Thực trạng VLĐ và phân bổ VLĐ

Một phần của tài liệu 144 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG, cơ KHÍ và THƯƠNG mại BÌNH MINH (Trang 58 - 60)

Trước khi xem xét về hiệu quả của công tác sử dụng vốn lưu động thì cần phân tích cơ cấu vốn lưu động, thông qua việc phân tích này giúp cho

người quản lý nắm bắt được tình hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng mỗi khoản mục, từ đó xác định trọng tâm quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

VLĐ của Công ty thể hiện qua

Bảng 2.5: Tình hình vốn lưu động của Công ty năm 2019, 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 31/12/2019 Tỷ trọng(%) 31/12/2020 Tỷ trọng(% ) Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ(%) Tỷ trọng(%) Vốn lưu động 48.737 100 61.211 100 15.474 33,83 Tiền và các khoản tương đương tiền 16.441 25,76 15.766 35,95 -675 -4,10 -10,19 Đầu tư tài chính

ngắn hạn 0 24,51 15.000 0,00 15.000 100,00 24,51 Các khoản phải thu ngắn hạn 23.953 39,79 24.356 52,37 403 1,68 -12,58 Hàng tồn kho 5.343 9,84 6.022 11,68 679 12,71 -1,84 Tài sản ngắn hạn khác 0 0,11 67 0,00 67 100,00 0,11

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty)

Ta thấy trong năm 2020 vốn lưu động của Công ty có xu hướng tăng. Cụ thể vốn lưu động năm 2020 là 61.211 triệu đồng tăng 15.747 triệu đồng tương ứng tăng 33,83% so với năm 2019. Trong cơ cấu của VLĐ của Công ty:

Vốn bằng tiền là 15.766 triệu đồng giảm 675 triệu đồng tương đương 24% so với đầu năm. Tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động của Công ty năm 2020 là 25,76%, đầu năm là 35,95%, giảm 10,19%. Điều này doanh nghiệp về khả năng thanh toán nhanh giảm xuống lên nhưng không đáng kể. Lượng tiền mặt chiếm tương đối lớn trong tổng tài sản. Tuy nhiên cần đi sâu xem xét đến việc liệu lượng tiền dưa quá lớn có tốt cho doanh nghiệp thời điểm hiện tại.

Các khoản phải thu tại ngày 31/12/2020 là 24.356 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động 39,79 % trong tổng vốn lưu động, tăng 403 triệu đồng tương ứng tăng 1,68%. Tại ngày 31/12/2019 tỷ trong các khoản phải thu là 52,37% trong tổng vốn lưu động. Vốn bị chiếm dụng của Công ty có xu hướng tăng nguyên nhân là do Công ty vẫn sử dụng chính sách tín dụng nới lỏng hơn cho khách hàng.

Hàng tồn kho cuối năm 2020 của Công ty là 6.022 triệu đồng, tăng 697 triệu đồng, tương ứng tăng 12,71% so với năm 2019. Công ty đã tăng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, để dự trữ cho kế hoạch năm sau.

Tài sản ngắn hạn khác cuối năm là 67 triệu đồng, tăng so với đầu năm 67 triệu đồng tương ứng 100%. Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong vốn lưu động.

Qua việc xem xét khái quát về cơ cấu VLĐ của Công ty, cho thấy cơ cấu VLĐ còn có những tồn tại bất hợp lý. Vốn trong khoản mục Khoản tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng rất cao, Công ty cần cân nhắc chi phí cơ hội của việc sử dụng các khoản tiền ở các kênh đầu tư khác mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Một phần của tài liệu 144 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG, cơ KHÍ và THƯƠNG mại BÌNH MINH (Trang 58 - 60)