Sơ lược về cây Mơ leo (Paederia scandens L.)

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (rubiaceae) (Trang 31 - 32)

Mơ leo là một lồi thực vật dây leo, sống nhiều năm, dài 3-5 m, cĩ mùi thối, thân khơng cĩ lơng. Lá Mơ leo cĩ cuống dài 1-2 cm, phiến lá dài 5-11 cm, rộng 3-7 cm, cĩ gốc trịn hay tù, mặt dưới khơng cĩ lơng (Hình 2.9). Hoa Mơ leo cĩ đài nhỏ, ống tràng to màu tím và cĩ lơng mịn ở ngồi. Cánh hoa nhẵn, màu vàng ngà, miệng hoa đỏ cĩ lơng mịn. Mơ leo cĩ quả hạch màu vàng chứa hai nhân dẹp màu đen nhạt. Cây ra hoa từ tháng 9 đến tháng 11, cĩ quả từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau (Phạm Hồng Hộ, 2003).

Hình 2.9: Cây Mơ leo (Paederia scandens L.)

https://www.pinterest.com

Lá Mơ leo cĩ vị ngọt, hơi đắng, tính bình, Mơ leo được dùng để điều trị nhiều bệnh thường gặp như: ho, giảm đau, giải độc, các chứng co thắt túi mật, dạ dày và ruột. Lá Mơ leo cịn được dùng điều trị viêm gan, vàng da, phong thấp đau nhứt gân cốt. Lá Mơ leo tươi, giã nhuyễn cĩ thể dùng ngồi da trị viêm da, eczema, lở loét da (Đỗ Tất Lợi, 2004).

Một số nghiên cứu trong nước cho thấy, Mơ leo cĩ chứa nhiều hợp chất giàu hoạt tính sinh học. Từ cao chiết methanol rễ Mơ leo ở Việt Nam đã phân lập được hợp chất

3-methyl-1-buten-3-yl-6-O-β-xylopyranosyl-β-D-glucopyranoside (Đặng Ngọc Quang

và Nguyễn Xuân Dũng, 2006). Năm 2009, từ cao ethyl acetate rễ Mơ leo phân lập chất cĩ tên là 1,3-dihydroxy-2,4-dimetoxy-9,10-anthraquinon (Đặng Ngọc Quang và Lê Huy Nguyên, 2009).

Trên thế giới đã cĩ nhiều nghiên cứu về thành phần hĩa học cũng như hoạt tính sinh học của Mơ leo. Năm 2002, lá Mơ leo được phát hiện cĩ chứa 2 chất iridoid glucoside mới là một iridoid và một dimeric iridoid (Hideaki, 2002). Năm 2004, lá Mơ leo đã phân lập được 2 chất acylated iridoid glucoside được xác định là 6′-O-E- feruloylmonotropein và 10-O-E-feruloylmonotropein (Kim et al., 2004). Năm 2006,

thân Mơ leo phát hiện glucoside iridoid cĩ chứa lưu huỳnh tên là paederoside B (Zou

et al., 2006). Đến năm 2010, phân lập được glycoside từ cao chiết Mơ leo được xác định là 6β-O-β-D-glucosylpaederosidic acid (He et al., 2010). Năm 2013, từ cao chiết

Mơ leo ở Trung Quốc đã phân lập được tổng cộng 24 iridoid glucoside (Wu et al.,

2013). Dịch chiết Mơ leo cĩ tác dụng kháng viêm bằng cách điều hịa việc sản xuất chất trung gian gây viêm trong mơ hoạt dịch và bất hoạt yếu tố nhân NF- B (Nuclear

factor kappa B) trong con đường truyền tín hiệu qua màng (Ma et al., 2009). Các

nghiên cứu về tác dụng bảo vệ thận (Liu et al., 2012; Hou et al., 2014), bảo vệ hệ thần

kinh (Yang et al., 2013) và bảo vệ gan (Peng et al., 2015) của Mơ leo đã được thực

hiện. Nghiên cứu của Xiao et al. (2018) trên chuột bị viêm khớp cho thấy, cao chiết Mơ leo cĩ hoạt tính kháng viêm.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (rubiaceae) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w