Điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 66)

Tuy có nhiều lợi thế và thu được những thành quả đáng khích lệ nhưng trong tình hình diễn biến phức tạp của thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngành cà phê Việt Nam đã và đang bộc lộ những nhược điểm và hạn chế từ sản xuất đến xuất khẩu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.

4.4.2.1 Chất lượng cà phê chưa cao

Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn kém (tỷ lệ hạt đen vỡ cao, độ ẩm cao, tạp chất nhiều vượt quá quy định), mặt hàng còn đơn điều, nguyên nhân là do công nghiệp chế biến lạc hậu, máy móc cũ kỹ chưa đáp ứng được chất lượng cà phê xuất khẩu, cà phê vối loại 2 chiếm trên 80%, xuất khẩu loại I chỉ đạt 10%. Mặt khác, do sản lượng cà phê của Việt Nam tăng khá nhanh trong thời gian qua do vậy đầu tư vào chế biến, bảo quản không theo kịp. Hệ thống máy chế biến cũ kỹ, sân phơi thiếu. Bởi vậy trong mùa thu hoạch không thể thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ chế biến, dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Hơn thế nữa tuy đã đề ra các tiêu chuẩn nhưng việc kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn này lại không được chặt chẽ. Trong xuất khẩu ở tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sự tín nhiệm của khách hàng, chất lượng cà phê thấp làm cho khả năng cạnh tranh và giá cà phê xuất khẩu của ta bao giờ cũng thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới thường.

4.4.2.2 Cà phê Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu

Ngoại trừ cà phê Trung Nguyên đã bước đầu xây dựng được hình ảnh thương hiệu thì thương hiệu cà phê Việt Nam hầu hết đều chưa được người tiêu dùng liên minh Châu Âu biết đến. Do các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia vào thị trường quốc tế, chỉ chú trọng mua bán xuất khẩu mà chưa có nhận thức nhiều về tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu; xuất khẩu chủ yếu qua trung gian bằng các nhãn hiệu hàng hoá nước ngoài. Các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, marketing quốc tế còn hạn chế, chưa được quan tâm thích đáng, thiếu chiều sâu. Chính việc chưa xây dựng thương hiệu này làm giá cà phê Việt Nam thấp hơn đối thủ, cũng như khó thâm nhập vào hệ thống phân phối ở liên minh Châu Âu.

4.4.2.3 Thiếu vốn đầu tư

Xét cho cùng, nguyên nhân sâu xa của sự yếu kém về chất lượng, sự bất cập trong sản xuất và chế biến cũng là do nguồn kinh phí, nguồn vốn đầu tư. Thật thế, người trồng cà phê ở Việt Nam đa phần là các hộ nông dân nghèo và vốn họ đầu tư chủ yếu là vốn vay ngân hàng, phải trả lãi suất. Do đó việc đầu tư cho sản xuất có phần hạn chế, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cà phê. Cho dù có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào kinh doanh cà phê thì khả năng tài chính vẫn chưa đủ mạnh

56

để có thể trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Thế nên, vốn đầu tư luôn là vấn đề đáng quan tâm, có ảnh hưởng rất lớn.

Vốn cho hoạt động sản xuất: sản xuất cà phê đòi một nguồn vốn lớn và phải sau 2 - 4 năm, khi cây cà phê đến thời kỳ thu hoạch mới được hoàn vốn. Trong khi đó các ngân hàng lại chỉ cho vay với khối lượng nhỏ trong thời gian ngắn, do vậy làm cho người nông dân không yên tâm vào chăm sóc phát triển cây cà phê, họ lúc nào cũng phải lo trả nợ cho ngân hàng một cách đúng hạn khi đến hạn trả người nông dân phải bán cà phê với mọi giá thậm chí họ còn phải hái cả quả xanh bán lấy tiền trả ngân hàng, người nông dân không có điều kiện đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu.

Vốn cho hoạt động xuất khẩu: nhu cầu về vốn để thu mua hết sản lượng là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng là quá ít. Nước ta chủ yếu là sản xuất nhỏ, các doanh nghiệp có vốn lớn không nhiều đa số các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, vốn ít nhưng cơ chế tín dụng của Nhà nước và các ngân hàng thương mại lại chưa thích đáng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, gây khó khăn cho việc thu gom dự trữ cà phê xuất khẩu.

4.4.2.4 Cơ cấu cây trồng thiếu hợp lý

Cơ cấu cây trồng không hợp lí, tập trung quá nhiều vào cà phê Robusta là loại cà phê phải cạnh tranh với những nước có bề dày kinh nghiệm và thị trường xuất khẩu ổn định như Brazil,Achentina, Indonesia...Chưa quan tâm đến mở rộng diện tích cà phê Arabica, loại cà phê có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, được thị trường ưa chuộng hơn, giá lại cao và có tiềm năng phát triển lớn. Những năm gần đây tuy có một số doanh nghiệp có quan tâm chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tăng diện tích cà phê Arabica, nhưng giải pháp chưa đồng bộ nên kết quả thấp.

Bên cạnh đó, các mặt hàng cà phê đạt chứng nhận như cà phê sạch, cà phê đạt chứng nhận Fair-trade, cà phê đạt chứng nhận UTZ, cà phê RFA… đang có tiềm năng phát triển lớn tại liên minh Châu Âu thì chỉ chiếm một tỉ lệ thấp trong khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang liên minh Châu Âu.

4.4.2.5 Tính bền vững của ngành cà phê Việt Nam chưa cao

Cà phê là một trong những ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Ðồng thời là một ngành có vị trí quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của đông đảo đồng bào dân tộc Tây Nguyên, gắn với an ninh - quốc phòng của đất nước. Những năm qua, ngành cà phê đã có những bước phát triển nhanh và mạnh, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Nhưng, sự phát triển đó chưa mang tính bền vững. Thị trường quy gom cà phê Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc tế. Khi thị trường cà phê quốc tế sôi động làm cho hoạt động thu mua, quy gom nhộn nhịp, việc tiêu thụ cà phê ở các hộ sản xuất thuận lợi. Khi thị trường quốc tế thu hẹp, cà phê tụt giá, thị trường thu mua nội địa sẽ chao đảo, ách tắc, việc tiêu thụ của

57

các hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn. Giá bán ra không bù đắp đủ chi phí sản xuất, lượng hàng tồn nhiều gây nên ứ đọng vốn.

58

4.4.2.6 Chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu còn chưa phát huy tác dụng.

Chế độ chính sách áp dụng đối với sản xuất và kinh doanh cà phê còn có chỗ chưa hợp lý. Việc Nhà nước áp dụng chế độ phụ thu đánh vào nhà sản xuất nhưng thực chất cuối cùng nó lại có tác động như một loại thuế gián tiếp đánh vào người trồng cà phê, do họ không nắm được nguồn thông tin nhanh như các doanh nghiệp. Do vậy mà việc xác định thời điểm và mức đánh phụ thu là rất quan trọng để không ai bị thiệt hại nặng. Mặt khác phải đảm bảo phụ thu khi giá cao, đến khi giá thấp phải tiến hành hỗ trợ kịp thời. Khi Nhà nước đề ra các chính sách thì rất đúng đắn nhưng khi thực hiện lại không đáp ứng được chính sách đề ra. Do vậy trong thời gian tới nhất thiết phải nhanh chóng tổ chức lại hoạt động này để người nông dân yên tâm sản xuất vì họ vốn đã rất dao động khi tham gia sản xuất cà phê, nếu 2 ba vụ liền mà đều bị thua lỗ thì họ sẽ phá bỏ diện tích cà phê đã trồng để chuyển sang trồng cây khác.

59

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU 5.1 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

5.1.1 Định hướng

Ngành cà phê Việt Nam hiện nay đang thực hiện điều chỉnh phương hướng chiến lược nhằm vào những nội dung chủ yếu sau đây:

Tăng cường vốn đầu tư, tìm giải pháp huy động vốn hiệu quả.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xác định mục tiêu chiến lược cho ngành.

Sản xuất hàng hoá chất lượng cao, phù hợp yêu cầu của thị trường. áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, hạ giá thành sản phẩm.

Đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, xây dựng một hệ thống đồng bộ giữa các khâu.

Đổi mới quan hệ mua bán, mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam, quan tâm đầy đủ hơn đến thị trường nội địa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm tốt những phương hướng, chiến lược đã đề ra như trên chính là phát triển một ngành cà phê bền vững ở Việt Nam, sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tập trung nâng cao chất lượng, tổ chức và hướng dẫn nông dân thu hái đúng kỹ thuật; có các biện pháp kinh tế để ngăn chặn tình trạng hái tuốt cành, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ quả non xanh. Đầu tư, nâng cấp hệ thống sân phơi và máy sấy. Từng bước hiện đại hoá các cơ sở tái chế, phân loại cà phê nhân xuất khẩu, chú trọng hơn phương pháp chế biến ướt và nửa ướt. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư trang bị các máy móc, thiết bị tiên tiến, áp dụng tự động hoá dây chuyền sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm. Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao dịch mua bán trong nước và quốc tế.

Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến tăng tỉ lệ cà phê Arabica, cà phê đạt chứng nhận và cà phê thành phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, đa dạng hoá sản phẩm chế biến để giúp tăng hiệu quả kinh tế và giúp ngành cà phê Việt Nam giảm bớt rủi ro trước những biến động về giá cà phê nguyên liệu trên thị trường.

Xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, củng cố sự tin

60

cậy đối với khách hàng và là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

5.1.2 Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, toàn bộ sản phẩm cà phê Việt Nam được sản xuất, chế biến hợp chuẩn, giao dịch bình đẳng tại các sàn giao dịch trong nước và nước ngoài với giá bán ngang bằng hoặc cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường; giá trị gia tăng của sản phẩm do yếu tố chất lượng mang lại tăng từ 30-50%; hạn chế tối đa những thiệt hại đối với ngành cà phê do sự biến động bất lợi của thị trường thế giới; góp phần ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập của người trồng cà phê, trong đó phần đông là đồng bào các dân tộc thiểu số; nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Mục tiêu cụ thể: Năng suất cà phê Việt Nam đến năm 2020 vùng đại trà đạt 2 tấn/ha, năng suất vùng thâm canh trọng điểm đạt 2,4 tấn/ha nhằm đảm bảo đủ sản lượng xuất khẩu đáp ứng nhu cầu trên thị trường liên minh Châu Âu.

Năm 2020 đưa diện tích cà phê Arabica tăng lên khoảng 10% tổng diện tích cà phê của cả nước, cà phê Robusta chiếm 90% diện tích, từ đó có thể tăng lượng xuất khẩu cà phê Arabica sang liên minh Châu Âu, phù hợp với thị hiếu thị trường này.

Phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2015 có 50-70% sản lượng cà phê Việt Nam tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch có chất lượng cao.

Phát triển mạnh cà phê rang xay và cà phê hoà tan, nâng mức chế biến sâu các sản phẩm cà phê đạt 20% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. Năm 2015 đạt sản lượng cà phê rang xay và hoà tan từ 10.000-15.000 tấn/năm, trong đó 50% xuất khẩu. Từ đó, xuất nhiều sản phẩm cà phê chế biến hơn sang liên minh Châu Âu.

5.2 DỰ BÁO NHU CẦU NHẬP KHẨU CÀ PHÊ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU; NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU

5.2.1 Dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phê của liên minh Châu Âu

Thị trường liên minh Châu Âu là một thị trường đầy tiềm năng về mặt hàng cà phê, là nơi nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và cũng là nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới với tỉ lệ 31% lượng tiêu thụ cà phê của thế giới. Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, trong các năm tới, nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ tăng bình quân 2%/năm. Tại liên minh Châu Âu, với mức tăng khoảng 0,6%/năm giai đoạn 2000- 2010, thì dự báo thời gian tới mức tăng tiêu thụ cà phê ở liên minh Châu Âu vẫn sẽ duy trì ở tốc độ trên, thấp hơn so với thế giới. Trong đó, chủng loại cà phê Arabica chất lượng cao được ưa chuộng nhiều ở liên minh Châu Âu để sản xuất cà phê rang xay, chiếm khoảng 66% lượng nhập khẩu, nên dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê Arabica sẽ vẫn tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng 0,7%/năm. Thị trường cà phê hoà tan

61

hứa hẹn nhiều triển vọng khi người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao sự tiện lợi của dòng sản phẩm này. Trên thị trường thế giới nói chung và thị trường liên minh Châu Âu nói riêng, cà phê hoà tan được tiêu thụ nhiều nhất ở Anh, dự kiến nhu cầu về mặt hàng cà phê hoà tan này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Do có mức sống cao nên nhu cầu thưởng thức cà phê của người dân liên minh Châu Âu cũng rất đa dạng về chủng loại và đòi hỏi khắt khe. Người dân liên minh Châu Âu ngày càng quan tâm đến những sản phẩm cà phê sạch, đạt chứng chỉ và chứng nhận quốc tế như cà phê đạt chứng nhận Fair-trade, chứng nhận UTZ, RFA... cũng như sự gia tăng của những cửa hàng cà phê tập trung vào phân khúc này, và điều này đã kích thích sự phát triển của thị trường cà phê đặc biệt. Qua đó có thể thấy triển vọng của thị trường những sản phẩm cà phê này là rất lớn trong thời gian tới, dự báo tiêu thụ cà phê đạt chứng nhận tại liên minh Châu Âu năm 2015 là 20-25% tổng khối lượng cà phê đạt chứng nhận giao dịch trên thế giới (CBI, 2009).

5.2.2 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mặt hàng cà phê Việt Nam tại thị trường liên minh Châu Âu phê Việt Nam tại thị trường liên minh Châu Âu

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2013, ngành cà phê thu hút 600.000 lao động lâu dài và khoảng gần 1 triệu lao động bán thời gian, vì thế góp phần giảm đói nghèo ở khu vực nông thôn. Lĩnh vực cà phê của Việt Nam luôn hướng về xuất khẩu, với lượng hàng xuất khẩu chiếm tới 95% sản lượng. Việt Nam là quốc gia lớn trong số các nước xuất khẩu của cả thế giới. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai xét về mặt khối lượng (sau Brazil với thị phần trên thế giới khoảng 15%).

Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu cà phê có khả năng cạnh tranh cao do điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi, chi phí sản xuất thấp, và sản lượng thuộc dạng lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam vẫn ở thứ hạng thấp do các thiết bị sấy khô và chế biến và công nghệ hậu thu hoạch nghèo nàn; cà phê Việt Nam không có thương hiệu và các nhà xuất khẩu vẫn còn hạn chế về kỹ năng marketing. Do

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 66)