Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Một phần của tài liệu 144 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG, cơ KHÍ và THƯƠNG mại BÌNH MINH (Trang 60 - 62)

Để đánh giá về tình hình tài trợ vốn lưu động của công ty có đảm bảo về chính sách tài chính hay không, có đảm bảo an toàn về mặt tài chính hay không chúng ta đi phân tích về nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty và ta có bảng sau:

Bảng 2.6: Nguồn vốn lưu động thường xuyên năm 2018, 2019, 2020 Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 Số tiền (triệu Tỷ trọng Số tiền (triệu Tỷ trọng Số tiền (triệu Tỷ trọng

đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) A. Tài sản 1. Tài sản ngắn hạn 36.842 94,82 45.737 96,65 61.211 55.95 2. Tài sản dài hạn 38.202 5,18 51.483 3,35 48.183 44.05 Tổng tài sản 75.044 100 97.220 100 109.393 100 B. Nguồn vốn 3. Nguồn vốn ngắn hạn (tạm thời) (nợ ngắn hạn) 10.126 19,70 11.261 39,98 14.443 13.20 4.Nguồn vốn dài hạn (nợ dài hạn + VCSH) 64.918 80,30 85.959 60,02 94.950 86.80 Tổng nguồn vồn 75.044 100 97.220 100 109.393 100 C. Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) = (4) - (2) 26.716 34.476 46.767

Ta thấy công ty sử dụng mô hình tài trợ vốn lưu động an toàn: Nguồn vốn lưu động thường xuyên đã tài trợ phần lớn tài sản ngắn hạn trong 3 năm 2018, 2019, 2020 (NWC > 0)

Nhận xét: Qua bảng ta có thể thấy nguồn vốn thường xuyên được sử dụng để tài trợ cho toàn bộ tài sản cố định và một phần lớn tài sản lưu động, toàn bộ tài sản lưu động tạm thời và một phần tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bởi nguồn vốn tạm thời.

Công ty đang sử dụng mô hình tài trợ an toàn. NWC > 0, nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn. Vì vậy, đòi hỏi người quản lý doanh

nghiệp phải xem xét sát sao tình hình thực tế của doanh nghiệp để có những quyết định hợp lý mang lại hiệu quả hơn nữa cho doanh nghiệp như tăng vay nợ trung và dài hạn kết hợp đồng thời với vay ngắn hạn, vì lượng vay nợ ngắn hạn của công ty hiện tại là rất ít.

Khi so sánh giữa đầu năm và cuối năm 2020 thì nguồn vốn lưu động thường xuyên đang có xu hướng tăng cụ thể tăng 12.291 triêu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 35,65%; NWC > 0 khi đó sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho tài sản lưu động để sử dụng cho hoạt động kinh doanh, mặt khác trị số VLĐTX so với tài sản lưu động của công ty ở mức cao nên cách thức tài trợ cho tài sản lưu động hiện tại là khả quan.

Như vậy chính sách huy động vốn của công ty là an toàn. Trong thời gian tới, công ty cần lập kế hoạch huy động và phân bổ vốn hợp lý hơn, phù hợp với hoạt động kinh doanh để tiết kiệm chi phí đồng thời tăng nhanh lợi nhuận, từ đó tận dụng được thời cơ trong sản xuất kinh doanh.

 Thực trạng tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty

Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty được thể hiện ở hai chỉ tiêu, đó là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) và nguồn vốn lưu động tạm thời.

Theo phân tích ở trên ta thấy: Nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương (NWC > 0) ở cả 3 thời điểm cuối năm 2018, 2019 và 2020. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã dùng một phần của nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn. Cho thấy tình hình tài chính của công ty là vững chắc và công ty luôn trong trạng thái chủ động.

Một phần của tài liệu 144 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG, cơ KHÍ và THƯƠNG mại BÌNH MINH (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w