Thứ nhất: Về chính sách ngoại thương.
Do Công ty có những nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài, vì vậy thủ tục hành chính, cách thức quản lý hoạt động nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo các yếu tố đầu vào của Công ty. Nhà nước cần cải thiện thủ tục hành chính thuận tiện, rì ràng, gọn nhẹ, giảm bớt các chi phí do thủ tục giấy tờ, thời gian chờ đợi gây ra.
Thứ hai: Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Hiện nay, xu thế hội nhập mở cửa nền kinh tế đất nước đem lại cho Công ty nhiều thuận lợi như thị trường đầu vào được mở rộng. Bên cạnh đó, Công ty phải đối mặt với thách thức rất lớn, đó là sự cạnh tranh của các DN trong và ngoài nước. Vì vậy, để khuyến khích các DN cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, khuyến khích các DN cạnh tranh lành mạnh.
Nhà nước cần tiếp tục có những giải pháp tài chính tích cực hơn nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát cao, vì hiện nay nền kinh tế nước ta đang phải chịu tiềm ẩn nhiều yếu tố tăng giá. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi chắc chắn sẽ gây áp lực về giá cả nguyên liệu và máy móc nhập khẩu, ngoài ra giá xăng dầu, điện, tỷ giá ngoại tệ cũng có xu hướng tăng; gây khó khăn trong quản lý chi phí, hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty Bình Minh nói riêng.
Thứ ba: Đẩy mạnh thị trường tài chính.
Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các DN có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty
có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.
Thứ tư: Cải cách hành chính
Nhà nước cần coi trọng đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thể chế hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành ching nhà nước. cần tập trung triển kgai đồng bộ, quyết liệt giai đoạn 3 đề án 30 của thủ tướng chính phủ về đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thực hiện công khai minh bạch, giảm phiềm hà cho các tôt chức và cá nhân.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm giúp Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí và Thương mại Bình Minh có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VLĐ trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện được những giải pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố; với hy vọng rằng Công ty sẽ chủ động có những kế hoạch và các bước đi cụ thể hơn để các giải pháp này thực sự đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty.
KẾT LUẬN
Việc nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động đã và đang là vấn đề có ý nghĩa sống còn mà bất kỳ một nhà quản trị tài chính doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Đó là một trong những điều kiện cơ bản giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới với rất nhiều sự biến động khó lường của nền kinh tế trong nước và thế giới. Sau nhiều năm hoạt động, Công ty đã đạt được những thành tích trong sản xuất kinh doanh và phát triển theo định hướng bền vững.
Để đạt được những thành tích đó, ban lãnh đạo công ty luôn chủ trương đổi mới, hoàn thiện công tác tài chính của đơn vị, trong đó mục tiêu sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn lưu động được đặt lên hàng đầu nhằm đảm bảo mức
sinh lời tối đa cho mỗi đồng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đó không phải là việc có thể giải quyết một sớm một chiều mà phải được lập kế hoạch chi tiết trong thời gian nhất định. Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty trong thời gian qua vẫn còn một số bất cập mà công ty cần nhìn nhận và đưa ra biện pháp tháo gỡ khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, với những diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, việc nghiên cứu đặc điểm mới của thị trường để thay đổi chính sách quản lý cho phù hợp là cấp thiết.
Trong một chừng mực nào đó, với khả năng giới hạn của bản thân, em hy vọng đã đưa ra được một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động của công ty trong thời gian tới.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Tiến sỹ Nguyễn Thị Bảo Hiền cùng toàn thể các cô chú anh chị trong phòng Tài chính-Kế toán và các phòng ban khác của Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí và Thương mại Bình Minh đã quan tâm giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (PGS.TS. Bùi Văn Vần, PGS.TS. Vũ Văn Ninh – Học Viện Tài Chính, XB 2015)
2. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS.Nghiêm Thị Thà – Học Viện Tài Chính, XB 2015)
3. Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Xây dựng, Cơ khí và Thương mại Bình Minh năm 2018, 2019, 2020
4. Một số trag web:
https://tailieu.vn/ Www.slideshare.net
Họ và tên người hướng dẫn khoa học: TS . Nguyễn Thị Bảo Hiền Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên:
Khóa CQ55; Lớp: 11.05
Đề tài: “Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng, cơ khí và thương mại Bình Minh”
Nội dung nhận xét:
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên
...
...
...
...
2. Về chất lượng và nội dung của luận văn ... ... ... ... Hà Nội, ngày…..tháng……năm 2021 Điểm: + Bằng số: ……….. Người nhận xét + Bằng chữ: ……... (Ký tên)
Họ và tên người phản biện: ...
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Khóa CQ55; Lớp: 11.01 Đề tài: “” Nội dung nhận xét: ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày…..tháng……năm 2021 Điểm: + Bằng số: ……….. Người nhận xét + Bằng chữ: ……... (Ký tên)