Quy định về chủ thể quản lý nợ công

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững (Trang 55 - 57)

Pháp luật về quản lý nợ công hiện hành ở Việt Nam quy định về thẩm

quyền và mối quan hệ về chủ các thể quản lý nợ công như sau:

Thứ nhất, Quốc hội sẽ quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ, mục tiêu,

định hướng về vay và sử dụng vốn, quản lý nợ, quyết định tổng mức và cơ cấu vay… đồng thời giám sát tất cả các công đoạn vay, sử dụng, trả nợ và

quản lý nợ.

Thứ hai, Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về nợ

công, phân công trách nhiệm của từng cơ quan, xây dựng các chỉ tiêu an toàn về nợ; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công; tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ… thanh tra kiểm tra

tất cả các công đoạn vay, sử dụng vốn vay, trả nộ và quản lý nợ.

Thứ ba, Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan duy nhất có thẩm quyền

trong việc vay nợ, bảo lãnh nhân danh Chính phủ; xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm; tổ chức đàm phán, ký kết thoả thuận vay nước ngoài theo phân công của Chính phủ; đại diện chính thức cho người vay đối với các khoản vay nước ngoài nhân danh Nhà nước, Chính phủ, trừ các khoản vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ủy quyền đàm phán, ký kết; thực hiện các giao dịch về nợ của Chính phủ; quản lý quỹ tích lũy trả nợ; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc huy động vốn trong nước, bảo đảm điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ - tín dụng, tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA trước khi điều ước quốc tế khung về vay ODA hoặc thoả thuận danh mục dự án được ký kết; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về nợ công; tổng hợp, báo cáo và công bố

Thứ tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xây dựng danh mục yêu

cầu tài trợ vốn ODA, tổ chức vận động, điều phối nguồn vốn ODA, chủ trì đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về vay ODA theo ủy quyền của Chính phủ cùng với Bộ tài chính: xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ; xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công và

nợ nước ngoài của quốc gia.

Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính

và cơ quan khác có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đại diện và là đại diện chính thức của người vay tại các điều ước quốc tế này, xây dựng mục tiêu, định hướng vay, sử dụng vốn vay

và quản lý nợ công.

Thứ sáu, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: xây dựng kế hoạch vay, trả nợ

của cấp mình; quyết định danh mục dự án thuộc cấp tỉnh đầu tư từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn vay trong nước theo quy

định của Luật ngân sách nhà nước;

Thứ bảy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch vay, trả nợ của

cấp mình; xây dựng danh mục dự án thuộc cấp tỉnh đầu tư từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn vay trong nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương…

Ngoài ra còn có nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, tổ chức tiếp nhận, sử dụng vốn vay hoặc được bảo lãnh vay vốn và tổ chức, cá nhân quyết định cho vay, cho vay lại, cấp bảo lãnh, thẩm định và tổ chức, cá nhân khác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)