Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu 144 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG, cơ KHÍ và THƯƠNG mại BÌNH MINH (Trang 63 - 66)

Tiền mặt của Công ty bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng.

- Các khoản tiền mặt tại quỹ nhằm phục vụ cho việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, thanh toán đột xuất khi cần thiết.

- Tiền gửi ngân hàng của Công ty là những khoản tiền khách hàng trả tiền hàng qua chuyển khoản và những khoản tiền phục vụ cho mục đích nhập khẩu NVL đầu vào.

Mức dự trữ tiền mặt hợp lý là nhân tố quan trọng nó quyết định đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty trước hết ta đi xem xét về cơ cấu, sự biến động của vốn bằng tiền thông qua Bảng cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty.

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty năm 2019, 2020

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2019 Tỷ trọng 31/12/2020 Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ Tiền mặt 113 0,69 246 1,56 133 117,70 Tiền gửi 16.328 99,31 15.521 98,44 -807 -4,94

ngân hàng

Cộng 16.441 100 15.767 100,00 -674 -4,10

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty năm 2019 và năm 2020)

Vốn bằng tiền tại thời điểm cuối năm 15.767 triệu đồng chiếm tỷ trọng 55,95% tổng vốn lưu động và giảm 674 triệu đồng tương đương 4,10% so với đầu năm. trong đó:

Tiền mặt tại quỹ cuối năm là 246 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,56% trong vốn bằng tiền, so với đầu năm tăng 113 triệu đồng tương đương 0,96%.

Tiền gửi ngân hàng cuối năm là 15.521 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98,44% trong vốn bằng tiền, giảm 807 triệu đồng tương đương giảm 4,10% so với đầu năm.

Trong cơ cấu của vốn bằng tiền tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu là do Công ty tận dụng nguồn tiền nhàn dỗi để đầu tư vào khoản tiền gửi tiết kiệm nhằm thu lời. Các khoản doanh thu của Công ty được thanh toán chủ yếu là thông qua hình thức chuyển khoản, thường chỉ có các thương vụ có giá trị hợp đồng dưới 20 triệu mới được thanh toán bằng tiền mặt.

So sánh giữa đầu năm và cuối năm thì tỷ trọng của khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều tăng nhưng tiền gửi ngân hàng tăng nhiều hơn, đây là một tính toán hợp lý, vừa đảm bảo an toàn trong thanh toán, vừa đem lại cho Công ty một khoản thu nhập do hưởng lãi suất tiền gửi và còn tạo được mối quan hệ tốt với các ngân hàng trong quá trình hoạt động của Công ty.

Tuy nhiên qua những phân tích ở trên về sự biến động của vốn bằng tiền thì điểm hợp lý ở đây là khi doanh thu tăng thì vốn bằng tiền của Công ty cũng tăng chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của Công ty rất tốt. Trong điều kiện hiện tại của mình khi quy mô kinh doanh được mở rộng thì đòi hỏi phải có một lượng tiền lớn để sẵn sàng đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu tăng lên.

Ta xét thêm về các hệ số khả năng thanh toán để xem xét tính hiệu quả của việc quản trị vốn bằng tiên

Bảng 2.8: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2019, 2020 Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2020 chênh lệch (lần) Tỷ lệ (%) 1. Tài sản ngắn han 45.737 61.211 15.474 34 2. Hàng tồn kho 5.343 6.022 679 13 3. Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho 40.394 55.189 14.795 37 4. Nợ ngắn hạn 11.261 14.443 3.182 28

5. Tiền và tương đương tiền 16.441 15.766 (675) -4 6. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần) (5) = (1)/(4) 4,06 4,24 0,18 4 7. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần) (7)=(3)/(4) 3,59 3,82 0,23 7 8. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (lần) (8) = (5)/(4) 1,46 1,09 -0,37 -25 Năm 2019 Năm 2020

9. Lợi nhuân trước lãi vay

và thuế 11.475 13.707 2.232 0,19451

10. Chi phí lãi vay 1395 1.189 -206 -0,14767 11. Khả năng thanh toán lãi

vay (lần) (11)= (9)/(10) 8,23 11,53 3,30 40 Qua bảng phân tích ta thấy, có sự biến động trong khả năng thanh toán của công ty hướng biến động không đáng kể.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2020 là 4,24 lần tăng 0,18 lần so với đầu năm tương ứng 4%.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm là 3,82 lần tăng so với đầu năm 0,23 lần tương ứng tăng 7%.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2020 là 1,09 giảm 0,37 lần tương ứng giảm 25%.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cuối năm là 11,53 tăng 3,3 lần so với đầu năm tương ứng tăng 40%

Nhìn chung, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2020 hệ số vấn lớn hơn 4 , hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 3, hệ số khả năng thanh toán tức thời lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ khi đến hạn là rất tốt.

Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty cao, năm 2020 là 11,53 lần tăng 3,21 lần so với đầu năm và ngày càng tăng. Điều này ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng sự uy tín của công ty đối với phía ngân hàng trong hoạt động thẩm định cho vay vốn và việc quyết định về lãi suất cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 144 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH xây DỰNG, cơ KHÍ và THƯƠNG mại BÌNH MINH (Trang 63 - 66)