Điều kiện các yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 59 - 61)

Việt Nam có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng cà phê và trở thành nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, phần lớn là do nước ta có điều kiện các yếu tố sản xuất mặt hàng cà phê vô cùng thuận lợi, trong đó các yếu tố sản xuất cơ bản giữ vai trò tiên quyết tạo ra lợi thế này. Các yếu tố đó bao gồm tài nguyên, khí hậu vị trí địa lí, lao động giản đơn và nguồn vốn tài chính.

4.3.1.1 Tài nguyên

Đất trồng cà phê tốt là đất đỏ bazan, ngoài ra cũng có thể trồng cà phê trên đất đỏ đá vôi, cả trên đất đá hoa cương hay phiến thạch. Đất trồng cà phê cần tương đối bằng phẳng, tốt nhất là độ dốc dưới 8 độ. Về tính chất hoá học, cà phê thích nghi với độ chua khá rộng, pH từ 4, 5 đến 6, 5. Hàm lượng chất hữu cơ cao thường giữ cho đất tơi xốp và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cao.

Nước ta có hơn 3 triệu hecta đất bazan màu mỡ thích hợp trồng cây cà phê, riêng ở khu vực Tây Nguyên có hơn 2 triệu hecta, chiếm hơn 60% diện tích đất bazan cả nước. Việt Nam hiện có 536.959 ha đất canh tác cà phê, trong đó gần 90% diện tích cà phê ở khu vực Tây Nguyên.

4.3.1.2 Vị trí đại lý

Việt Nam nằm ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới. Vị trí địa chính trị thuận lợi tạo cơ hội để hướng đến, tiếp cận, và cho phép nước ta tận dụng các nguồn lực bên ngoài, tăng cường buôn bán, hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường buôn bán với nước ngoài. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp cho việc trồng trọt và phát triển của cây cà phê.Với 2 loại cà phê chính là Arabica và Robusta, khí hậu Việt Nam chia thành 2 miền rõ rệt thích ứng với từng loại cà phê trên. Cà phê Arabica thích hợp với miền phía Bắc, khí hậu cao, mùa đông lạnh, có mưa nhiều, độ cao trên 1000m so với mặt nước biển. Còn cà phê Robusta thích hợp với miền phía Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cà phê Robusa được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên chiếm đến 72% diện tích cả nước. Bên cạnh đó, điều kiện đất đai của Việt Nam cũng rất thuận lợi.

4.3.1.3 Khí hậu

Cà phê vối phát triển rất tốt ở khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 22 -26 độ C, lượng mưa 1800 - 2000 mm và phân bố không đều trong 9 – 10 tháng của năm, độ ẩm không khí gần như bão hoà.

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chủ yếu phân thành hai mùa mưa, mùa khô rõ rệt. Đặc biệt khu vực Tây Nguyên với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuân lợi để cây cà phê phát triển, đảm bảo đầy đủ nhu cầu

49

nước tưới tiêu. Mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc phơi sấy bảo quản sản phẩm. Nhưng mặt khác, mùa khô kéo dài cũng gây nên tình trạng thiếu nước tưới.

Cà phê chè thường được trồng ở các vùng có độ cao trên mực nước biển từ 1300-1800 m và có 1 mùa khô từ 4-5 tháng, lượng mưa trung bình từ 1500 – 1800 mm, nhiệt độ trung bình từ 22 – 25 độ C. Tuy nhiên ở các vùng Sơn La, Điện Biên của nước ta, người ta vẫn trồng được cà phê chè vì cùng này có vị trí vĩ độ rất cao (22 – 23 vĩ độ Bắc). Điều kiện của địa hình và vĩ độ đã điều chỉnh những điều kiện bất thuận làm cho cây cà phê chè có thể phát triển.

4.3.1.4 Nguồn nhân lực

Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực, cung cấp một nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ. Trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Tổng lực lượng lao động trong ngành cà phê chiếm khoảng 2% lực lượng lao động nước ta, đây là một lợi thế cho ngành cà phê của Việt Nam.

Mỗi năm, xã hội có thêm khoảng 1, 1 triệu lao động mới. Người dân nước ta cần cù chịu khó, lại ham học hỏi, tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất do đặc điểm quá trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây cà phê đòi hỏi rất nhiều công lao động, trung bình 1 ha cà phê cần từ 300- 400 công lao động, trong đó riêng công thu hái chiếm đến hơn 50%. Dân số đông là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, cung cấp nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

4.3.1.5 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng cho ngành cà phê nhìn chung còn kém. Ngoài một số các doanh nghiệp có hệ thống trồng trọt, chế biến, hệ thống sân phơi thích hợp thì hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng diện tích quanh nhà làm sân phơi, chưa có điều kiện xây sân xi măng nên phải phơi sân đất, không có đủ diện tích nên phơi cà phê với mật độ dày, thiếu nắng làm ảnh hưởng chất lượng cà phê. Hệ thống đường xá, hồ đập thủy lợi, điện nước… chưa phát triển. Cảng biển thì tập trung ở những thành phố lớn, xa vùng nguyên liệu cà phê nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các nhà máy chế biến chưa thật sự phát triển, trình độ công nghệ khá lạc hậu.

4.3.1.6 Trình độ khoa học kỹ thuật

Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán…đã làm năng suất và sản lượng cà phê tăng mạnh. Đồng thời, công nghiệp sơ chế cà phê ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Nhiều thiết bị mới chất lượng tốt đã được trang bị trong chế biến.

50

Để tạo điều kiện giúp nông dân làm giàu nhờ cây cà phê, chính phủ nước ta đã tạo nhiều điệu kiện thuận lợi để nông dân có thể tiếp cận được nguồn vốn vay để trồng trọt, chủ yếu là thông qua kênh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Agribank). Ngân hàng này tiến hành cả cho vay theo vụ và cho vay trồng mới nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi cà phê Arabica. Những người trồng cà phê Robusta vẫn có thể vay vốn từ ngân hàng với những điều kiện cụ thể nhưng nguồn tín dụng cho những người này rất hạn chế. Đối với cà phê, thời gian cho vay không dài, thường là 1 năm, cho vay làm 3 lần, nên nhiều khi người nông dân phải bán cà phê trong giai đọan giá thấp để trả nợ và để có thể vay cho vụ tiếp theo, làm lợi nhuận thu được ít, thậm chí là lỗ vốn.

Về phía các doanh nghiệp thì doanh nghiệp có vốn lớn không nhiều, đặc biệt mỏng so với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động cùng lĩnh vực. Các doanh nghiệp cần tiền cho việc thu mua, sản xuất, dự trữ và xuất khẩu, tuy nhiên, do hạn chế về vốn nên chỉ đáp ứng 1 phần, còn lại phải huy động vốn vay từ ngân hàng. Thế nhưng do lãi suất cao và thời gian vay ngắn nên hoạt động gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 59 - 61)