Một số kiến nghị về việc áp dụng pháp luật quản lý nợ công ở

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững (Trang 82 - 98)

Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững

Để phát triển kinh tế Việt Nam không thể không vay nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân. Tuy nhiên để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý nợ công trong những năm tới chúng ta cần thực hiện một số giải pháp như hoàn thiện thể chế pháp luật và hệ thống quản lý nợ công, hoàn thiện khâu đánh giá nợ công, và hoàn thiện quản lý sử

dụng nợ công. Cụ thể chúng ta cần thực hiện các giải pháp chính như sau:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ công bằng cách: xây

dựng chiến lược, kế hoạch vay nợ, nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và đánh giá toàn diện về tính hiệu quả các khoản vay và việc sử dụng vốn vay.

chiến lược tài chính quốc gia. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cần xác định mục đích vay (vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách, để tái cơ cấu nợ, để bổ sung cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng) hay vay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, hình thức vay, phạm vi vay, đối tượng vay, đối tượng sử dụng tránh tình trạng vay tràn lan không có mục đích kế hoạch và lãng phí cũng như thất thoát vốn vay. Trong đó, cần chỉ rõ: Khoản vay trong nước hay nước ngoài, thời hạn vay tương ứng (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn), hình thức huy động và mức lãi suất phù hợp. Đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng (huy động vốn, vay vốn lại đem gửi tiền không kỳ hạn tại ngân hàng thương mại trong khi vẫn phải trả lãi cao).

Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và đánh giá sử dụng vốn vay. Do đó cần hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ; quản lý ODA hợp lý, đảm bảo luôn linh hoạt, minh bạch và trách nhiệm giải trình cao. Việc huy động, sử dụng vốn vay đáp ứng các mục tiêu và nguyên tắc quản lý nợ: vay cho ngân sách phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước không quá 5% GDP; rà soát danh mục dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, vay lại vốn vay nước ngoài và bảo lãnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đấu thầu; tăng cường công tác theo dõi, giám sát và dự báo thị trường, nâng cao hiệu quả huy động vốn và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh. Giải pháp này rất quan trọng nhằm đảm bảo cho khả năng trả nợ và bền vững của nợ công. Vay mượn thì mới có nguồn đầu tư cho tăng trưởng. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp…; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn

bọ quá trình vay nợ. Do đó, vấn đề sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả, bởi đó là những đồng tiền vay mượn, phải trả lãi và đến hạn sẽ phải trả nợ và đảm bảo 2 nguyên tắc cơ bản [26]: Một là, không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn thực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; Hai là kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Giải pháp dài hạn của Việt Nam vẫn là phải nâng cao hiệu quả đầu tư, giúp giảm được hàng loạt rủi ro đối với nền kinh tế.

Việc đánh giá tính hiệu quả của các khoản vay và sử dụng vốn vay càng trở nên quan trọng. Bởi đây là vấn đề cốt đảm bảo cho khả năng trả nợ và kiểm soát được tính bền vững của nợ công. Việc đánh giá nợ công phải đánh giá toàn diện tính hiệu quả của các khoản chi tiêu công ở các lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ nhìn thuần túy vào con số tăng hay giảm, tránh mắc sai lầm cắt giảm chi tiêu theo một tỉ lệ cố định. Vì nợ công, nợ quốc gia là gánh nặng nguy hiểm cho quốc gia.

Đa dạng hóa các công cụ quản lý nợ trong nước thông qua việc tiếp tục phát triển thị trường thứ cấp nhằm, tăng cường khả năng tự quản lý rủi ro thông qua các nghiệp vụ phái sinh. Xác định phạm vi quản lý và cách thức ứng xử rõ ràng đối với các khoản nghĩa vụ nợ công dự phòng cũng như giám sát được các khoản nợ tự vay tự trả của khu vực tư nhân và các khoản nợ ngắn hạn. Đổi mới tổ chức quản lý nợ theo hướng hiện đại và từng bước củng cố và phát huy vai trò cơ quan quản lý nợ để thống nhất quản lý nợ trong

nước và ngoài nước.

Thứ hai, tăng cường công tác giám sát, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn

Kiểm soát vay nợ thông qua công cụ nợ: Chiến lược, chương trình trung hạn, kế hoạch và các hạn mức trên cơ sở các chỉ tiêu an toàn nợ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay có hiệu quả để đảm bảo khả năng trả nợ. Thực hiện nghiêm ngặt công tác giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và trả nợ công, vay trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia. Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng vốn vay để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Xây dựng quy chế quản lý rủi ro (trong đó, theo dõi toàn diện các loại rủi ro: tỷ giá, lãi suất, tái cấp vốn, thanh khoản, tín dụng, hoạt động; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cách tính mức phí bảo lãnh và cho vay lại để phản ánh mức rủi ro tín dụng và thị trường các khoản vay); xây dựng các chỉ tiêu giám sát; thực hiện linh hoạt các giao dịch xử lý rủi ro (các giao dịch phòng ngừa và phái sinh); đồng thời báo cáo đầy đủ các phân tích, đánh giá.

Đảm bảo an toàn, bền vững nợ: do đã ra khỏi các nước có thu nhập thấp, các mức ngưỡng nợ an toàn trong khuôn khổ DFS của IMF sẽ mang tính tham khảo ở một mức độ nhất định trong việc đưa ra mức ngưỡng nợ/DGP cho Việt Nam. Việc tăng ngưỡng nợ có thể được đưa ra tùy theo các điều kiện kinh tế vĩ mô Việt Nam có khả năng có thể cho phép. Tuy nhiên, bài học từ khủng hoảng nợ của các nước phát triển và đang phát triển cũng cho thấy cần phải có quy định về ngưỡng nợ nhằm đảm bảo nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia luôn nằm trong khả năng kiểm soát và tránh được tình trạng các hẫng hụt tạm thời có thể dẫn đến khủng hoảng và lây lan khủng hoảng nợ. Đồng thời, việc xây dựng các ngưỡng an toàn rõ ràng về nợ cũng chính là để ngăn chặn tình trạng vay nợ quá mức.Theo dõi chặt chẽ, đảm bảo thanh toán nợ đầy đủ, đúng hạn; xây dựng ngưỡng an toàn và hạn mức vay phù hợp; thu thập, báo cáo, công khai các chỉ tiêu giám sát an toàn nợ; định kỳ báo cáo

Chính phủ, hoặc báo cáo đột xuất khi dự đoán có nguy cơ mất an toàn nợ; phối hợp với các cơ quan Chính phủ xây dựng các giải pháp xử lý an toàn nợ

mang tính thống nhất với các mục tiêu tài khóa và tiền tệ.

Thứ ba, thay đổi cơ cấu nợ bằng cách tăng cường phát triển thị trường

vốn trong nước bao gồm cả thị trường sơ cấp và thứ cấp trái phiếu Chính phủ. Vì nợ nước ngoài của Việt Nam khá đa dạng về chủ thể cũng như loại tiền vay. Đặc biệt nhóm này ngày càng gia tăng, cơ cấu này tiềm ẩn những rủi ro khi có biến động trên thị trường tài chính thế giới. Do đó cần tăng dần một cách hợp lý tỷ trọng nợ trong nước trong danh mục nợ Chính phủ; Tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường trái phiếu, tập trung vào việc đổi mới phương thức phát hành, các quy định về thành viên tham gia thị trường, cơ chế đấu thầu, điều hành lãi suất thị trường, tái cấu trúc thị trường thông qua việc mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu, công cụ phái sinh.

Phát triển thị trường vốn trong nước để tăng khả năng huy động bằng đồng Việt Nam, đặc biệt là phát triển cơ sở các nhà đầu tư, đa dạng hóa kỳ hạn, nâng cao tính thanh khoản để trái phiếu Chính phủ trở thành đường cong lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ. Phát triển cơ sở nhà đầu tư, hình thành hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp nhằm thúc đẩy giao dịch trái phiếu trên thị trường, gắn thị trường phát hành và thị trường giao dịch. Từng bước hoàn chỉnh nguyên tắc giao dịch theo cơ chế thị trường, tiến tới bỏ các phương pháp xác định lãi suất trần nhằm xây dựng đường cong lãi suất chuẩn của trái

phiếu Chính phủ.

Thứ tư, cần gia tăng dự trữ ngoại hối vì đây là nguyên nhân gây nên

mối quan ngại về sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai; phải có chính sách tỷ giá phù hợp vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế xã hội nói chung cũng như tình trạng nợ công nói riêng; bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến vấn đề kiềm chế lạm phát; giảm lãi suất trên thị

trường cả lãi suất huy động và cho vay; cải thiện môi trường đầu tư, cũng như các chỉ số tiêu dùng để đánh giá tín nhiệm như nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro

chính trị [25, tr.95].

Thứ năm, cần đánh giá và hạch toán nợ theo chuẩn mực quốc tế. Điều

này góp phần quan trọng trong việc duy trì tính bền vững của nợ công bởi vì nó có thể làm tăng số liệu về nợ công. Theo đó, các khoản chi ngoài phải được bỏ. Đối với nợ nước ngoài, phải áp dụng các tiêu chuẩn giám sát nợ theo thông lệ quốc tế nhằm duy trì giới hạn nợ ở mức an toàn. Việc tổ chức thanh toán trả nợ, đảm bảo đầy đủ và đúng hạn không để phát sinh nợ quá hạn. Ngoài ra đặc biệt lưu ý đến gánh nặng ngân sách đối nợ doanh nghiệp nhà nước và nghĩa vụ nợ phát sinh trong tương lai như chi trả lương hưu hay bảo

hiểm y tế cần đưa vào cơ cấu nợ công.

Thứ sáu, tăng cường quản lý nợ Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

Trước hết cần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và mô hình về thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, tách biệt chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo đảm quyền bình đẳng về cơ hội và mức độ tiếp cận đối với các nguồn lực. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa, củng cố, tăng cường năng lực, hiệu quả, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước. Cuối cùng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay nợ, sử dụng vốn vay và thanh toán nợ của doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm không để xảy ra tình trạng đổ vỡ, phá sản do không trả được nợ. Kiên quyết thực hiện việc giải thể, phá sản các doanh

Thứ bảy, hoàn thiện bộ máy tổ chức, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành

chính, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan quản lý nợ.

Chính phủ thống nhất quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền hạn các cơ quan trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao; thống nhất đầu mối theo dõi, tổng hợp và giám sát nợ trên cơ sở cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ. Nghiên cứu hình thành tổ chức quản lý nợ hiện đại, độc lập, chuyên nghiệp và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế để thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về nợ công theo quy định của Luật quản lý nợ công. Hoàn thiện quy chế hoạt động; nâng cao năng lực cán bộ; trang bị các công cụ, thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin, hiện đại hóa quy trình thu thập, tổng hợp, phân tích cơ cấu nợ để đáp ứng yêu cầu quản lý nợ tiên tiến, sự phát triển của thị trường vốn và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Cải cách thủ tục hành chính, hài hòa hóa thủ tục đầu tư, xây dựng, phân bổ vốn ngân sách

nhà nước, vay về cho vay lại đảm bảo giám sát chặt chẽ.

Thứ tám, công khai, minh bạch thông tin về nợ công thông qua chế độ

báo cáo, đánh giá về tình hình huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và trả nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia theo định kỳ hoặc đột xuất, phù hợp với quy định của Luật quản lý nợ công và thông lệ quốc tế. Hoàn thiện cơ sở thông tin dữ liệu và hệ thống hóa các chỉ tiêu thu thập thông tin, phân tích và xử lý các dữ liệu kinh tế - tài chính vĩ mô để phục vụ cho công tác hoạch định chính sách tài chính và tiền tệ. Xây dựng và ứng dụng các mô hình phân tích và dự báo kinh tế - tài chính vĩ mô. Hoàn thiện hệ thống thông tin, báo cáo; xây dựng các chỉ số tài khóa phù hợp với thông lệ quốc tế, ví dụ như phương

thức tính bội chi NSNN theo chuẩn GFS.

Thứ chín, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công và

Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, thì minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp do Chính phủ không minh bạch các số liệu, cố gắng vẽ nên bức trinh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách, về những chính sách sắp ban hành để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô, do vậy hiệu lực của những chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều. Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ công. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng đó, nợ công cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn xác nhận.

Vốn đầu tư ưu tiên thường đi cùng với mối quan hệ lợi ích, một khi vẫn còn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhóm đặc quyền, đặc lợi và những người làm chính sách thì sẽ dẫn đến việc điều hành cắt giảm đầu tư công

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững (Trang 82 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)