Quy định về báo cáo thông tin nợ công

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững (Trang 59 - 61)

Thời điểm chưa có Luật quản lý nợ công, thông tin về nợ công được quản lý tại các cơ quan khác nhau và việc tổ chức thông tin, báo cáo và công khai về nợ công mới chỉ có quy định đối với việc vay nợ nước ngoài, mà chưa hề có quy định báo cáo, công khai đối với tất cả các khoản nợ công.

Việc quản lý này chủ yếu dựa trên Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài mới chỉ quy định về chế độ báo cáo về tình hình rút vốn, sử dụng vốn vay, trả nợ nước ngoài của các đơn vị tiếp nhận và sử dụng vốn vay, trả nợ nước ngoài; chế độ báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình vay, sử dụng vốn vay và trả nợ nước ngoài của ngành, địa phương mình.

Bên cạnh đó, Quyết định số 232/2006/QĐ-TTg ngày 16/10/2006, hướng dẫn Nghị định số 134/2005/NĐ-CP về ban hành Quy chế thu thập, tổng hợp, báo cáo chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài giao cho cả Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước thu thập, tổng hợp thông tin về nợ nước ngoài

và đồng thời quy định trách nhiệm công bố công khai thông tin về nợ nước ngoài cho Bộ Tài chính.

Kể từ khi Luật Quản lý nợ công được ban hành, văn bản này đã quy định vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh đối với hoạt động vay, trả nợ của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Điều 44 của đạo luật này quy định hàng năm, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ (bao gồm số rút vốn, trị giá phát hành trái phiếu, tín phiếu, số trả nợ, số dư nợ, các tỉ lệ nợ/GDP), tổng hợp nợ của chính quyền địa phương cấp tỉnh (tổng số dư nợ của chính quyền địa phương, tỉ lệ nợ/GDP) trình Quốc hội. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình vay, trả nợ trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền thông tin về nợ công của địa phương. Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010 về nghiệp vụ quản lý nợ quy định vụ thể hơn việc thu thập, tổng hợp, báo cáo và chia sẻ thông tin các khoản nợ công; về chế độ báo cáo nợ công định kỳ; và quy định công khai thông tin 6 tháng một lần đối với tình hình vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, tình hình vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương thông qua hình thức phát hành Bản tin về nợ công.

Việc hoàn thiện cở sở dữ liệu thông tin về nợ công hết sức quan trọng, tạo cơ sở chung cho việc quản lý nợ công của các chủ thể có thẩm quyền chủ động điều hành vay nợ, thực hiện vay nợ trong nước trước khi vay nợ nước ngoài để giảm thiểu chi phí, đồng thời tránh việc thiếu nhất quán về số liệu nợ công. Từ đó, tổng hợp đầy đủ nhất các thông tin liên quan đến tổng số dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả trong việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Có thể nói, việc

công khai các thông tin trên có ý nghĩa nền tảng trong việc quyết định chính sách vay, trần nợ công, tình hình trả nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)