Tình hình nhập khẩu cà phê tại liên minh Châu Âu

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 30 - 35)

Liên minh Châu Âu có nền ngoại thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là thị trờng xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Hàng năm liên minh Châu Âu nhập khẩu một khối lượng lớn từ khắp các nước trên thế giới.

Năm 2013 quan hệ kinh tế Việt Nam - liên minh Châu Âu tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, thương mại song phương giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu tiếp tục tăng cao so với các năm trước. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào liên minh Châu Âu đạt 24,4 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2012; trong đó cà phê chiếm 14% trong tổng kim ngạch, liên minh Châu Âu là thị trường nước ngoài lớn nhất cho mặt hàng cà phê của Việt Nam, đã tiêu thụ một lượng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Vì là một trong những khu vực có nhu cầu tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới nên hàng năm liên minh Châu Âu nhập khẩu cà phê từ nhiều quốc gia trên thế như Braxin, Việt Nam, Colombia, Indonesia…

Bảng 3.4: Tình hình nhập khẩu cà phê tại liên minh Châu Âu giai đoạn 2008 - 2013

Đơn vị tính: % Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Cà phê Arabica (cà phê chè) 64,3 66,0 65,9 66,9 62,4 62,8 Cà phê Robusta (cà phê vối) 35,4 33,8 34,0 33,0 37,4 37,1 Khác 0,3 0,2 0,2 0,2 0,1 0,1

(Nguồn: Liên đoàn cà phê Châu Âu ECF- European Coffee Federation, năm 2013)

Nhìn vào bảng 3.4 ta có thể thấy, liên minh Châu Âu chủ yếu là tiêu thụ cà phê Arabica luôn đạt trên 60% sản lượng cà phê nhập khẩu. Năm 2008 cà phê Arabica

20

chiếm 64,3% sản lượng cà phê nhập khẩu, cà phê Robusta chiếm 35,4%. Đến năm 2009 sản lượng cà phê Arabica nhập khẩu lại tiếp tục tăng chiếm 66% trong khi đó cà phê Robusta lại giảm xuống còn 33,8%. Đến những năm gần đây do xu hướng tiêu dùng thay đổi, người dân liên minh Châu Âu có xu hướng sử dụng cà phê Robusta nhiều hơn, năm 2013 sản lượng cà phê Arabica nhập khẩu chiếm 62,8%; cà phê Robusta chiếm 37,1% tăng 3,3% so với năm 2009. Tuy nhiên, nếu so sánh với sản lượng cà phê Arabica thì cà phê Robusta chỉ bằng ½ sản lượng cà phê Arabica nhập khẩu. Trong khi đó, Việt Nam phần lớn xuất khẩu cà phê Robusta, mà hiện nay liên minh Châu Âu lại có nhu cầu lớn về cà phê Arabica. Do vậy, trong một vài năm tới Việt Nam cần nâng cao khả năng xuất khẩu cà phê Arabica vào thị trường này. Có như vậy thì mới có khả năng giữ được thị phần trên thị trường liên minh Châu Âu.

Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu

Bảng 3.5: Khối lượng cà phê nhập khẩu của liên minh Châu Âu giai đoạn 2005-2013

Năm Khối lượng

(tấn)

Tăng giảm so với năm trước đó (%) Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 2005 2.574.371 - - 2006 2.729.962 6,04 6,04 2007 2.804.174 2,72 4,37 2008 2.814.743 0,38 3,02 2009 2.762.257 - 1,86 1,78 2010 2.833.379 2,57 1,94 2011 2.811.121 - 0,79 1,48 2012 2.849.591 1,37 1,47 2013 3.082.023 8,16 2,28 6T/2014 1.049.052 - -

(Nguồn: Liên đoàn cà phê Châu Âu ECF- European Coffee Federation, năm 2013)

Hàng năm, liên minh Châu Âu nhập khẩu một lượng lớn cà phê và là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Nhìn chung, trong giai đoạn 2005-2013, khối lượng cà phê nhập khẩu của liên minh Châu Âu có tăng giảm nhưng tương đối ổn định. Năm 2005 sản lượng cà phê nhập khẩu vào liên minh Châu Âu là 2,574 triệu tấn, đến năm 2006 sản lượng nhập khẩu tăng 6,04% so với năm 2005 đạt 2,729 triệu tấn. Năm 2007 sản lượng cà phê nhập khẩu của liên minh Châu Âu đạt 2,804 triệu tấn, tăng 2,72% so với năm 2006 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,37%. Sang giai đoạn 2008-2009 sản lượng có giảm 1,86%, nguyên nhân là do sự giảm sút trong sản lượng

21

cà phê của Colombia, nước này lúc đó đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và chương trình trẻ hoá quốc gia, cụ thể năm 2009 sản lượng giảm còn 2,762 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 1,78%.

Đến năm 2010 sản lượng cà phê nhập khẩu bắt đầu tăng trở lại, với sản lượng đạt 2,833 triệu tấn, tăng 2,57% so với năm 2009 và tốc độ phát triển bình quân là 1,94%. Sang năm 2011 khối lượng cà phê giảm xuống nhưng không nhiều, giảm 0,79% so với năm trước đó, và tốc độ phát triển chỉ đạt 1,48%. Từ năm 2012 sản lượng cà phê nhập khẩu vào liên minh Châu Âu có xu hướng tăng, với sản lượng năm 2012 đạt 2,849 triệu tấn, tăng 1,37% so với năm 2011 với tốc độ phát triển đạt 1,47%. Năm 2013 là năm có sản lượng cà phê nhập khẩu nhiều nhất vào liên minh Châu Âu trong những năm gần đây, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì sản lượng cà phê nhập khẩu đã đạt 1,582 triệu tấn, đến cuối năm 2013 con số này đã đạt 3,082 triệu tấn, tăng 8,13% so với năm 2012 và đạt mức tăng trưởng bình quân 2,28%. Sang 6 tháng đầu năm 2014 thì sản lượng cà phê nhập khẩu của liên minh Châu Âu có thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng chỉ đạt 1,049 triệu tấn, giảm 533 nghìn tấn so với cùng kì năm 2013.

Bảng 3.6: Kim ngạch nhập khẩu cà phê của liên minh Châu Âu giai đoạn 2005-2013

Đơn vị tính: 1000 EUR Năm Cà phê nhân Cà phê rang xay Cà phê hòa tan Tổng kim ngạch Mức thay đổi so với năm trước đó (%) Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 2005 3.638.748 104.411 216.545 3.959.504 - - 2006 4.237.886 134.593 253.656 4.626.135 16,84 16,84 2007 4.568.247 289.897 310.007 5.168.151 11,72 14,25 2008 5.164.728 432.001 330.987 5.927.717 14,70 14,40 2009 4.708.749 553.556 329.019 5.591.224 -5,68 9,01 2010 5.798.633 800.895 294.644 6.894.172 23,30 11,73 2011 8.400.232 997.444 349.993 9.747.669 41,39 16,20 2012 7.887.446 1.119.682 422.523 9.429.651 -3,26 13,19 2013 6.032.478 1.225.728 387.489 7.645.695 -18,92 8,57

(Nguồn: Liên đoàn cà phê Châu Âu, ECF- European Coffee Federation, năm 2013)

Từ bảng số liệu 3.6 ta có thể thấy kim ngạch nhập khẩu cà phê của liên minh Châu Âu tăng giảm tương đối qua các năm. Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu cà phê của liên minh Châu Âu đạt 3,95 tỉ EUR, đến năm 2006 đạt 4,62 tỉ EUR, tăng 16,84%

22

so với năm 2005, năm 2007 kim ngạch đạt 5,16 tỉ EUR tăng 11,72% so với năm 2006 và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,25%, năm 2008 đạt 5,92 tỉ EUR với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,40%. Tuy nhiên đến năm 2009 có sự giảm sút 5,68% do sự sụt giảm trong sản lượng cà phê nhập khẩu, kim ngạch chỉ đạt 5,59 tỉ EUR và tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 9,01%. Từ 2010 sản lượng và kim ngạch nhập khẩu cà phê bắt đầu tăng trở lại, kèm theo giá thị trường tăng dẫn đến kim ngạch nhập khẩu đạt 6,89 tỉ EUR tăng 23,30% so với năm 2009 và tốc độ tăng trưởng đạt 11,73% so với năm 2005, đến năm 2011 con số này lạ tiếp tục tăng và đạt mức kỷ lục trong 10 năm trở lại đây, kim ngạch đạt 9,74 tỉ EUR, gấp 2,47 lần so với năm 2005 và tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,20%. Sang đến giai đoạn 2012-2013, tuy sản lượng cà phê nhập khẩu tăng so với những năm trước nhưng kim ngạch nhập khẩu lại giảm đi, nguyên nhân là do giá cà phê giảm mạnh, đặc biệt là là ở cà phê nhân. Năm 2012 kim ngạch đạt 9,42 tỉ EUR, đến năm 2013 giảm còn 7,64 tỉ EUR, giảm 18,92 % so với năm 2012 và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt chỉ đạt 8,57% so với năm 2005.

Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Liên minh Châu Âu nhập khẩu cà phê từ rất nhiều nước trên thế giới. Các quốc gia cung ứng cà phê nhân hàng đầu vào liên minh Châu Âu là Braxin, Việt Nam, Honduras, Indonexia, Colombia, Peru... Trong đó, năm 2013, chỉ riêng 3 quốc gia đứng đầu là Braxin, Việt Nam, Honduras đã chiếm đến 58,2% trong tổng khối lượng cà phê nhân nhập khẩu của liên minh Châu Âu.

23

Bảng 3.7: Khối lượng cà phê 10 quốc gia hàng đầu xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường liên minh Châu Âu, giai đoạn 2010-2013

2010 2011 2012 2013

Quốc gia Bao

(60kg) % Bao (60kg) % Bao (60kg) % Bao (60kg) % Braxin 14.938.048 32,6 14.563.353 31,9 12.711.232 27,3 13.395.995 28,6 Việt Nam 9.032.193 19,7 9.044.382 19,8 11.970.522 25,7 10.974.765 23,5 Honduras 2.589.897 5,7 2.509.743 5,5 3.140.923 6,8 2.837.088 6,1 Indonesia 2.652.785 5,8 1.992.437 4,4 1.994.040 4,3 2.781.382 5,9 Peru 2.414.587 5,3 2.489.993 5,5 2.615.155 5,6 2.478.210 5,3 Colombia 1.503.543 3,3 1.784.615 3,9 1.685.947 3,6 2.201.523 4,7 Ấn Độ 1.814.795 4,0 2.578.338 5,7 2.351.910 5,1 2.122.855 4,5 Uganda 1.752.312 3,8 1.839.303 4,0 1.615.952 3,5 2.116.038 4,5 Ethiopia 1.685.012 3,7 1.746.985 3,8 1.605.250 3,5 1.450.562 3,1 Trung Quốc 360.612 0,8 262.295 0,6 673.545 1,4 723.645 1,5

(Nguồn:Liên đoàn cà phê Châu Âu, ECF- European Coffee Federation, năm 2013)

Dựa vào bảng 3.7 ta thấy trong năm 2010, Braxin, Việt Nam và Indonesia là 3 nhà cung ứng cà phê nhân hàng đầu cho liên minh Châu Âu; Braxin chiếm 32,6% thị phần cà phê xuất khẩu với khối lượng đạt 14,938 triệu bao cà phê, Việt Nam đứng thứ 2 chiếm 19,7% thị phần, sản lượng đạt 9,032 triệu bao cà phê; Indonesia tuy đứng vị trí thứ 3 nhưng thị phần chỉ có 5,8%, hơn Honduras ở vị trí thứ 4 chỉ có 0,1%. Thế nên đến năm 2011, Ấn Độ đã vương thế Indonesia trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 3 với khối lượng đạt 2,578 triệu bao, sản lượng xuất khẩu của Ấn Độ tăng 42,07% so với năm 2010 chiếm 5,7% thị phần cà phê xuất khẩu vào liên minh Châu Âu, Indonesia bị đẩy xuống vị trí thứ 6 khối lượng đạt 1,992 triệu bao, giảm 24,89% so với năm 2010. Đến năm 2012, Honduras lại thay thế Ấn Độ vưng lên vị trí thứ 3 với khối lượng xuất khẩu đạt 3,140 triệu bao, tăng 21,28% so với năm 2010 chiếm 6,8% trong tổng thị phần cà phê xuất khẩu vào liên minh Châu Âu. Như vậy chỉ có Braxin và Việt Nam là duy trì ổn định ở 2 vị trí đầu, mặc dù trong những năm gần đây sản lượng cà phê của Braxin có giảm sút so với những năm trước nhưng Braxin vẫn là quốc gia có tổng sản lượng cà phê xuất khẩu vào liên minh Châu Âu lớn nhất với tổng sản lượng năm 2012 đạt 12,711 triệu bao chiếm 27,3%; Việt Nam đứng vị trí thứ 2 với sản lượng đạt 11,970 triệu bao tăng 2,926 triệu bao, thị phần chiếm 25,7% tăng 5,9% so với năm

24

2011. Năm 2013 Braxin là quốc gia có sản lượng xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất vào

Một phần của tài liệu năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê việt nam tại thị trường liên minh châu âu (Trang 30 - 35)