Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 47 - 54)

Để đánh giá năng lực cạnh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang liên minh Châu Âu, ta sử dụng các chỉ tiêu định lượng là hệ số so sánh biểu hiện RCA, thị phần, chi phí sản xuất và giá xuất khẩu, so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường này.

4.2.1.1 Hệ số RCA

Trong những năm vừa qua sản lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục qua các năm đã làm cải thiện lợi thế so sánh của nước ta. Bên cạnh đó sự tăng lên về sản lượng thì giá trị cũng được cải thiện liên tục qua các năm từ 2,278 triệu USD năm 2010 lên 3,304 triệu USD năm 2011 và đạt đỉnh điểm 3,672 triệu USD năm 2012.

Ta xem xét lợi thế so sánh biểu hiện của mặt hàng cà phê trong những năm gần đây để xem xét sự thay đổi tiếp theo của lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam, ta tiến hành thu thập và tính toán.

37

Bảng 4.3: Các chi tiêu để tính hệ số RCA của mặt hàng cà phê Việt Nam giai đoạn 2005-2013 Đơn vị tính: tỷ USD Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Xij 0,73 1,1 1,8 2,11 1,71 1,76 2,75 3,4 2,7 Xi 41,53 44,7 54,4 70 62,37 79,06 105,18 114,57 132,13 Wj 9,5 10,85 12,78 15,36 13,3 16,7 23,5 27,8 25,6 W 12.574 14.838 17.240 19.850 15.840 18.932 20.163 24.154 29.295

(Nguồn: Tổng cục thống kê + ICO + WTO, năm 2013 )

Xij: kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Xi: tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Wj: kim ngạch xuất khẩu cà phê của thế giới W: tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới

Áp dụng công thức RCA = (Xij / Xi) / (Wj / W), ta có bảng sau: Bảng 4.4: Hệ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005-2013

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Việt Nam 23,26 33,65 44,64 38,96 32,65 25,24 22,43 25,8 23,38

Từ bảng 4.4 ta thấy Việt Nam là quốc gia có lợi thế cạnh tranh cao đối với mặt hàng cà phê trên thế giới, với hệ số RCA qua các năm đều lớn hơn 2,5. Trong giai đoạn 2005-2007, khi cà phê thế giới có sự phục hồi đánh dấu một chu kỳ mới cả về giá và lượng thì chỉ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam tăng đều qua các năm, từ 23,26 năm 2005 lên 33,65 năm 2006 và năm 2007 là 44,64, một mức tăng đáng kể. Trong năm 2007 lợi thế so sánh biểu hiện của mặt hàng cà phê Việt Nam là rất cao 44,64, tăng 91,92% so với năm 2005. Tuy nhiên, sau năm 2007 chỉ số lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam giảm do gia nhập WTO, điều này chứng tỏ cà phê Việt Nam đang trong giai đoạn định vị lại lợi thế của mình sau khi gia nhập WTO. Đồng thời một số yếu tố tự nhiên như lao động giá rẻ, đất đai màu mở, thời tiết,… đang mất dần đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu cho các yếu tố phi tự nhiên như giống, thâm canh, chế biến, đàm phán, kinh doanh. Cộng thêm đến năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã một lần nữa làm cho mặt hàng cà phê xuất khẩu bị ảnh hưởng, chỉ số RCA của Việt Nam giảm còn 38,96 giảm 35,13% so với năm 2007. Đến năm 2009 do còn ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm sụt giảm nghiêm trọng giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam khiến cho chỉ số

38

RCA của cà phê xuất khẩu Việt Nam bị suy giảm xuống còn 32,65, giảm 26,89% so với thời kì trước khủng hoảng năm 2007. Từ năm 2010 đến nay, chỉ số RCA của Việt Nam bắt đầu ổn định trở lại, với RCA năm 2010 là 25,24 giảm 22,70% so với năm 2009, và đến năm 2011 con số này là 22,43. Năm 2012 hệ số này bắt đầu tăng trở lại, với hệ số RCA là 25,8 tăng 15,02% so với năm 2011. Năm 2013 do ảnh hưởng bởi đợt hạn hán hồi đầu năm làm cho năng suất cà phê của Việt Nam giảm sút, kéo theo tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng giảm theo dẫn đến hệ số RCA của Việt Nam cũng bị giảm xuống còn 23,38 giảm 9,77% so với năm 2012.

Tuy nhiên, các chỉ số RCA mặt hàng cà phê của Việt Nam đều lớn hơn 2,5; điều này phần nào nói lên rằng cà phê Việt Nam là một sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, thế nhưng sự tăng giảm nhanh về chỉ số này của Việt Nam có thể cho thấy cà phê Việt Nam vẫn chưa có khả năng đứng vững trước biến động của thị trường thế giới nói chung và liên minh Châu Âu nói riêng.

4.2.1.2 Thị phần mặt hàng xuất khẩu

Biểu đồ 4.3: Thị phần trung bình các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường liên minh Châu Âu năm 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Liên đoàn cà phê Châu Âu, ECF- European Coffee Federation, năm 2013)

Nhìn vào biểu đồ 4.3 ta có thể thấy thị phần cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang liên minh Châu Âu khá cao. Việt Nam xếp vị trí thứ 2 trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê vào thị trường này, chiếm thị phần trung bình 19,15%, xếp sau Braxin với thị phần 30,17%, chênh lệch khoảng cách thị phần là 11,02%, một con số khá lớn. Braxin và Việt Nam là 2 nước dẫn đầu, chỉ tính riêng thị phần của 2 nước này đã chiếm tới gần 50% tổng lượng cà phê xuất khẩu vào liên minh Châu Âu. Đứng vị trí thứ 3 là Colombia với thị phần là 6.85%, so với Việt Nam thì thị phần xuất khẩu của Colombia còn cách biệt khá lớn.

39

Là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, liên minh Châu Âu hiện là thị trường tiềm năng, nhập khẩu cà phê từ hơn 110 quốc gia lớn nhỏ. Vì thế, hiện tại Việt Nam đang phải cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường này, đặc biệt là với các quốc gia đã có truyền thống và kinh nghiệm xuất khẩu cà phê vào thị trường liên minh Châu Âu như Braxin, Colombia... cùng các nước châu Mĩ LaTin và Châu Á khác.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu chủ yếu mặt hàng cà phê nhân, chiếm tới 99% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường liên minh Châu Âu, lượng cà phê rang xay và hòa tan chỉ chiếm một phần nhỏ, các sản phẩm cà phê đặc biệt hầu như rất ít. Vì vậy, trong đề tài tác giả sẽ tập trung đánh giá hơn về mặt hàng cà phê nhân.

Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 vào thị trường liên minh Châu Âu, nhưng thị phần này tăng giảm như thế nào, các quốc gia hoán đổi vị trí với nhau ra sao, ta tham khảo bảng số liệu sau:

Bảng 4.5: Mức thị phần các quốc gia xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường liên minh Châu Âu qua các năm, giai đoạn 2005-2013

Đơn vị: % Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Braxin 28,7 28,7 28,7 30,0 32,6 32,6 32,0 27,2 28,6 Việt Nam 17,7 20,4 22,5 18,6 18,8 19,7 19,8 25,7 23,5 Indonesia 7,4 5,5 3,8 6,0 6,6 5,8 4,4 4,3 5,9 Honduras 3,5 4,5 3,9 4,9 5,3 5,6 5,5 6,8 6,1 Peru 3,8 4,7 4,3 4,8 4,9 5,3 5,5 5,6 5,3 Colombia 8,8 9,1 9,3 8,7 4,9 3,3 3,9 3,6 4,7 Uganda 3,9 2,6 3,4 4,4 4,8 3,8 4,0 3,5 4,5 Ethiopia 3,2 2,9 2,8 3,2 2,9 3,7 3,8 3,5 3,1 Ấn Độ 3,6 4,2 3,9 3,5 2,9 4,0 5,7 5,1 4,1 Guatemala 2,1 2,1 2,1 2,2 1,8 2,0 1,6 1,8 1,3

(Nguồn: Liên đoàn cà phê Châu Âu, ECF- European Coffee Federation, năm 2013)

Từ bảng số liệu 4.5 ta thấy, 3 nước có thị phần đứng đầu lần lượt là Braxin, Việt Nam, Colombia, thị phần của 3 nước chiếm đến 57,3% tổng thị phần năm 2008. Thế nhưng giai đoạn 2009 trở đi, tình hình có nhiều biến động. Indonesia đã thay thế vị trí thứ 3 của Colombia, đẩy Colombia xuống vị trí thứ 6 năm 2009. Nguyên nhân là năng suất cà phê của Colombia tụt xuống thấp nhất trong vòng 35 năm qua bởi điều kiện thời tiết bất lợi, cụ thể là mưa lớn và kéo dài trong 2 năm liền dẫn đến mất mùa, ngoài ra cũng do khoảng 300.000 ha đồn điền cà phê già cỗi của Colombia được trẻ

40

hoá, chưa thể thu hoạch được. Đến năm 2013, thị phần của Indonesia lại giảm, vị trí thứ 3 thuộc về Honduras, do sản lượng cà phê của Indonesia bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và tiêu thụ nội địa tăng, nước này có xu hướng tiêu thụ tăng khoảng 20% mỗi năm gần đây, đồng thời sản lượng của Ấn Độ lại cũng tăng mạnh trong những năm gần đây.

Nhìn chung thì thị phần của Việt Nam đều tăng dần qua các năm và duy trì ở vị trí thứ 2. Riêng giai đoạn 2007-2008, thị phần có giảm do sản lượng sản xuất trong nước giảm. So sánh giữa Việt Nam với đối thủ hàng đầu là Braxin, ta thấy thị phần của Braxin rất ổn định và đi theo chiều hướng gia tăng, chỉ có năm 2012 giảm 4,7% nhưng đến năm 2013 nó đã tăng lên 28,6%.

Là nước xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 vào thị trường liên minh Châu Âu nhưng đối với sản phẩm cà phê rang xay và hòa tan, Việt Nam chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ 0,21%.

Biểu đồ 4.4: Thị phần trung bình của một số quốc gia xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan vào thị trường liên minh Châu Âu năm 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Liên đoàn cà phê Châu Âu, ECF- European Coffee Federation, năm 2013)

Dựa vào biểu đồ 4.4 ta có thể thấy ngoại trừ Braxin và Colombia là những quốc gia có thương hiệu cà phê từ lâu đời thì các nước công nghiệp phát triển với hệ thống chế biến khoa học và hiện đại đang chiếm lĩnh thị trường cà phê chế biến tại liên minh Châu Âu như Ecuador, Thụy Sỹ.

Ecuador là nước có thị phần xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan vào thị trường liên minh Châu Âu cao nhất với 34,2%, tiếp đến là Braxin với 24,7% thị phần, Thụy Sỹ với 12.80%. Có thể thấy hầu như thị phần cà phê rang xay và hòa tan của liên minh Châu Âu đã bị 3 quốc gia này thống trị với gần 71% thị phần. Với mức thị phần 0,21% thì Việt Nam hầu như không có lợi thế cạnh tranh về mặt hàng cà phê chế biến này.

41

4.2.1.3 Chi phí sản xuất

Với rất nhiều lợi thế về nguồn lực sản có như tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào… dẫn đến việc các doanh nghiệp sản xuất chế biến cà phê của Việt Nam chiếm được những ưu thế về chi phí sản xuất, cắt giảm các chi phí đầu vào từ đó dẫn đến hạ giá thành sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

Lợi thế về điều kiện tự nhiên: Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới ở Bắc bán cầu. Điều kiện khí hậu, địa lý cũng như đất đai tạo ra những cơ hội tốt cho cây cà phê phát triển. Không những thế, nó còn đem lại cho cây cà phê một hương vị rất riêng, độc đáo.

Lợi thế về nhân công: Việt Nam với dân số 80 triệu người trong đó 49% là trong độ tuổi lao động. Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ nghiên cứu chọn giống tới gieo trồng, chăm sóc, thua mua, chế biến, bảo quản, bao gói, xuất khẩu. Quá trình này dồi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt ở Việt Nam việc ứng dụng máy móc vào sản xuất, chế biến cà phê chưa nhiều vì thế lợi thế về nhân công giúp chúng ta giảm rất nhiều chi phí sản xuất cà phê, từ đó hạ giá thành, giúp cho Việt Nam cạnh tranh được với các nước trên thế giới.

4.2.1.4 Giá xuất khẩu

Mặc dù ta là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới nhưng về giá xuất khẩu ta còn thua nhiều nước như Brazil, Peru, Colombia... Nguyên nhân được cho là do việc thiếu đầu tư cho kỹ thuật chăm sóc, giống cà phê, tỷ lệ cây cà phê sắp hết độ tuổi thu hoạch cao, đặt biệt là thói quen thu hái, sơ chế bảo quản của người trồng cà phê cũng như việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật của các doanh nghiệp. Ta lấy ví dụ về giá bán sang thị trường lớn của ta là liên minh châu Âu - liên minh Châu Âu.

42

Bảng 4.6: Giá cà phê nhân xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường liên minh Châu Âu, giai đoạn 2005-2013

Đơn vị tính: EUR/ tấn Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Braxin 1.663 1.717 1.759 1.934 1.802 2.320 3.560 3.696 3.708 Columbia 1.924 2.015 2.041 2.185 2.407 3.361 4.485 4.571 4.545 Peru 1.831 1.879 1.942 2.200 2.238 3.135 4.176 4.217 4.170 Việt Nam 746 1.025 1.251 1.501 1.251 1.226 1.721 1.857 1.842 Honduras 1.960 1.943 1.951 2.074 2.104 2.640 4.262 4.085 4.196 Indonesia 896 1.126 1.450 1.596 1.302 1.364 1.877 1.983 2.174

(Nguồn: Tổ chức cà phê thế giới – ICO, năm 2013)

Mặc dù ta là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 vào liên minh Châu Âu nhưng dựa vào bảng 4.6 ta có thể thấy, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam là tương đối thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Năm 2005, giá cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam vào liên minh châu Âu là 746 EUR/tấn, trong khi đó giá của Braxin là 1.663 EUR/tấn, cao hơn 2,23 lần so với giá của Việt Nam, của Colombia là 1.924 EUR/tấn, cao gấp 2,58 lần so với giá của Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Năm 2006, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, tăng 37,40% so với năm 2005, tuy nhiên nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh thì giá của Việt Nam còn rất thấp, thấp hơn 692 EUR/tấn so với Braxin, thấp hơn 990 EUR/tấn so với Colombia, nguyên nhân Colombia có giá cà phê cao là vì đây là quốc gia nổi tiếng thế giới về chủng loại cà phê Arabica chất lượng cao vì vậy giá cà phê của Colombia cao hơn rất nhiều so với Việt Nam, năm 2006 giá của Colombia là 2.015 EUR/tấn đến năm 2013 con số này đã lên thành 4.545 EUR/tấn, tăng gấp 2,25 lần so với năm 2006.

Giai đoạn năm 2007-2008, ngành cà phê của Việt Nam đón chào một niềm vui mới khi giá cà phê của Việt Nam tăng cao, từ 1.251 EUR/tấn năm 2007 đến năm 2008 tăng thành 1.501 EUR/tấn, với tốc độ phát triển bình quân đạt 26,24% so với năm 2005. Trong giai đoạn 2009-2010, giá cà phê của Việt Nam bị sụt giảm nghiệm trọng, nguyên nhân là do những biến động về giá trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng lớn đến giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam, năm 2009 giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 1.251 EUR/tấn và năm 2010 đạt 1.226 EUR/tấn, giảm 18,32% so với năm 2008. Từ năm 2011 đến nay, giá cà phê của Việt Nam bắt đầu tăng trở lại và đạt mức giá cao kỷ lục trong vòng 16 năm qua, giá giá xuất khẩu đạt 1.721 EUR/tấn, tăng 40,38% so với năm 2010 và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,95%. Tuy nhiên khoảng cách giữa giá cà phê của Việt Nam và Braxin đã tăng lên gấp 2 lần, điều này cho thấy cà phê của Việt Nam tuy có sản lượng lớn nhưng chất lượng cà phê còn chưa

43

được đảm bảo, thậm chí ngay cà với quốc gia láng giềng là Indonesia thì giá của chúng ta vẫn thấp hơn 156 EUR/tấn năm 2011. Đến năm 2013 giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam là 1.842 EUR/tấn thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Columbia với giá xuất khẩu đạt 4.545 EUR/tấn cao hơn 2.703 EUR/tấn so với Việt Nam, Honduras với giá xuất khẩu đạt 4.196 EUR/tấn và Peru với giá xuất khẩu đạt 4,170 EUR/tấn. Đây được xem là những quốc gia cung cấp cà phê Arabica chất lượng cao hàng đầu của thế giới.

Có thể thấy các quốc gia có mức giá cao hàng đầu là Colombia, Peru, Honduras, Braxin, đều nằm ở khu vực Châu Mỹ Latin. Nguyên nhân có thể kể đến là do những quốc gia này xuất khẩu chủ yếu chủng loại Arabica rất được ưa chuộng ở liên minh Châu Âu. Trong khi đó Việt Nam xuất khẩu chủ yếu loại Robusta. Mức giá

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)