Để thực hiện quản lý nợ công có hiệu quả, có thể tận dụng được nguồn vốn huy động từ nợ công thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, Điều 5 Luật
quản lý nợ công đã quy định cụ thể các nguyên tắc quản lý nợ công. Cụ thể là:
Thứ nhất, nguyên tắc thống nhất trong quản lý nợ công.
Điều này thể hiện ở chỗ, Nhà nước tập trung đầu mối quản lý thống nhất toàn diện cả nợ trong nước và ngoài nước, từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ. Thực tế cho thấy rằng, rủi ro hoạt động có xu hướng tăng lên khi nhiệm vụ quản lý nợ công được giao cho nhiều cơ quan tham gia; hơn nữa, việc triển khai định hướng, chiến lược quản lý nợ cũng sẽ gặp khó khăn do các cơ quan thường chỉ quan tâm tới lĩnh vực đơn vị mình được phân công. Do đó, việc tập trung hóa các chức năng quản lý nợ vào một đơn vị được xem là phương án tối ưu cho việc quản lý nợ công. Các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nợ phải được xác định rõ ràng và giao cho cơ quan chịu trách nhiệm cụ thể, trong trường hợp giao cho nhiều cơ quan tham gia, cần xác định đơn vị chịu trách nhiệm chính và quy định nhiệm vụ cụ thể cũng như
cơ chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan.
Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm an toàn, hiệu quả về quản lý nợ công.
Đảm bảo an toàn nợ trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quản lý rủi ro thông qua xây dựng chiến lược nợ, xác định giới hạn vay nợ,
xây dựng và thực hiện các chỉ số giám sát trong từng thời kỳ; đồng thời bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay, không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Cần xác định vốn vay trong nước có vai trò quyết định, vốn ngoài nước có vai trò quan trọng, để từ đó khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn ưu đãi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm cân đối giữa vay và khả năng trả nợ và các cân đối
vĩ mô khác của nền kinh tế.
Thứ ba, nguyên tắc công khai, minh bạch.
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nước phải công khai tất cả các giao dịch về nợ công; đồng thời phải cập nhật thông báo đầy đủ, chính xác thông tin, số liệu liên quan đến việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công cho nhân dân – những người sẽ phải trả nợ, được biết. Bên cạnh đó, nguyên tắc này cũng đặt ra yêu cầu cân đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ, chính quyền địa phương phải được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập tiến hành hàng năm. Với tư cách là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính, Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán hoạt động, đánh giá kinh tế, hiệu quả của quản lý nợ công, kiểm toán cả cơ quan quản lý nợ công để có thể kịp thời phát hiện những sai sót, đồng thời góp phần tạo niềm tin cho người dân trong hoạt động
quản lý nợ công
Thứ tư, nguyên tắc bình đẳng trong quản lý nợ công.
Trên nguyên tắc, mọi khoản nợ công đều phải được đối xử bình đẳng, cũng như mọi chủ nợ đều được ưu tiên trả nợ như nhau tùy theo cam kết về các khoản nợ công. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng đối với cộng đồng tài chính quốc tế, bảo đảm quyền được đối xử bình đẳng của bên cho vay khi