Cấu trúc pháp luật về quản lý nợ công được hiểu là cách thức sắp xếp, thiết kế các quy phạm pháp luật về quản lý nợ công theo một hệ thống nhất định, thể hiện quan điểm của Nhà nước về trật tự quản lý nợ công. Nhìn vào cấu trúc đó, người ta có thể thấy sự mạch lạc, quan điểm nhất quán có tính chiến lược và ý đồ của nhà làm luật khi điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình nhà nước tiến hành vay nợ trong và ngoài nước, sử dụng vốn vay, trả nợ và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện
các nghiệp vụ quản lý nợ công. Đồng thời, qua đó cũng thấy được tính hợp lý, logic, hệ thống của các nội dung được quy định.
Ở các nước trên thế giới, pháp luật về quản lý nợ công luôn được xem trọng bởi vai trò và ý nghĩa to lớn của việc quản lý nợ công. Tuy nhiên, ngay cả tên gọi của Luật ở các nước không giống nhau. Chẳng hạn ở Việt Nam và Thái Lan gọi là “Luật quản lý nợ công”, ở Macedonia gọi là “Luật nợ công”, ở Bungary gọi là “Luật nợ Chính Phủ”, ở Ba Lan là “Luật tài chính công” [41, tr.367 - 368].
Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng tựu trung thì mô hình pháp luật về quản lý nợ công ở các nước đều có nội dung cơ bản giống nhau, bao gồm các quy định về:
- Định nghĩa nợ công;
- Nguyên tắc tổ chức và quản lý nợ công; - Phạm vi quản lý;
- Mục tiêu quản lý;
- Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý nợ công; - Mục đích vay nợ;
- Tổ chức quản lý nợ;
- Quyền vay nợ trực tiếp của Chính quyền địa phương; - Công khai thông tin nợ;
- Giám sát hoạt động nợ công và quản lý nợ công;
Theo đó, các quy định pháp luật hiện hành về quản lý nợ công ở Việt Nam có nhiều nét tương đồng với cấu trúc này.
Dựa trên nội dung cơ bản của quản lý nợ công, pháp luật quản lý nợ
công được chia làm hai nhóm quy phạm pháp luật sau đây:
Một là, nhóm quy định pháp luật về điều hành quản lý nợ công: Trong
điều hành quản lý nợ công gồm hoạch định chiến lược và các chỉ đạo thực tế đối với mọi hoạt động quản lý nợ công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thực hiện. Bên cạnh đó, điều hành quản lý nợ công còn bao gồm cả việc đưa ra phương hướng và tổ chức thực thi cho toàn bộ hệ thống quản lý nợ. Cụ thể hơn, “hoạch định” là việc thực hiện hoạch định chính sách và chiến lược nợ công của quốc gia, do các cơ quan quản lý kinh tế của quốc hội phối hợp thực hiện, quyết định đến mức độ vay nợ bền vững của một quốc gia: “điều chỉnh” là việc thiết lập một khuân khổ phù hợp về luật pháp, thể chế và giám sát quản lý nợ trong nước và nước ngoài, gắn liền với cấu trúc tổ chức hệ thống quản lý nợ của nhà nước; “tạo nguồn” được thực hiện nhằm đảm bảo nguồn nhân lực các
chuyên môn phục vụ cho việc thực hiện quản lý nợ công [20, tr.23].
Hai là, nhóm quy định pháp luật về thực hiện quản lý nợ công gồm: các
quy định pháp luật về quản lý thụ động và quản lý chủ động. Quản lý thụ động gồm nội dung “phản ánh” (thu thập, tổng hợp những thông tin chi tiết theo từng khoản nợ công) và “phân tích” (việc phân tích về kinh tế vĩ mô theo mức độ thông tin được tổng hợp, giám sát liên tục ảnh hưởng các khía cạnh của quản lý nợ công đến ngân sách nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia hoặc để nắm và hiểu rõ các điều kiện ràng buộc của những khoản vay mới). Trong quản lý chủ đông, bao gồm “vận hành” (liên quan đến hầu hết các hoạt động của quá trình quản lý nợ như đàm phán nợ, sử dụng vốn vay và trả nợ các khoản nợ công) và “kiểm tra, giám sát” nhằm đảm bảo các quy định pháp luật phải được tuân thủ, các khoản vay phải được sử dụng hợp lý, đúng kế hoạch, được thanh toán đúng hạn [20, tr.24].
Kết luận chương 1
1. Việc nghiên cứu, đánh giá trên cơ sơ tiếp thu những kết quả nghiên cứu khoa học những vấn đề lý luận về nợ công cho thấy khái niệm về nợ công tương đối phức tạp. Tuy nhiên hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng: nợ công là nợ Chính phủ có thể bao gồm: nợ Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Từ đó làm rõ hơn về đặc điểm nợ công, bộ phận cấu thành nợ công theo chuẩn mực quốc tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc học hỏi cách tính nợ công để đảm bảo nợ công được chính xác và bền vững.
2. Quản lý nợ công luôn phải được đặt trong mối quan hệ với phát triển bền vững. Để đáp ứng yêu cầu này, đòi hỏi Nhà nước phải hoạch định chính sách, cải cách khung pháp lý về quản lý nợ công để phù hợp với yêu cầu trên.
3. Mô hình pháp luật về quản lý nợ công cần được nghiên cứu, đánh giá trên cơ sở gắn với yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng để nghiên cứu, đánh giá toàn diện, chính xác về thực trạng pháp luật quản lý nợ công và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nợ công trước yêu cầu phát triển bền vững.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ