Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 40 - 42)

Từ thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất cà phê xuất khẩu của một số nước như Braxin, Indonexia, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu cà phê của mình sang thị trường khác trên thế giới, mà đặc biệt là liên minh châu Âu, một thị trường có mức tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới chứa đựng đầy tiềm năng và phát triển.

Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thị trường liên minh Châu Âu sau Braxin, xuất khẩu đứng đầu chủng loại cà phê Robusta. Liên minh Châu Âu chủ yếu ưa chuộng loại cà phê Arabica, trong khi đó Việt Nam trồng chủ yếu là cà phê Robusta với chất lượng và giá trị thấp hơn. Vì vậy, chúng ta cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng diện tích đất trồng cà phê Arabica như Braxin từng chuyển dịch sang cà phê Robusta những năm gần đây, điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta thích hợp trồng loại cà phê Arabica này. Kinh nghiệm mà Việt Nam cần học hỏi nữa là nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư nghiên cứu, tăng cường xúc tiến thương mại để cà phê Việt Nam được chứng nhận chất lượng, xây dựng uy tín, tăng khả năng cạnh tranh trong một thị trường đầy tiềm năng nhưng đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe như liên minh Châu Âu.

Xây dựng 1 tổ chức điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành cà phê để có sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi ngành hàng từ người sản xuất, chế biến, nhà xuất khẩu, các nhà khoa học và cả cơ quan nhà nước có liên quan để tạo được chiến lược và hoạch định chính sách quản lí tốt, phân tích dự báo thông tin thị trường cà phê trong và ngoài nước, xúc tiến thương mại ra nước ngoài, thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế giúp cà phê Việt Nam nâng cao được nâng lực cạnh tranh.

Một kinh nghiệm nữa mà chúng ta nên học hỏi là tăng cường giám sát, đảm bảo số lượng và chất lượng đầu vào. Chú trọng từ những hoạt động đầu của sản xuất và trồng trọt, thu hái để chế biến sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của liên minh châu Âu.

Tận dụng các mối quan hệ, thúc đẩy hợp tác, tăng khả năng cạnh tranh sẽ thu hút được sự quan tâm của các tổ chức tại liên minh Châu Âu, giúp chúng ta tiếp cận được hệ thống kĩ thuật tiên tiến, vốn hỗ trợ và hệ thống phân phối ở liên minh Châu Âu. Tham dự các cuộc hội nghị, sự kiện chuyên đề để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường kịp thời, học hỏi kĩ thuật mới, nâng cao năng lực, có cơ hội tiếp

30

xúc, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp chế biến và sản xuất cà phê ở thị trường liên minh Châu Âu, giới thiệu sản phẩm cà phê của Việt Nam cũng như đưa chúng đến tay người tiêu dùng.

Chú trọng tới việc đổi mới máy móc, thiết bị. Đổi mới theo hướng áp dụng những công nghệ hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của quốc gia, chú trọng tới các hoạt động phía sau quá trình sản xuất như đầu ra của sản phẩm: lưu thông, quảng cáo tiếp thị, bán hàng. Tập trung hơn nữa vào thị trường trong nước để từ đó làm bàn đạp cho việc xuất khẩu các sản phẩm cà phê sang các thị trường nước ngoài.

31

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 40 - 42)