Một số quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trường liên minh Châu Âu

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 35 - 37)

2012, thị phần chiếm 28,6%; Việt Nam đứng thứ 2 với sản lượng đạt 10,974 triệu bao, giảm 8,32% so với năm 2012, chiếm 23,5% thị phần cà phê xuất khẩu vào liên minh Châu Âu.

Bên cạnh cà phê nhân thì mặt hàng cà phê rang xay và hòa tan cũng được xuất khẩu vào thị trường liên minh Châu Âu từ các nước như Ecuador, Braxin, Thụy Sĩ, Columbia... Năm 2013, chỉ tính riêng 3 quốc gia xuất khẩu đứng đầu là Thuỵ Sĩ, Ecuador, Braxin đã chiếm trên 71% tổng lượng cà phê rang xay và hoà tan nhập khẩu của liên minh Châu Âu.

Biểu đồ 3.3: Thị phần các quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay và hoà tan vào thị trường liên minh Châu Âu năm 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Liên đoàn cà phê Châu Âu, ECF- European Coffee Federation, năm 2013)

Dựa vào biểu đồ 3.3 ta thấy mặc dù Braxin và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất vào liên minh Châu Âu, nhưng đối với mặt hàng cà phê rang xay thì vị trí dẫn đầu không thuộc về Braxin, Braxin chỉ đứng vị trị thứ 2 chiếm 24,7% thị phần cà phê rang xay, dần đầu trong lĩnh vực này là Ecuador với thị phần chiếm 34,2%, kế tiếp là Thụy Sĩ chiếm giử 12,8% thị phần. Nhìn chung, liên minh Châu Âu là thị trường hấp dẫn mà các nước xuất khẩu cà phê hướng đến. Vì vậy, Việt Nam cần nâng cao nâng cao năng lực hơn nữa để nắm được vị thế dẫn đầu và vững chắc so với các đối thủ cạnh tranh khác như Braxin, Ấn Độ, Colombia.

3.2.3 Một số quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trường liên minh Châu Âu Âu

Liên minh Châu Âu là một thị trường lớn với 28 quốc gia và 505,7 triệu dân có thu nhập cao. Tổng kim ngạch ngoại thương của toàn khu vực lên tới gần 2.800 tỉ USD

25

(chiếm gần một phần tư thương mại toàn cầu). Đầu tư ra nước ngoài của liên minh Châu Âu chiếm 47% FDI toàn cầu và liên minh Châu Âu nhận lại đầu tư từ bên ngoài khoảng hơn một nửa tỷ lệ đó (27%). Trong vòng 12 năm từ 2001-2013, kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu đã tăng hơn 7 lần, từ mức 4,5 tỷ USD năm 2001 tăng lên 33,7 tỷ USD năm 2013. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào liên minh Châu Âu tăng 8 lần và nhập khẩu của Việt Nam từ liên minh Châu Âu tăng 6,2 lần.

3.2.3.1 Thuế quan

Liên minh Châu Âu áp dụng biểu thuế quan chung CCT (Common Custom Tariff), được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống hài hòa HS (Harmonized System). Biểu thuế quan của liên minh Châu Âu có các mức thuế khác nhau:

Nhóm thứ nhất áp dụng đối với nhập khẩu từ các nước có thực hiện quy chế tối huệ quốc MFN.

Nhóm thứ hai là thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, được hưởng đơn thuần ưu đãi GSP của liên minh Châu Âu.

Nhóm thứ ba, được gọi là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo các hiệp định song phương.

3.2.3.2 Phi thuế quan

Liên minh Châu Âu sử dụng biện pháp phi thuế quan làm biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay. Sản phẩm cà phê nhập khẩu vào liên minh Châu Âu phải thỏa mãn điều kiện của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật gồm 5 tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn chất lượng: Hiện nay, liên minh Châu Âu áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470:2004 cho cà phê xuất khẩu. Theo tiêu chuẩn này, hạt cà phê được lựa chọn bằng cách cân các hạt lỗi (hạt đen, hạt nâu và hạt vỡ) và chất lượng cà phê được quyết định bởi số lượng những hạt lỗi có trong cà phê.

Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Theo Luật thực phẩm Châu Âu, một mặt hàng thực phẩm được nhập khẩu vào liên minh Châu Âu được coi là vệ sinh nếu tuân thủ các quy định sau:

Các quy định có liên quan đến Luật thực phẩm của liên minh Châu Âu; Các điều kiện tương đương do liên minh Châu Âu đặt ra; hoặc:

Nếu tồn tại một thỏa thuận riêng giữa liên minh Châu Âu và nước xuất khẩu, phải tuân theo các quy định trong thỏa thuận đó.

Để thực hiện yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, liên minh Châu Âu có một hệ thống cảnh báo nhanh đối với mặt hàng thực phẩm gọi là hệ thống RASFF. Hệ thống

26

này giúp các nước thành viên liên minh Châu Âu ngay lập tức thông báo cho các nước thành viên khác nếu có mặt hàng thực phẩm không an toàn nào được phát hiện nhằm ngăn chặn việc mặt hàng đó thâm nhập thị trường liên minh Châu Âu. Đối với mặt hàng cà phê có thể đưa ra một số lý do cảnh báo như: Có phân côn trùng, vật thể lạ và phân loài gặm nhấm trong sản phẩm; hoặc bao gói sản phẩm cà phê bị hư hại...

Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Mặt hàng cà phê khi nhập khẩu vào thị trường châu Âu phải đáp ứng các tiêu chuẩn gắt gao về an toàn thực phẩm. Mới đây, liên minh Châu Âu còn đưa ra các tiêu chuẩn mới và nghiêm ngặt hơn áp dụng với tất cả các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu sang liên minh Châu Âu gồm: Hệ thống giúp nhận diện, đánh giá, và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm (HACCP), Hệ thống quản lý chất lượng mới (ISO22000) và quy định mới về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép.

Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Yêu cầu hàng hóa có liên quan đến môi trường phải dán nhãn sinh thái hoặc nhãn tái sinh theo quy định và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải đảm bảo tuân thủ theo hệ thống quản lý ISO 14000.

Bên cạnh đó, cà phê nhập khẩu vào liên minh Châu Âu còn phải tuân theo các công cụ hành chính khác nhằm kiểm soát nhập khẩu như chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá”…

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 35 - 37)