Xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối sang thị

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 77)

phối sang thị trường liên minh Châu Âu

Tăng cường hợp tác quốc tế dựa trên cơ sở đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước, mở rộng thị trường toàn cầu, tăng uy tín và vị thế cà phê Việt Nam là công việc không dễ dàng cần phải thực hiện. Khối lượng cà phê xuất khẩu ngày một lớn không thể thụ động ngồi chờ ai đến mua thì bán mà cần chủ động tạo thị trường, mở rộng thị trường. Đây là một trong những quốc sách lớn của Nhà nước và nhiệm vụ chung của các ngành các cấp. Nhà nước cần tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp ngành cà phê tiếp cận với thị trường nước ngoài thông qua hệ thống tham tán thương mại, qua hội chợ triển lãm thương mại quốc tế. Ngoài ra còn mở cơ quan đại diện và sử dụng các phương thức thương mại khác như đổi hàng, các Hiệp định Chính phủ, Bộ Thương mại. Cơ quan thường vụ ở các nước cần mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức để quảng bá cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Việt Nam đã gia nhập ICO, sẽ tham gia ACPC và những tổ chức quốc tế khác có liên quan để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.

Đẩy mạnh mối quan hệ thương mại Việt Nam - liên minh Châu Âu, ký kết các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam với liên minh Châu Âu, hiệp định đa phương ASEAN - liên minh Châu Âu, từ đó giảm được các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu và phân phối cà phê sang thị trường này, thu hút đầu tư của liên minh Châu Âu vào Việt Nam.

Đồng thời, tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức cà phê tại liên minh Châu Âu như ECF, SCAE; VICOFA cũng chủ động tham gia vào các tổ chức này, từ đó một mặt có thể tận dụng các hỗ trợ về kĩ thuật, tài chính để các doanh nghiệp Việt

67

Nam mở rộng kênh phân phối sang liên minh Châu Âu, vì hiện tại nguồn vốn các doanh nghiệp nước ta còn rất hạn hẹp, chưa đủ khả năng xây dựng kênh phân phối riêng; mặt khác, đây là cơ hội để tiếp cận với các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp rang xay chế biến cà phê lớn tại đây, giúp hạn chế được xuất khẩu gián tiếp qua các doanh nghiệp trung gian.

Đẩy mạnh hình thức thương mại điện tử trong giao dịch mua bán, ký gửi cà phê trong nước và liên minh Châu Âu, đưa các thông tin sản phẩm của mình lên website của công ty bằng tiếng nước ngoài, các sàn giao dịch điện tử…, tạo nội dung thông tin phong phú, thu hút sự quan tâm của các đối tác nước ngoài nói chung và liên minh Châu Âu nói riêng.

Tóm lại, liên minh Châu Âu là thị trường tiềm năng cho mặt hàng cà phê Việt Nam.Với thị trường khó tính này, ngành cà phê Việt Nam cần phải có những chính sách hợp lý và sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng.

68

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, Việt Nam nhanh chóng trở thành một trong những nước sản xuất cà phê hàng đầu. Với lợi thế so sánh về điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ, năng suất lao động thuộc loại cao nhất nhì thế giới nên trong vòng 5 năm qua ngành cà phê Việt Nam đã chiếm được một thị phần đáng kể, có mặt 75 quốc gia, là ngành có nguồn thu ngoại tệ quan trọng sau thuỷ hải sản và gạo với thị trường lớn như liên minh Châu Âu, Hoa kỳ, Nhật Bản... Tuy nhiên, trước bối cảnh thị trường thế giới ngày càng cạnh tranh gay gắt và những lợi thế so sánh đang “ hao mòn” dần, đòi hỏi ngành cà phê phải có những chiến lược cạnh tranh thích hợp bảo đảm hiệu quả bền vững. Nếu không nguy cơ tụt hậu và phá sản có thể ập đến bất cứ lúc nào. Vậy nên, tìm kiếm và tiến hành các giải pháp để hạn chế, khắc phục những mặt còn kém yếu là công việc phải sớm thực hiện nếu muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành.

Bên cạnh đó, sự ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ từ phía nhà nước không bao giờ là thừa mà luôn luôn cần thiết. Tự bản thân mình cộng với sự hỗ trợ đó, trong tương lai không xa chắc chắn rằng cà phê Việt Nam sẽ tồn tại và phát triển nhanh chóng. Đây cũng là mong muốn chung cho các ngành, các mặt hàng tiềm năng và có triển vọng phát triển của Việt Nam.

Toàn bộ bài viết trên phần nào cho thấy được tình hình chung về năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê ra thị trường thế giới nói chung và thị trường liên minh Châu Âu nói riêng. Qua đó rút ra được những nguyên nhân và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê tại thị trường liên minh Châu Âu.

6.2 KIẾN NGHỊ

Nhà nước cần coi cà phê là cây trồng mũi nhọn, có nhiều tiềm năng khai thác và cần xác định rõ đây là một mặt hàng chủ lực trong chiến lược phát triển nông nghiệp - cây công nghiệp - nông sản xuất khẩu để có chính sách đầu tư phát triển hợp lý.

Cho phép các doanh nghiệp cà phê lớn, kinh doanh có hiệu quả được quyền tích luỹ tập trung tư bản để có nguồn vốn lưu động đủ mạnh, chủ động thu mua sản phẩm của người sản xuất và làm tốt các hoạt động xuất khẩu.

Nhà nước cần có chính sách bảo hộ cho người sản xuất cà phê để họ có điều kiện duy trì phát triển và thâm canh năng suất cây trồng khi mức giá cà phê xuống ngang bằng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất.

69

Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả cao để các doanh nghiệp này có đủ mạnh về tài chính, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, có điều kiện, khả năng để cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

Đồng thời nghiên cứu các hình thức hỗ trợ vốn để các chủ vườn cà phê, các đơn vị chuyên doanh cà phê ở địa phương có điều kiện đầu tư phát triển mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người lao động.

Chính sách thuế đối với người sản xuất và xuất khẩu cần phải hợp lý, linh hoạt. Cụ thể là thuế đất nông nghiệp cần định ra theo hạng đất. Không nên căn cứ theo năng suất thực thu hàng năm trên mảnh đất đó để khuyến khích người sản xuất đầu tư tăng năng suất cây trồng.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm cà phê, không nên để tình trạng quá nhiều đơn vị kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu như hiện tại mà thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ cà phê.

Ngành cà phê cần có chiến lược thị trường cụ thể, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ thị trường và cần có chiến dịch tuyên truyền quảng cáo trên thị trường quốc tế, mở rộng khả năng tiếp thị, xây dựng những bạn hàng lớn ổn định lâu dài, đồng thời tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thâm canh và mở rộng sản xuất cà phê nhất là trong khâu chế biến đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu.

Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin trong toàn ngành cà phê, thường xuyên liên tục để nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, thống nhất trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, tranh thủ thời cơ thuận lợi trong kinh doanh.

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ICO, 2008, Rules on Statistics - Statistical Reports, WP-Council 180/08, London. 2. ICO, 2009 B, Progress report on the implement of the Coffee Quality –

Improvement Programmee (CQP), Coffee year 2007/08, Document No. EB 3958/09.

3. ICO, 2010 B, Progress report on the implement of the Coffee Quality – Improvement Programmee (CQP), Coffee year 2009/2010, Document No. EB 3977/10.

4. Nguyễn Minh Tuấn, 2010, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia, TP. HCM.

5. Micheal E. Porter (2008), Lợi thế Cạnh tranh Quốc gia, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

6. Balassa, Bela; Marcus Noland (1989). ""Revealed Comparative Advantage in Japan and the United States". Journal of International Economic Integration 2

7. GS. TS Bùi Xuân Lưu (2009), Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội.

8. Nguyễn Tiến Thỏa, Nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam- Một đòi hỏi bức xúc hiện nay. Tạp chí Thị trường giá cả, Số 9/2003.

9. Cẩm nang Doanh nhân trẻ, 2010, Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh, truy cập ngày 7/9/2014, http://www.doanhnhan.net/khai-niem-canh-tranh- va-cac-loai-hinh-canh-tranh-p53a7678.html.

10. Bộ NN&PTNT, 2008, Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020, truy cập ngày 18/8/2014,

http://agro.gov.vn/news/tID10477_Nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-ca-phe- Viet-Nam-den-2015-va-dinh-huong-2020.htm.

11. ECF, 2006, European coffee report 2006, truy cập ngày 9/9/2014, http://www.ecf-

coffee.org/index.php?option=com_content&view=article&id=35&Itemid=94 12. ECF, 2008, European coffee report 2008, truy cập ngày 9/9/2014, http://www.ecf-

coffee.org/index.php?option=com_content&view=article&id=35&Itemid=94. 13. ECF, 2011, European coffee report 2010/11, truy cập ngày 9/9/2014,

http://www.ecf-

71

14. ECF, 2012, European coffee report 2012, truy cập ngày 9/9/2014, http://www.ecf- coffee.org/index.php?option=com_content&view=article&id=35&Itemid=94 15. ECF, 2013, European coffee report 2012, truy cập ngày 9/9/2014, http://www.ecf-

coffee.org/index.php?option=com_content&view=article&id=35&Itemid=94

16. ICO, 2011, Coffee market report – December 2011, truy cập ngày 12/9/2014, http://dev.ico.org/documents/wsiteenglish/edletter-11-e.htm.

17. ICO, 2012, Coffee market report – January 2012, truy cập ngày 12/9/2014, http://dev.ico.org/documents/wsiteenglish/edletter-11-e.htm.

18. ICO, 2013, Coffe Price, truy cập ngày 13/9/2014, http://www.ico.org/coffee_prices.asp

19. ICO, 2013, Trade Statistics, truy cập ngày 15/9/2014, http://www.ico.org/trade_statistics.asp

20. WTO, International Trade Statistics 2013, truy cập ngày 18/9/2014, http://www.wto.org/english/res_e/statis_e/its2013_e/its13_toc_e.htm.

21. Tổng cục thống kê, Thông tin thống kê hàng tháng, truy cập ngày 30/9/2014, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&idmid=4

22. Vietrade, Cục xúc tiến thương mại, truy cập ngày 19/9/2014,

http://www.vietrade.gov.vn/ca-phe/3548-sn-lng-ca-phe-mua-v-mua-v-201314.html 23. Vietrade, Cục xúc tiến thương mại, truy cập ngày 19/9/2014,

http://www.vietrade.gov.vn/ca-phe/2791-th-trng-ca-phe-brazil-mua-v-201213-phn- 2.html

24. FAS (USDA), Coffee: World Markets and Trade, truy cập ngày 15/9/2014 http://www.fas.usda.gov/data/coffee-world-markets-and-trade

72

DỬ LIỆU NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NHÂN, RANG VÀ HÒA TAN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀO LIÊN MINH CHÂU ÂU

Top 20 quốc gia xuất khẩu cà phê nhân vào liên minh Châu Âu

Đơn vị tính: tấn Quốc gia 2009 2010 2011 2012 2013 Braxin 14.619.558 14.938.293 14.678.162 12.711.232 13.395.995 Việt Nam 8.421.188 9.032.193 9.076.962 11.970.522 10.974.765 Ấn Độ 1.297.863 1.814.827 2.698.988 2.351.910 2.122.855 Honduras 2.390.300 2.589.897 2.515.220 3.140.923 2.837.088 Peru 2.195.433 2.414.587 2.489.995 2.615.155 2.478.210 Indonesia 2.966.900 2.652.785 1.992.702 1.994.040 2.781.382 Uganda 2.154.350 1.752.312 1.840.773 1.615.952 2.116.038 Colombia 2.193.445 1.503.543 1.788.583 1.685.947 2.201.523 Ethiopia 1.321.458 1.685.012 1.753.392 1.605.250 1.450.562 El Salvador 739.613 642.302 762.248 397.963 439.675 Guatemala 784.875 907.802 741.012 829.125 631.088 Papua New Guinea 448.067 405.475 544.548 523.633 265.155 Costa Rica 154.802 412.362 252.667 293.735 327.988 Tanzania 548.862 357.620 486.790 373.255 583.887 Cameroon 375.420 525.485 480.027 421.603 359.180 Kenya 640.640 529.637 461.678 506.333 492.303 Nicaragua 525.138 605.377 447.790 405.880 413.832 Côte d'Ivoire 399.243 358.715 345.262 438.973 369.317 Mexico 311.453 432.012 336.063 467.530 549.262 China 492.575 480.570 262.295 673.545 723.645 Khác 1.792.097 1.785.350 1.952.013 1.483.567 1.263.670

73

Các quốc gia xuất khẩu cà phê hòa tan vào liên minh Châu Âu

Đơn vị tính: tấn Quốc gia 2009 2010 2011 2012 2013 Ecuador 10.177 11.548 12.506 17.218 16.639 Braxin 11.124 9.987 8.904 13.392 12.010 Switzerland 3.199 5.759 5.983 5.021 6.223 Colombia 3.521 3.679 3.079 3.377 3.088 Ấn Độ 3.303 2.636 3.827 3.291 2.939 Others 9.735 10.012 7.229 8.345 7.716

74

PHỤ LỤC 1

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CẢ PHÊ

(National technical regulation for coffee products)

1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm cà phê.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các sản cà phê tại Việt Nam.

b) Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

1.3 Giải thích từ ngữ và kí hiệu viết tắt

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(1) Cà phê nguyên chất (genuine coffee) là sản phẩm có nguồn gốc từ quả cà phê chín của cây cà phê đã qua quá trình tách hạt, rang, sau đó được xay để đạt được kích cỡ yêu cầu.

(2) Cà phê hỗn hợp (mixed cofee)là sản phẩm có nguồn gốc từ cà phê nguyên chất nêu ở điều (1) trộn với các thành phần không gây hại đến sức khỏe, bao gồm cà phê hỗn hợp dạng bột và cà phê hỗn hợp dạng lỏng

(3) Cà phê tách cafein (decaffeinated) là những sản phẩm có nguồn gốc từ cà phê nguyên chất nêu ở điều (1) đã được tách cafein.

(4) Cà phê hòa tan (instant coffee) là sản phẩm có nguồn gốc từ cà phê nguyên chất qua quá trình tách hạt, rang xay không pha trộn với bất cứ một chất nào, sau đó được chiết bằng nước, cho bay hơi theo quy trình thích hợp để tạo sản phẩm dạng bột, dạng vảy hay những dạng khác, có thể hòa tan hoàn toàn trong nước và được dùng liền.

(5) Cà phê hòa tan hỗn hợp (mixed Instant coffee) là cà phê hòa tan nêu ở mục (4) được trộn với một số thành phần khác không gây hại đến sức khỏe.

(6) Cà phê hòa tan tách cafein (decaffeinated instant coffee) là cà phê hòa tan nêu ở mục (4) được tách cafein.

75

Trong trường hợp cà phê nêu ở điều (1), (2), (3), (4), (5) hoặc (6) có bổ sung hương vị, được dùng ngay và được đóng trong bao bì kín, ở dạng lỏng hoặc khô, đều phải tuân thủ các yêu cầu trong quy chuẩn này.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1 Các chỉ tiêu hóa lý được quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn này. 2.2 Kim loại nặng

Phù hợp QCVN 8-2:2001/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm (nhóm thực phẩm bổ sung).

2.3 Độc tố vi nấm

Theo QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.

2.4 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: phù hợp với Codex

2.5 Các chỉ tiêu vi sinh của cà phê dạng lỏng được quy định tại Phụ lục 2

2.6 Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng phù hợp với quy định hiện hành.

Ngoài tuân thủ quy định trên, quy định chất bảo quản đối với sản phẩm cà phê hỗn hợp dạng lỏng (điểm 2, mục 3) được quy định tại Phụ lục 3

3. LẤY MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ 3.1 Lấy mẫu:

Theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3.2 Phương pháp thử:

Các yêu cầu kĩ thuật trong Quy chuẩn này được thử theo phương pháp dưới đây (các phương pháp này không bắt buộc áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác tương đương):

TCVN 5253 Cà phê – Phương pháp xác định hàm lượng tro

TCVN 6603:2000 (ISO 10095:1992), Cà phê – Xác định hàm lượng cafein – Phương pháp dùng sắc ký lỏng cao áp

TCVN 7035:2002 (ISO 11294:1994), Cà phê bột – Xác định độ ẩm – Phương pháp xác định sự hao hụt khối lượng ở 103 0C (Phương pháp thông thường)

4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 4.1 Ghi nhãn

76

Việc ghi nhãn các sản phẩm cà phê thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.

4.2 Công bố hợp quy

4.2.1. Các sản phẩm cà phê được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn này.

4.2.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 77)