Tuy nhiên, trong dài hạn, nợ công ở mức cao hầu như đem lại những tác động tiêu cực cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế - một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Do đó việc quản lý nợ công hiệu quả làm giảm việc gia tăng nợ công là một trong những yêu cầu cấp bách đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững nói chung. Việc quản lý nợ công có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ổn định tài khóa và an toàn các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Có như vậy mới đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, để từ đó đẩy mạnh công tác giảm nghèo, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân. Theo đó, vấn đề bảo vệ môi trường mới có thể phát triển bền vững khi ý thức và đời sống vật chất của người dân được cải thiện và nâng cao cũng đồng nghĩa với việc công tác bảo vệ môi trường sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
Một cách khái quát, có thể nhận thấy việc quản lý nợ công có nhiều tác động tích cực như:
Thứ nhất, quản lý nợ công là một trong động lực thúc đẩy phát triển
nền kinh tế, giúp Nhà nước tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ nhân dân thông qua hoạt động vay nợ và từ các tổ chức nước ngoài và tài chính quốc tế thông qua vay ưu đãi. Điều này làm gia tăng nguồn lực cho đất nước giúp phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém và chưa đồng bộ như hiện nay, đồng thời phân bổ nguồn vốn cho các công trình trọng điểm và kiến thiết đất nước;
Thứ hai, quản lý nợ công giúp phát triển thị trường tài chính trong
nước. Thông qua phát hành các loại công cụ nợ của Chính phủ ở thị trường trong nước làm thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế; lãi suất trái phiếu kho bạc với độ rủi ro thấp được coi là chuẩn mực cho các công cụ nợ khác trên thị trường tham chiếu, từ đó tác động đến tiết kiệm, đầu tư, tích lũy và tiêu dùng [43, tr.15].
công để có sự điều chỉnh hợp lý cán cân thanh toán đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của nợ công. Bởi vì sự gia tăng nhanh chóng nợ công ở những quốc gia phát triển là một bằng chứng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu. Mức độ nợ công lớn có thể tác động bất lợi đến mức tích lũy vốn, năng lực sản xuất và làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư, Việc quản lý tốt nợ công giúp tăng cường khả năng ứng phó
của quốc gia trước một số diễn biến bất lợi của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước, giúp quốc gia vay nợ được ở mức cao hơn đồng thời quản lý nợ công làm hạn chế tình trạng tham nhũng, lãng phí vốn mang lại hiệu quả cao trong việc sự dụng vốn vay. Việc sử dụng các công cụ quản lý nợ công như các kế hoạch trả nợ, chiến lược dài hạn, chương trình trung hạn, phân tích rủi ro, đánh giá nợ bền vững... bảo đảm việc vay được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời quy định quyền và trách nhiệm của các chủ thể liên quan, chế độ báo cáo thông tin... làm việc quản lý nợ công an toàn hơn.
Tuy nhiên, nếu quản lý nợ công không tốt sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nặng nề như: Trước hết sẽ làm cho tình trạng nợ công ngày càng trầm trọng hơn ảnh hưởng nghiêm trọng tới ”sức khỏe” tài chính từ đó đe dọa an ninh quốc gia. Ngân sách ngày càng thâm hụt, dư nợ công tăng cao, nợ nước ngoài gia tăng có thể gây ra khủng hoảng tài chính đem lại những tác động tiêu cực cho sự phát triển kinh tế:
Một là, nếu thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng vốn vay trong
nước, khi đó một phần nguồn lực tài chính của nền kinh tế sẽ được chuyển dịch từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước. Việc huy động này sẽ làm tăng sự khan hiếm tiền tệ trong khu vực tư nhân, đẩy lãi suất lên cao, giảm đầu tư tư nhân [14, tr.223].
Hai là, Nếu thâm hụt được tài trợ bằng vay nước ngoài, tuy có thể làm
tác động khác nguy hại đến nền kinh tế. Ban đầu, dòng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước sẽ làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ; trong trung và dài hạn, việc chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, làm giảm giá nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu, dẫn tới các nguy cơ lạm phát tỷ giá sẽ tăng cao làm chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ.
Ba là, Việc quản lý nợ công không hiệu quả và kiểm soát nợ công
không tốt dẫn tới nợ công quá lớn, khi đó Quốc gia sẽ phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, cuộc sống của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn khi tăng thuế trong giai đoạn sau để bù đắp nợ công giai đoạn trước là một giải pháp phổ biến. Thuế ở đây đề cập đến tỷ lệ phần trăm mà Chính phủ thu về trên tổng lợi nhuận sản xuất, kinh doanh trong xã hội. Tăng thuế suất đồng nghĩa với thu hẹp lợi nhuận các doanh nghiệp, tạo ra sự khan hiếm hơn ở khu vực tư và chuyển một phần nguồn lực sang khu vực công. Khi đẩy thuế suất lên quá cao thì hệ quả là thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh của khu vực tư gián tiếp thu hẹp khối lượng thuế có thể thu được trong tương lai, và nhất định dẫn tới thâm hụt ngân sách thêm nặng nề. Mối quan hệ giữa thuế suất nội địa và nợ công đã được kiểm chứng bởi nhiều nghiên cứu định lượng. Theo đó, quy mô nợ công tăng 1% thì hệ quả là thuế suất ở các nước có thể phải tăng lên khoảng 0,127%. Ước tính này thực hiện đối với các chỉ số trung bình trong khoảng 10 năm với 216 nước theo thống kê của WDI 2011 [7]. Ngoài ra, việc thu thuế cao còn dẫn tới căng thẳng bất ổn định chính trị, xã hội bởi những người nghèo, người yếu thế trong xã hội là người bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu chính phủ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững nói chung. Bởi phát triển bền vững không chỉ đòi hỏi phát triển kinh tế mà nó còn đòi hỏi phải có sự dung hòa các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường để hệ thống chính trị được
ổn định và không có căng thẳng. Điển hình như ở Hy Lạp đã phải quyết định tăng nhiều loại thuế, từ thuế giá trị gia tăng đến thu nhập, thuế bất động sản... đồng thời, chấp nhận áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu công mạnh tay. Để phân đổi chính sách này của chính phủ, các cuộc tổng đình công đã diễn ra, hàng chục ngàn người đã tham gia biểu tình trên khắp đất nước Hy Lạp nhất là tại thủ đô A-ten [7].
Bốn là, khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm
theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác nhau, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực quốc tế, thậm chí chủ quyền đất nước cũng bị đe dọa ảnh hưởng đến quyền tự quyết của Quốc gia.
Năm là, việc quản lý giám sát không chặt chẽ, kỷ luật tài khóa lỏng lẻo
sẽ làm thất thoát nguồn vốn, gia tăng tệ nạn lãng phí, tham nhũng hoành hành đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng vốn kém hiệu quả, biểu hiện rõ nhất là chỉ số ICOR. Chỉ số ICOR càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả, tình trạng lãng phí, thất thoát vốn ngày càng nhiều. Đặc biệt là một số quốc gia đang phát triển như nước ta hiện nay đang có nhiều dự án được tài trợ bởi các nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi thời gian ân hạn dài đã tạo ra tâm lý ỷ nại sử dụng vốn vay không hiệu quả với tâm lý “tiền chùa”. Bên cạnh đó tệ nạn tham nhũng càng trở thành mối lo cho quốc gia. Quản lý lỏng lẻo tạo điều kiện cho nạn tham nhũng hoành hành làm cho tình hình nợ công càng phức tạp hơn ảnh hưởng tới tính bền vững của nợ công [22, tr.8].
Do đó, quản lý nợ công là nhiệm vụ và mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.