phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; khung pháp lý trong quản lý nợ công phải đầy đủ, minh bạch, phù hợp với điều kiện hội nhập bên cạnh cơ chế chế tài thích đáng. Như vậy việc áp dụng mới mang
lại hiệu quả cao tạo niềm tin tưởng của người dân.
1.2.3. Bản chất và nội dung của quản lý nợ công trước yêu cầu phát triển bền vững triển bền vững
Về lý thuyết, bản chất của quản lý nợ công chính là việc quản lý các khoản nợ công từ khâu vay nợ, sử dụng đến trả nợ vốn vay thông qua nhiều công cụ quản lý của các chủ thể liên quan nhằm cung cấp thông tin công khai, minh bạch, tin cậy, kịp thời cho các bên liên quan giúp quản lý tốt nguồn tài chính quan trọng cho đầu tư phát triển để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu trong những năm vừa qua đã gây ra những hậu quả nặng nề và ngày càng nhiều quốc gia phải đối mặt với những khó khăn về tài chính. Điều này đặt ra nhu cầu khách quan là cần phải xem xét lại về bản chất của quản lý nợ công trước các yêu cầu phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Qua nghiên cứu, khảo sát tình hình nợ công và quản lý nợ công của một số quốc gia trên thế giới, tác giả luận văn cho rằng trước yêu cầu phát triển bền vững, hoạt động quản lý nợ công tuy không hề thay đổi về bản chất nhưng trước sức ép, áp lực của việc tuân thủ các yêu cầu phát triển bền vững thì hoạt động này đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền và trách nhiệm trong quản lý nợ công phải có những thay đổi từ quan điểm nhận thức đến cách thức tổ chức, hành động cụ thể. Chính điều này dẫn đến những thay đổi tương đối căn bản trong nội dung quản lý nợ công của Chính phủ các nước, so với giai đoạn trước khủng hoảng.
Thật vậy, trước yêu cầu phát triển bền vững, nội dung chính sách quản lý nợ công của mỗi quốc gia thường bao gồm một số vấn đề cụ thể như sau:
- Quản lý nợ công như thế nào để đảm bảo huy động được nguồn vốn với chi phí hợp lý, giảm thiểu rủi ro, sử dụng hiệu quả, minh bạch và sau cùng là tránh việc xảy ra khủng hoảng nợ cũng như không để gánh nặng nợ nần cho các thế hệ tương lai của đất nước.
- Cần nhận thức rõ ràng và đầy đủ hơn về tầm quan trọng của quản lý nợ công trong chiến lược phát triển quốc gia. Vấn đề này không chỉ được chính phủ các nước ghi nhận, các tổ chức hàng đầu thế giới mà IMF và WB cũng đã đưa những chỉ dẫn cơ bản về quản lý nợ công đầu tiên vào tháng 4/2001 và sửa đổi vào tháng 12/2003. Những chỉ dẫn này mang tính định hướng, các chính sách quản lý nợ cụ thể của từng quốc gia sẽ do nước mình tự xây dựng tùy theo bối cảnh kinh tế và trình độ phát triển của mỗi nước.
- Để xác định được nội dung quản lý nợ công thì cần phải biết được phạm vi quản lý nợ công. Theo hướng dẫn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), phạm vi quản lý nợ công nên bao gồm các nghĩa vụ tài chính chủ yếu mà Chính phủ trung ương thực hiện kiểm soát. Những nghĩa vụ này thường bao gồm cả nợ có tính thị trường và phi thị trường, chẳng hạn như những ưu đãi có được từ các hỗ trợ song phương hay đa phương chính thức.
- Cần mở rộng phạm vi quản lý nợ công ở mỗi quốc gia theo hướng gắn phạm vi quản lý nợ công với phạm vi nợ công. Ở một số quốc gia, phạm vi hoạt động quản lý nợ công trong những năm gần đây đã được mở rộng (ví dụ: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Thái Lan, Đài Loan, Ru-ma-ni...). Tuy nhiên, nợ khu vực công được bao gồm hoặc bị loại trừ khỏi nhiệm vụ của chính phủ trung ương về quản lý nợ sẽ có sự khác biệt giữa các nước, tuỳ thuộc vào bản chất chính trị và khuôn khổ thể chế của từng nước.
gồm các nghĩa vụ tài chính của chính phủ trung ương. Một số nước còn bao gồm cả nghĩa vụ tài chính của chính quyền địa phương và hầu hết các nghĩa vụ tài chính của NHNN, các NHTM quốc gia, các DNNN không thuộc phạm vi quản lý nợ công. Phạm vi quản lý nợ công theo chủ thể phát hành nợ của hầu hết các nước được nghiên cứu đều bao gồm nợ của các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực công ở cấp trung ương (Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Anh, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ru-ma-ni, Ma-xê-đô- ni-a, Cộng hoà Síp). Ở một số nước, quản lý nợ công còn bao gồm cả quản lý nợ chính quyền địa phương (Việt Nam, Phi-líp-pin, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ru- ma-ni). Một số nước loại trừ nợ chính quyền địa phương (Bun-ga-ri, Trung Quốc), nợ của DNNN, nợ của các NHTM nhà nước (Ba Lan, Bun-ga-ri, Thổ Nhĩ Kỳ), nợ của các NHTM nhà nước không được chính phủ bảo lãnh (Thái Lan) và nợ của các quỹ an sinh xã hội (Bun-ga-ri, Thái Lan).
- Theo không gian vay nợ, phạm vi quản l ý nợ công của các nước được nghiên cứu đều bao gồm các khoản nợ trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, các nước còn quy định quản l ý các nghĩa vụ dự phòng (Phi-líp-pin, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Gia-mai-ca, Mê-hi-cô, Bồ Đào Nha, Xlô-ven-ni-a), các nghĩa vụ tài sản/tài chính khác (Ấn Độ, Ba Lan). Một số nước quy định cụ thể các nội dung quản lý nợ công như quản lý dư nợ (Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Cô- lôm-bi-a, Ai-len, I-ta-li-a), quản l ý tiền mặt (Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phi-líp-pin, Ma-rốc, Bồ Đào Nha, Nam Phi), các hoạt động tín dụng công cộng và cơ sở hạ tầng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Cô-lôm-bi-a), quản lý việc phát hành các công cụ nợ (Ai-len, I-ta-li-a, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Xlô-ven-nia)…
- Nội dung quản lý nợ công của các nước thường tập trung vào: (i) Mục tiêu quản lý nợ và điều phối; (ii) Minh bạch và trách nhiệm giải trình; (iii) Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ quan Bộ Tài chính; (iv) Chiến lược quản lý nợ; (v) Khung quản lý rủi ro, trong đó tập trung chủ yếu vào các giới hạn nợ, các nghĩa vụ dự phòng; (vi) Phát triển và
duy trì một thị trường hiệu quả cho chứng khoán chính phủ; (vii) Các quy định về thủ tục vay nợ chính phủ và bảo lãnh nợ, các hình thức vay nợ [19].
Ở Việt Nam, nội dung quản lý nhà nước về nợ công đã được quy định rõ tại điều 4 Luật quản lý nợ công như sau:
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công;
- Xây dựng, ban hành chỉ tiêu an toàn về nợ, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm;
- Tổ chức huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công đúng mục đích, hiệu quả, bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ;
- Giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, quản lý nợ công, quản lý rủi ro tài khoá, bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, hiệu quả quản lý nợ công; - Tổng hợp, báo cáo, công bố thông tin về nợ công;
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý nợ công; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công;
- Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nợ công; hợp tác quốc tế trong quản lý nợ công.
Quy định này cho thấy Việt Nam đã và đang nhận thức được vai trò của quản lý nợ công cũng như dựa vào khuyến nghị của các tổ chức quốc tế và kinh nghiệm của nhiều quốc gia để có những quy định phù hợp về nội dung quản lý nợ công theo thông lệ quốc tế.