyên tắc cơ bản ở chương II phần thứ nhất, đây cũng là một phần quan trọng không thể thiếu khi xem xét chế định hợp đồng. Các quy phạm này điều tiết chung cho tất cả các hợp đồng được giao kết trong đời sống Việt Nam, bao gồm cả hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Với các hợp đồng chuyên biệt như hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, hợp đồng vận chuyển bằng đường biển, đường không… còn được quy định chi tiết trong các đạo luật chuyên ngành như Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng…. Các quy phạm trong đó đề cập cụ thể và sát thực hơn về loại hợp đồng đó, trên cơ sở đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc chung đã được quy định trong Bộ luật Dân sự.
2.1.2. Nguồn của pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện nay
Nguồn của pháp luật hợp đồng nghĩa là hình thức ghi nhận và ban hành quy phạm pháp luật hợp đồng. Đơn giản hơn, “Tìm thấy các quy định của pháp luật hợp đồng ở đâu, nơi ấy được gọi là nguồn” [17, tr.17].
Nguồn của pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện nay bao gồm:
33
- Hiến pháp 2013: Mặc dù trong Hiến pháp không có điều luật cụ thể về chế định hợp đồng nhưng các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp vẫn có giá trị pháp lý tối cao đối với chế định này, bởi thế cũng cần phải xem xét nó với tư cách một loại nguồn. Ví dụ Điều 33 “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quyền tự do kinh doanh chính là nền tảng cho tự do hợp đồng.
- Bộ luật Dân sự 2005: Những quy định về hợp đồng được điều chỉnh khá chi tiết tại Phần ba “Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự” với rất nhiều những điều khoản vừa mang tính lý luận chung vừa có tính cụ thể với những quy định điều tiết các loại hợp đồng dân sự thông dụng. Ngoài ra cũng có thể tìm thấy những vấn đề liên quan ở các quy định khác trong bộ luật như về giao dịch dân sự, về chuyển quyền sử dụng đất, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài…
- Luật Thương mại 2005: Cùng với Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại cũng được xem là đạo luật căn bản nhất liên quan đến hợp đồng. Có thể tìm thấy các quy định liên quan đến hợp đồng ở bất cứ điều luật nào, như về hợp đồng mua bán hàng hóa, đại lý, nhượng quyền thương mại…
- Ngoài ra các đạo luật điều chỉnh các loại hợp đồng chuyên biệt như Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Xây dựng…cũng được xem là nguồn của pháp luật hợp đồng. Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cũng điều tiết rất nhiều lĩnh vực liên quan đến hợp đồng.
(2) Các nghị quyết, hướng dẫn và tổng kết của Tòa án Nhân dân Tối cao
Pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận án lệ hay các học thuyết là một loại nguồn của pháp luật. Tuy nhiên thực tế các hướng dẫn của Tòa án Nhân dân Tối cao, các phán quyết và nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã bắt đầu được tái công bố từ năm 2004 đang tạo thành một
34
nguồn pháp luật tương tự như án lệ và đôi khi cũng trở nên rất quan trọng đối với pháp luật hợp đồng.
(3) Thói quen, tập quán thương mại
Thói quen và tập quán được áp dụng trong trường hợp pháp luật không có quy định cụ thể hay các bên không có thỏa thuận (với điều kiện chúng không trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và đạo đức xã hội).
Đối với hợp đồng có tính chất quốc tế như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế… thì các bên có thể thỏa thuận chọn luật áp dụng là luật nước ngoài, các công ước quốc tế, Incoterms 2000, Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế…Chúng cũng có thể được xem là một loại nguồn của pháp luật hợp đồng Việt Nam trong những giao dịch cụ thể.
Với một hệ thống nguồn phong phú như vậy, các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng cần có cách tiếp cận đúng đắn, phù hợp. Nguyên tắc chung là luật chuyên ngành được áp dụng trước luật chung, nghĩa là đi từ cái cụ thể, chuyên biệt rồi mới đến quy định chung, phổ quát hơn.Với từng hoàn cảnh cụ thể, phải xác định đâu là luật chung, luật chuyên ngành, từ đó đi tìm quy định điều chỉnh trực tiếp vấn đề, nếu không tìm thấy thì mới đọc đến các quy định mang tính khái quát hơn. Việc làm này sẽ giúp tìm được giải pháp thực tế và đúng đắn hơn cho hợp đồng đang được đề cập.
2.2. Quy định pháp luật Việt Nam về yếu tố thỏa thuận của hợp đồng Điều 4, Bộ luật Dân sự 2005 quy định “Cam kết, thỏa thuận hợp pháp Điều 4, Bộ luật Dân sự 2005 quy định “Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”, như vậy một thỏa thuận có hiệu lực sẽ “Có giá trị như pháp luật, ràng buộc các bên” [17, tr.25], do đó yếu tố thỏa thuận trong hợp đồng cần được pháp luật điều chỉnh một cách nghiêm túc trên cơ sở nguyên tắc tự do ý chí, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các bên, bảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích công. Theo lý thuyết về sự ưng thuận thì hợp đồng có hiệu lực khi các
35
bên đã đạt được thỏa thuận, do đó xem xét quy định về yếu tố thỏa thuận trong hợp đồng chính là đề cập đến những quy định như đối với hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.
2.2.1. Quy định về chủ thể của sự thỏa thuận
Chủ thể của thỏa thuận trong trường hợp đặc biệt trên thực tế có thể chỉ là 1 người như phân tích ở trên, nhưng về cơ bản và thông thường thì chủ thể thỏa thuận là từ 2 người trở lên, như thế thì mới có được sự bàn bạc, thương lượng, sự gặp gỡ giữa các ý chí để đi tới giao kết hợp đồng.
Chủ thể có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức khác:
* Đối với cá nhân thì phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để giao kết hợp đồng. Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết, bởi thế về nguyên tắc bất cứ ai cũng có đủ năng lực pháp luật để thực hiện một hành vi pháp lý. Vấn đề cần xem xét là năng lực hành vi của người đó. Pháp luật chia năng lực hành vi của con người thành nhiều loại khác nhau, tương ứng với nó là những khả năng khác nhau để tham gia vào các giao dịch cũng như khả năng đáp ứng điều kiện có hiệu lực của một thỏa thuận.
Điều 122 BLDS Việt Nam 2005,điểm a khoản 1 quy định một trong những điều kiện để Giao dịch dân sự có hiệu lực là “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự”. “có” chứ không phải “đủ”, bởi thế có thể xét đến nhiều trường hợp:
+ Người đủ năng lực hành vi đương nhiên có thể tham gia thỏa thuận. Theo quy định tại các Điều 17,18,19, Bộ luật Dân sự 2005 thì đó là những người từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Tuy nhiên cũng có ngoại lệ đối với những người tuy đã đủ 18 tuổi trở