4.3.3.1 Các ngành hỗ trợ: gieo trồng, thu mua cà phê, cung ứng bao bì, máy móc đóng gói
Đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, các ngành hỗ trợ là những ngành cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh như ngành cơ khí thì chế tạo và lắp ráp máy móc để phục vụ chế biến và đóng gói, hay ngành lâm nghiệp trồng cây cà phê để tạo đầu vào chính cho giai đoạn sản xuất sản phẩm cà phê tiêu dùng. Tuy hiện nay, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chưa thực sự phát triển để chiếm lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, nhưng có thể nhận thấy rõ xu hướng phát triển của ngành này đang ngày một củng cố và hoàn thiện hơn.
Các doanh nghiệp thu mua cà phê tươi, hoặc sơ chế đã đóng góp chủ yếu vào hoạt động xuất khẩu cà phê, gần đây, kể từ khi Việt Nam hội nhập và mở cửa, sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia hoạt động thu mua cà phê đã góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong ngành, tạo động lực để các doanh nghiệp trong nước tận dụng lợi thế riêng và chủ động hơn. Điều đó được chứng tỏ khi ngày nay, các doanh nghiệp thu mua đang đua nhau đến tận vườn để thu gom và chuyên chở. Chính điều này tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì đáp ứng kịp thời số lượng và chủ động hơn trong giao dịch hàng hóa.
4.3.3.2 Ngành liên quan: vận tải, kho bãi lưu trữ, phân phối, cải tiến kỹ thuật
Việc vận tải và chuyên chở từ nơi trồng trọt đến nơi sản xuất, chế biến được thực hiện gần như bằng đường bộ. 85% cà phê được trồng trọt ở các hộ gia đình nhỏ lẻ, các hộ này hầu như đều có những phương tiện chuyên chở thô sơ như xe ba gác, xe
52
máy xới... Các doanh nghiệp thu mua cà phê với số lượng lớn thì có thể chuyên chở thông qua các công ty vận chuyển. Còn việc chuyên chở hàng hóa xuất khẩu sang nước ngoài được thực hiện chủ yếu bằng vận tải biển, gần đây có phát triển thêm vận tải đường hàng không.
Kho bãi lưu trữ đặt xếp hàng cũng khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Tự mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng kho bãi lưu trữ hoặc thuê, tuy nhiên, bằng biện pháp hỗ trợ thuế, ngành cà phê đã được ưu đãi nhiều trong vấn đề kho bãi lưu hàng.
Ngành công nghệ sinh học cũng là một ngành liên quan, vì những giống cà phê năng suất vẫn luôn được nghiên cứu và phát triển không ngừng nhờ có tiến bộ trong nghiên cứu sinh học, bên cạnh đó, những yếu tố như phân bón, kỹ thuật nuôi trồng cây cà phê, kỹ thuật thu hoạch cũng được nghiên cứu và phát triển liên tục.
4.3.3.3 Cơ quan kiểm tra và giám định
Việc kiểm tra, giám định chất lượng cà phê ở thị trường trong nước vẫn chưa được chú trọng. Cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu ở dạng nhân xô, phân loại theo tiêu chuẩn cũ 4193-93 là không phù hợp với cách đánh giá phân loại chất lượng trên thế giới, thế nhưng hiện Việt Nam vẫn chưa có cơ quan cụ thể nào chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005 khiến cho tỉ lệ cà phê Việt Nam bị thải loại cao nhất thế giới. Hiện Việt Nam cũng đã có nhiều công ty về kiểm tra, giám định chất lượng, nhưng việc giám định vẫn rất đơn giản, khâu nếm thử chỉ thực hiện khi có yêu cầu, trong khi quốc tế là bắt buộc. Dù cà phê đã được công ty ở Việt Nam giám định và thông qua thì vẫn không đạt được lòng tin của nhà nhập khẩu liên minh Châu Âu, nhiều trường hợp phải tổ chức giám định lại ở nơi nhập khẩu.
Các ngành liên quan đóng vai trò như một kênh trực tiếp tác động đến định hướng và mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Thông qua các ngành liên quan mà các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nắm bắt được cơ hội để lựa chọn sản phẩm ưu thế để sản xuất và có sự tác động trở lại đối với các ngành liên quan.