Vai trò của nhà nước

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 64 - 65)

Theo mô hình kim cương, Chính phủ là yếu tố có thể tác động đến lợi thế cạnh tranh quốc gia thông qua 4 nhóm nhân tố xác định lợi thế cạnh tranh đã được bàn đến ở trên. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng vai trò điều hành của mình, có nhiều tác động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê nước ta, có thể kể đến như sau:

Định hướng phát triển ngành: Chính phủ và bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu cho từng thời kỳ. Trước thực tiễn cà phê chè được thị trường thế giới ưa chuộng hơn, mức giá cao hơn nhưng lại không phổ biến ở Việt Nam, Chính phủ đề ra chiến lược đầu tư mở rộng trồng cà phê chè, chuyển dịch dần cơ cấu cây cà phê. Tuy nhiên việc thực hiện dự án trồng cà phê chè tại các tỉnh phía Bắc đã không đạt được kết quả như mong muốn.

Chính sách tín dụng: Nhà nước đã ban hành những chính sách cho vay tạo điều kiện cho các đối tượng hoạt động trong ngành cà phê có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, hình thức cho vay không thế chấp cũng được khiển khai để hỗ trợ nông dân nghèo. Một số trường hợp khách hàng chưa trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan thì được xem xét gia hạn thời gian trả nợ.

Chính sách đất đai: Có một vấn đề cụ thể phát sinh trong ngành cà phê trước đây là, đất trước đây được coi là đất rừng thì không được dùng vào mục đích nông nghiệp, khiến cho nhóm người dân di cư không chính thức, phát rừng trồng cà phê không thể đăng kí đất. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay trên mức tối thiểu của nông dân vì họ cần phải có quyền sử dụng đất hợp lệ. Tuy nhiên Luật Đất đai 2003 đã cho phép chuyển đất rừng đang sử dụng vào sản xuất và đất không sử dụng thành đất nông nghiệp, miễn sao nông dân có đăng kí việc chuyển đổi này với phòng nhà đất của chính quyền.

Chính sách hỗ trợ trong những thời kì khó khăn: Niên vụ 2009-2010, đứng trước tình trạng giá cà phê giảm mạnh, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ mua tạm trữ 200 nghìn tấn cà phê với mức lãi suất 6%/năm, thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa là 6 tháng từ 15/4 đến 15/10, các ngân hàng cân đối vốn vay cho doanh nghiệp, cơ cấu lại thời hạn nợ cho nông dân. Quyết định này nhằm chặn đà giảm giá và giúp nông dân không bán tháo hàng khi niên vụ thu hoạch 2010 kết thúc. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, thời điểm triển khai hỗ trợ thu mua tạm trữ cà phê là chậm trễ (khi đó lượng cà

54

phê trong dân hầu như đã cạn kiệt - phần lớn trước đó đã rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài), nguồn vốn vay thu mua tạm trữ cà phê thủ tục còn rườm rà kéo theo việc doanh nghiệp triển khai chậm.

Như vậy có thể thấy Chính phủ vẫn thiếu những chính sách đồng bộ quản lý ngành cà phê, như thiếu các chính sách mua tạm trữ cà phê, phát triển hệ thống kho tàng bảo quản cà phê khi sản lượng vào mùa tăng cao, giá giảm; thiếu các chính sách hỗ trợ cho vay mua cà phê theo mùa vụ cho các doanh nghiệp; đặc biệt là chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển chế biến cà phê tinh, cà phê hòa tan, các sản phẩm từ cà phê.

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 64 - 65)