Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững (Trang 25 - 30)

Về bản chất nợ công chính là các khoản vay để trang trải thâm hụt ngân sách. Vậy thì để bền vững nợ công thì đầu tiên phải bền vững ngân sách. Mà

Bền vững ngân sách được định nghĩa là tình trạng ngân sách luôn có khả năng cung cấp cho Nhà nước những công cụ tài chính khả dụng; trong bất kỳ tình huống nào, thu, chi và nợ NSNN đều được nhà nước kiểm soát một cách chủ động; trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều không đẩy Nhà nước vào tình trạng vỡ nợ, mất ổn định, mất an toàn tài chính [37, tr.6]

Khi nói đến bền vững NSNN, các chính sách thu, chi tài chính và nợ

công sẽ được xem xét chi tiết, nhất là nợ công. Vì vậy, “ tính bền vững ngân

sách được đánh giá dựa trên các yếu tố như khả năng thanh toán; tính thanh khoản; tính dễ bị tổn thương; bảo đảm tăng trưởng bền vững; tính ổn định; tính công bằng trong việc sử dụng NSNN” [37, tr.7]. Do đó, để đánh giá tính

bền vững nợ công có thể dựa theo các yếu tố trên như: một là, khả năng thanh

toán: Khả năng của Chính phủ trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính

trong việc sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính hay nghĩa vụ nợ đáo

hạn; ba là, tính dễ bị tổn thương: Rủi ro mà các khoản nợ phát triển theo

chiều hướng vi phạm tính thanh khoản hoặc khả năng thanh toán và báo trước

các nguy cơ xảy ra khủng hoảng; bốn là, tăng trưởng và phát triển bền vững: Chính sách tài khóa phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; năm là, tính ổn định:

Khả năng đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ trong khi gánh

nặng thuế vẫn được duy trì như cũ, không phải tăng thêm; sáu là, tính công

bằng: Không làm dịch chuyển gánh nặng thuế sang các thế hệ tương lai [24]. Một yêu cầu tối quan trọng đối với các Chính phủ là đảm bảo tỷ lệ nợ công so với GDP là ổn định, qua đó tăng hiệu quả quản lý nợ, quản lý thâm hụt ngân sách và làm tốt các công tác dự báo, lập kế hoạch Ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô. Để làm được điều đó, ta cần phải nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công, nhận biết các tác động, ngăn chặn từ đầu, phòng tránh và giải quyết kịp thời các tác động có khả năng gây bất ổn tới tỉ lệ này. Ở mức độ khái quát, có thể hình dung tính bền vững của nợ công bị ảnh hưởng, tác động bởi các yếu tố cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nợ công phụ thuộc chặt chẽ cán cân ngân sách [39, tr.206].

Từ bản chất nợ công đã phân tích ở trên, có thể nhận thấy mức thâm hụt ngân sách phản ánh giá trị tuyệt đối của nợ công Chính phủ. Điều đó đồng nghĩa với việc khi khoảng cách thâm hụt nhỏ, những khoản vay bù đắp giảm đi, làm cho nợ công được hạn chế.

Thứ hai, tỷ lệ nợ công hiện tại và tốc độ gia tăng nợ công làm ảnh

hưởng lớn tới tính bền vững của nợ công. Theo đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) của tạo chí The Economist công bố ngày 20/08/2014 nợ công của Việt Nam hiện đã lên tới 83 tỷ đôla, tăng thêm 3 tỷ đôla trong vòng 5 tháng. Tính đổ đồng, mỗi người dân Việt Nam hiện nay gánh món nợ khoảng hơn 900 đôla. Điều đáng lo là nợ công bình quân đầu người của chúng ta trong những năm qua liên tục tăng. Cụ thể, năm 2012 nợ công bình

quân đầu người dân Việt Nam tính tròn là 720 USD, năm 2013 là 804 USD, và nay chưa hết năm 2014 con số đó lên đến 900 USD [13].

Nguyên nhân là do tăng trưởng thấp, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, sức mua cũng yếu khiến cho nguồn thu ngân sách suy giảm, trong khi nhu cầu đầu tư của khu vực công lớn dẫn đến Chính phủ phải đi vay nợ nhiều hơn khiến cho gánh nặng nợ công phải tăng thêm.

Như ở nước ta chẳng hạn, nợ công chính thức hiện nay chưa tính tới nợ của doanh nghiệp Nhà nước mà ngân sách quốc gia phải gánh chịu. Số nợ thuộc dạng này, theo số liệu do các chuyên gia đưa ra, là khoảng 51% GDP. Nếu cộng với số nợ công mà Bộ Tài chính công bố, thì tổng số nợ công có thể lên đến 106% hay 107% GDP, con số này vượt xa tỷ lệ 65% theo cảnh báo của Ngân hàng thế giới [13].

Nợ công của chúng ta, ngoài các khoản vay từ nước ngoài còn có nợ trong nước do Chính phủ phát hành trái phiếu, mà trái phiếu trước kia do tình hình lạm phát nên có lãi suất rất cao. Lãi suất này nay giảm dần, tuy vậy số nợ phải trả trong nước cũng rất lớn, nghĩa vụ trả nợ trong năm 2014 cũng tăng rất mạnh so với năm 2013 và những năm trước đây. Tốc độ tăng nợ vay cao, hiện đã đến mức vay để trả nợ, chứ không phải vay để sản xuất rồi bán đi lấy tiền trả nợ. Hai là cơ cấu nợ, bởi vì trong nợ công của Việt Nam, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, nên áp lực trả nợ gay gắt và ngày càng tăng cao. Ba là năng lực trả nợ của Việt Nam đã thực sự đáng báo động, với nghĩa vụ trả nợ năm 2014 vượt qua vạch đỏ (25% tổng thu ngân sách) và chắc sẽ còn tăng cao trong năm tới và có thể vượt qua ngưỡng mất an toàn là 30% [13].

Thứ ba, về tốc độ tăng trưởng kinh tế và lãi suất. Đầu tiên là tốc độ tăng

trưởng GDP, tốc độ tăng GDP cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đạt thặng dư ngân sách. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng GDP chỉ do tăng yếu tố đầu vào vật chất (vốn và lao động) mà không tăng được năng suất thì chắc chắn đến một lúc nào đó tốc độ này sẽ giảm [44, tr.19]. Việc Việt Nam gia nhập

nhóm nước thu nhập trung bình, các khoản vay quốc tế ưu đãi sẽ dần không còn nữa mà thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn

nhiều, tốc độ tăng trưởng thực tế ảnh hưởng đến nợ công theo hai cơ chế. Một

là, nền kinh tế phát triển hơn thì Chính phủ dễ dàng đi vay tiền hơn, dẫn đến

khả năng nợ công tăng lên. Hai là, tăng trưởng nhanh thường đi kèm với lạm

phát, dẫn đến việc cấp bù lạm phát cho các khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Bên cạnh đó, mức lãi suất cao khiến việc vay mới và tài trợ nợ công trở nên đắt đỏ hơn, do vậy ảnh hưởng tới tính bền vững của nợ công. Mức lãi suất đến lượt mình lại phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế. Là một nền kinh tế thâm dụng đầu tư, ở Việt Nam nhu cầu tín dụng luôn cao và lạm phát khó kiềm chế ở mức thấp. Ngay cả khi chúng ta mới chớm thoát khỏi suy giảm kinh tế thì chỉ số CPI và lãi suất ở Việt Nam đã tăng nhanh trở lại, cao hơn nhiều so với hầu hết nền kinh tế trong khu vực. Hệ quả là khi Chính phủ đi vay bằng phát hành trái phiếu trong nước, lãi suất lên tới 11-12%. Tương tự như vậy, khi Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế, lãi suất cũng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh như Indonesia, Philippines… do mức độ rủi ro cao hơn. Thứ ba, việc Việt Nam gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình, các khoản vay quốc tế ưu đãi sẽ dần không còn nữa mà thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn nhiều.

Thứ tư, về mức độ chặt chẽ của kỷ luật tài khóa. Nếu như, pháp luật

quản lý nợ công không chặt chẽ làm cho mức độ nợ công tăng cao có thể tác động bất lợi lên mức tích lũy vốn, năng lực sản xuất và làm giảm tăng trưởng kinh tế [44, tr. 20]. Điều này có thể xảy ra thông qua mức lãi suất dài hạn cao hơn, hệ thống thuế trong tương lai bị méo mó, lạm phát cao… Nếu tăng trưởng kinh tế bị tác động bất lợi, thì vấn đề bền vững tài chính có thể trở nên tồi tệ. Điều này làm gia tăng rủi ro của các nỗ lực điều hành chính sách tài khóa nhằm giảm các khoản nợ xuống mức bền vững hơn. Hơn nữa, tỷ lệ

nợ/GDP của Việt Nam là 51,6%... [27], nằm dưới ngưỡng cảnh báo trên, nhưng xu hướng thâm hụt tài khóa gia tăng, việc vay nợ của Chính phủ trong một vài năm tới có thể khiến kinh tế giảm tăng trưởng, việc giám sát, kiểm soát, quản lý nợ công không tốt sẽ làm nợ công gia tăng ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công. Hơn nữa, việc quy định trách nhiệm của các cơ quan, chế tài đối với hành vi vi phạm làm hạn chế hành vi tham nhũng, xử lý thích đáng đối với vi phạm trong quản lý nợ công tránh thất thoát nguồn vốn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả hơn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Thứ năm, về lạm phát và tỷ giá. Đặc biệt, hậu quả của gia tăng tỷ

nợ/GDP là làm gia tăng lạm phát. Thực tế, những gói kích cầu nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009 đã làm tăng thâm hụt ngân sách và nợ công tăng đột ngột là một nguyên nhân chính của tình hình lạm phát hiện nay. Ngoài ra, mô hình tăng trưởng của Việt Nam dựa vào nguồn vốn là chủ yếu. Mà nguồn vốn lại được sử dụng không tốt đã gây nên sự lãng phí kéo dài làm tấc độ tăng trưởng chậm lại; Cuối cùng, Chính phủ trong thời gian tăng cường phát hành trái phiếu và vay mượn để đầu tư do áp lực đầu tư và chi tiêu quá cao. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa chỉ đạt khoảng 27% trên GDP, trong khi đó tỷ lệ đầu tư lại luôn trên 40%. Hệ quả dẫn tới lãi suất trái phiếu Chính phủ phải ở mức cao; làm thoái lui đầu tư tư nhân; gây sự bất ổn thị trường vốn.

Tỷ giá cũng có tác động tới việc vay nợ nước ngoài. Sự biến động của tỉ giá ảnh hưởng đến chi phí của khoản nợ công: có thể tăng lên (khi tỉ giá tăng) hoặc giảm đi (khi tỉ giá giảm).

Thứ sáu, nghĩa vụ tương lai đó chính là nghĩa vụ chi trả bảo hiểm xã

hội khi mà lượng dân số đang già hóa đến tuổi về hưu. Đây sẽ là một gánh nặng rất lớn cho nền kinh tế. Ở nước ta, khi tính nợ công đã không hề nhắc đến nghĩa vụ này. Vì vậy con số nợ công sẽ còn thay đổi và đe dọa tính bền vững của nợ công.

Thứ bảy, về nghĩa vụ phát sinh. Đây là một vấn đề nổi cộm đó chính

là khoản bảo lãnh của Chính phủ không được công khai và nợ của doanh nghiệp Nhà nước. Đặc biệt ở nước ta khối DNNN lại lớn. Vì vậy khoản nợ của các Doanh nghiệp này góp phần làm gia tăng nợ công đe dọa tính bền vững của nợ công.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)