Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mặt hàng cà phê Việt

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 72 - 75)

phê Việt Nam tại thị trường liên minh Châu Âu

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2013, ngành cà phê thu hút 600.000 lao động lâu dài và khoảng gần 1 triệu lao động bán thời gian, vì thế góp phần giảm đói nghèo ở khu vực nông thôn. Lĩnh vực cà phê của Việt Nam luôn hướng về xuất khẩu, với lượng hàng xuất khẩu chiếm tới 95% sản lượng. Việt Nam là quốc gia lớn trong số các nước xuất khẩu của cả thế giới. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai xét về mặt khối lượng (sau Brazil với thị phần trên thế giới khoảng 15%).

Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu cà phê có khả năng cạnh tranh cao do điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi, chi phí sản xuất thấp, và sản lượng thuộc dạng lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam vẫn ở thứ hạng thấp do các thiết bị sấy khô và chế biến và công nghệ hậu thu hoạch nghèo nàn; cà phê Việt Nam không có thương hiệu và các nhà xuất khẩu vẫn còn hạn chế về kỹ năng marketing. Do đó, cà phê Việt Nam có giá thấp hơn so với mức trung bình của thế giới. Việt Nam có tiềm năng nâng cao chất lượng của cà phê xanh xuất khẩu thông qua đầu tư nghiên cứu, đầu tư vào công nghệ hậu thu hoạch, dự trữ và chế biến, và bằng cách chuyển sang sản xuất các loại cà phê Arabica là loại cà phê có giá cao hơn. Có những lựa chọn khác như những loại cà phê ngách như cà phê hữu cơ, nhưng số lượng còn nhỏ. Chế biến nội địa cà phê hoà tan đang được phát triển.

 Điểm mạnh

Điểm mạnh của cà phê Việt Nam chính là điều kiện tự nhiên mà Việt Nam đang có. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, điều này rất thích hợp cho việc sản xuất và phát triển cây cà phê. Chi phí sản xuất và lao động thấp, sản lượng cao do đất đai màu mỡ. Sản xuất tập trung gần cảng, khoảng cách vận chuyển trên đất liền ngắn ảnh

62

hưởng tích cực đến phần thu từ giá xuất khẩu mà người nông dân Việt Nam nhận được.

 Điểm yếu

Trong niên vụ 2012-2013 cà phê xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm. So với niên vụ 2011-2012, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang liên minh châu Âu đạt 658.485 tấn, giảm 13,37%.

Người nông dân trồng cà phê thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê. Người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Cộng thêm việc thu hoạch không đúng theo quy trình đã làm cho chất lượng cà phê không đáp ứng đủ yêu cầu của người dân tại liên minh châu Âu.

Các tiêu chuẩn Việt Nam chưa tương xứng với các tiêu chuẩn quốc tế. Không có thương hiệu cho cà phê xuất khẩu, vì thế xuất khẩu qua trung gian

 Cơ hội

Trong giai đoạn hiện nay, được sự quan tâm của đảng, chính phủ, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước thuận lợi để phát triển. Với các chính sách của nhà nước quan tâm tới ngành cà phê như : chính sách thuế, chính sách cho vay và đầu tư cho cà phê, chính sách xuất nhập khẩu… đã định hướng cho ngành cà phê Việt Nam phát triển theo xu hướng mong đợi của nhà nước.

Khi gia nhập vào WTO, Việt Nam được tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật hiện đại một cách dễ dàng hơn. Điều này giúp nâng cao sản lượng và chất lượng cùa phê của nước ta, đáp ứng được nhu cầu của thị trường liên minh Châu Âu, từ đó mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế. Cùng với việc được tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, thì năng lực, trình độ quản lý, kỷ thuật cũng như phong cách làm việc của người lao động sẽ được cải thiện hơn khi phải cạnh tranh tồn tại trong một thị trường khốc liệt.

 Thách thức

Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế hơn về vốn và công nghệ, nên đầu tư xây dựng những khu chế biến cà phê chất lượng cao và đồng bộ.

Mặc dù cà phê chất lượng cao thường được trả giá cao hơn nhiều so với cà phê hạt Robusta, nhưng Việt Nam chủ yếu là sản xuất cà phê Robusta trong khi đó người dân liên minh châu Âu ngày càng dòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng của sản phẩm.

63

Ma trận SWOT Cơ hội ( Oppotunities):

1. Việt Nam gia nhập tổ chức WTO giúp ta hưởng những ưu đãi tương ứng với các quốc gia đối thủ khác xuất khẩu cà phê vào liên minh Châu Âu. Có cơ hội tiếp cận với những nguồn vốn đầu tư, tận dụng các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, tiếp thu khoa học kĩ thuật.

2. Quan hệ thương mại Việt Nam- liên minh Châu Âu ngày càng được mở rộng và đẩy mạnh tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào liên minh Châu Âu. 3. Liên minh Châu Âu có nhu cầu cao và ổn định. 4. Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia nên dành được sự quan tâm của cơ quan các cấp và Chính phủ .

Thách thức (Threats):

1. Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới khiến Việt Nam chịu tác động nhiều hơn từ các cuộc khủng hoảng toàn cầu. 2. Mức độ cạnh tranh trên thị trường liên minh Châu Âu ngày càng gia tăng. 3. Hệ thống pháp luật của liên minh Châu Âu tương đối phức tạp, với nhiều quy định chặt chẽ.

4. Người tiêu dùng liên minh Châu Âu ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng và các dòng sản phẩm cà phê mới.

5. Chênh lệch trình độ giữa hai nước tạo ra những khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu nước ta.

Điểm mạnh (Strengths):

1. Việt Nam có lợi thế về mặt điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai.

2. Lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ, tỉ lệ dân số trẻ cao, có đức tính cần cù, chịu khó, hăng say lao

S2 + O2 + O3

Thâm nhập thị trường S1 + O4

Chính sách ưu đãi của nhà nước là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cà phê Việt Nam.

S3 +T4 + T5

Sự gia tăng nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được nắm bắt kịp thời

64 động.

3. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cà phê khá cao, duy trì được thị phần ổn định trên thị trường liên minh Châu Âu về mặt hàng cà phê nhân.

S3 + O1

Việt Nam gia nhập WTO, thị trường mở rộng, thị hiếu tiêu dùng hiện đại tất cả sẽ là cơ hội khai thác triệt để các lợi thế về uy tín và khả năng phù hợp với khách hàng.

Điểm yếu (Weaks):

1. Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn thấp. 2. Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm có giá trị cao. 3. Tổ chức điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành hàng còn lỏng lẻo.

4. Chưa xây dựng được hệ thống phân phối.

5. Cà phê chưa xây dựng được thương hiệu.

W4 + W5 + O3

Nâng cao hình ảnh thương hiệu

W1 + W3 + O2

Nâng cao khà năng của doanh nghiệp

W1 + W2 +W5 + T2 + T4 Nâng cao chất lượng cà phê

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 72 - 75)